‘Khách hàng cầm sẵn tiền nhưng không có nhà phù hợp để mua’

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -Chủ tịch Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam Nguyễn Văn Đính chia sẻ thực tế này tại Diễn đàn Phát triển bền vững thị trường bất động sản do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức sáng nay, 15/12.
Phiên thảo luận với chủ đề tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản trong khuôn khổ Diễn đàn Phát triển thị trường bất động sản.
Phiên thảo luận với chủ đề tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản trong khuôn khổ Diễn đàn Phát triển thị trường bất động sản.

Chia sẻ tại Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh xác nhận: “Cơ cấu sản phẩm bất động sản đang ở tình trạng mất cân đối, chưa phù hợp nhu cầu thị trường: cơ cấu nhà ở thương mại cao cấp nhiều trong khi dự án nhà ở giá trung bình phù hợp với đại đa số người dân lại ít, nhất là nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. Mất cân đối trong cơ cấu, giá nhà ở vì thế ở mức cao, người dân khó tiếp cận, tác động đến tính thanh khoản, lượng giao dịch giảm, nhất là trong quý 4 năm nay”.

Thực tế hơn, ông Đính cho biết: “nhu cầu nhà ở của người dân vẫn rất cao và người dân đang chuẩn bị sẵn những nguồn lực để mua nhà, cùng với đó, rất nhiều các nhà đầu tư cũng vậy, họ vẫn trực chờ để tìm những sản phẩm có giá trị sản phẩm thích hợp có hiệu quả để có thể đưa tiền thị trường. Thay vì những căn hộ có giá khoảng 6 – 7 tỷ đồng, nếu chúng ta có những sản phẩm tầm khoảng 2 – 3 tỷ đồng thì chắc chắn, chỉ trong một ngày mở bán, các sản phẩm này gần như sẽ không còn”.

‘Khách hàng cầm sẵn tiền nhưng không có nhà phù hợp để mua’ ảnh 1

Ông Nguyễn Văn Đính thông tin tại Diễn đàn: Có khoảng 1.000 dự án (trị giá 700.000 tỷ đồng) đang gặp điểm nghẽn về pháp lý nên chưa thể đưa sản phẩm vào thị trường, dẫn đến nguồn cung thiếu hụt.

Nhìn vào bài học trước đó từ gói 30.000 tỷ đồng, ông Đính nhận định: tại thời điểm đó con số 30.000 tỷ đồng so với thị trường là không thấm vào đâu, tuy nhiên, chính sách này đã kích cầu rất nhiều dự án được chuyển đổi từ phân khúc cao cấp sang nhà ở xã hội, từ đó thúc đẩy sự phát triển của thị trường. “Chính sách không tác động trực tiếp về mặt thanh khoản, nhưng đã đem lại những hướng đi mới của thị trường, phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng và nhu cầu thực tế”, ông Đính nói.

Các chuyên gia bất động sản đánh giá, những tháng cuối năm 2022 và đầu năm 2023, thị trường bất động sản sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Thị trường đứng trước khả năng có thể rơi vào suy thoái nếu Nhà nước không sớm ban hành các giải pháp điều chỉnh, hỗ trợ kịp thời và hiệu quả.

Theo ông Nguyễn Văn Sinh, Chính phủ đã nắm bắt được vấn đề và đang có những chỉ đạo tháo gỡ hết sức quyết liệt.

‘Khách hàng cầm sẵn tiền nhưng không có nhà phù hợp để mua’ ảnh 2

Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh: Nhiều dự án đầu tư vướng thủ tục pháp lý chưa triển khai thực hiện hoặc dừng thi công khiến nguồn cung giảm.

Chính phủ đã ban hành Đề án đầu tư nhà ở xã hội, nhà ở công nhân với mục tiêu đầu tư 1 triệu nhà ở xã hội, thời gian qua, các địa phương thực hiện 450.000 căn, đến 2025 thực hiện 571.000 căn và dự kiến đến năm 2030 cả nước có tổng số 1,4 triệu căn, góp phần tạo nguồn cung mới với giá phù hợp hơn nhưng chất lượng phải đảm bảo yêu cầu, tương đương nhà ở xã hội, đáp ứng nhu cầu người dân.

Bên cạnh đó, việc cải tạo chung cư cũ ở TP lớn tiếp tục được đẩy mạnh khi cơ chế, chính sách liên quan đã được tháo gỡ, vấn đề chính là tổ chức thực hiện, góp phần cung ứng thêm sản phẩm bất động sản cho thị trường.

Những giải pháp trên, theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh góp phần giải quyết được nguồn cung và cơ cấu.

Bên cạnh nỗ lực tháo gỡ các điểm nghẽn pháp lý và tài khóa từ phía Nhà nước, chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công cho rằng trong giai đoạn khó khăn hiện nay các doanh nghiệp bất động sản cũng cần nhanh chóng thích ứng, tiến hành cơ cấu, kiểm soát lại rủi ro dòng tiền, lãi suất, tỷ giá. Cần có phương án xử lý việc đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp trong hai năm tới. Chủ động tìm hiểu, tiếp cận các hỗ trợ của chương trình phục hồi và phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, doanh nghiệp bất động sản cần phải chuyển đổi số để kịp thời đón đầu xu hướng mới. Trong đó việc thích ứng để có thể quản lý thay đổi, quản lý rủi ro... là điều tất yếu.

‘Khách hàng cầm sẵn tiền nhưng không có nhà phù hợp để mua’ ảnh 3

Ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch VCCI: thị trường bất động sản và các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam vừa trải qua một năm 2022 đầy biến động.

“Doanh nghiệp bất động sản cần phải hướng tới minh bạch, chuyên nghiệp, nhất là hồ sơ tín dụng, hồ sơ phát hành chứng khoán, thực hiện các cam kết... Đặc biệt, việc huy động vốn phải gắn với mục đích sử dụng cụ thể. Đi kèm với đó là quan tâm quản lý rủi ro tài chính về dòng tiền, lãi suất, tỷ giá. Các doanh nghiệp cũng cần có thêm các chính sách, tính toán lại giá bán phù hợp.

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần “cân nhắc” hỗ trợ một nguồn lực nhất định giúp thị trường có trợ lực vượt qua giai đoạn khó khăn. Đó có thể là một nguồn vốn nhất định cho vay hoặc hỗ trợ lãi suất cho người lao động chưa có nhà được vay để mua căn hộ, hoặc nhà ở theo tiêu chuẩn trung cấp trở xuống. Điều này sẽ tạo dòng tiền mới cho thị trường, vừa kết hợp người dân mua nhà để ở theo tinh thần tự chọn lựa căn nhà phù hợp”, chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công khẳng định.

‘Khách hàng cầm sẵn tiền nhưng không có nhà phù hợp để mua’ ảnh 4

Ông Nguyễn Mạnh Hà: nguồn cung BĐS hạn chế, chưa có nhà ở phân khúc trung cấp, nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.

Phó chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam Nguyễn Mạnh Hà cũng đề xuất cần có nguồn vốn cụ thể cho thị trường bất động sản, nhất là cho nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở thương mại với giá thấp hiện nay. Chẳng hạn, giá nhà ở từ 30 triệu trở xuống với thành phố lớn và giá thấp hơn với các địa phương khác; có lãi suất hỗ trợ.

Ông Hà cho rằng, những khó khăn của thị trường đã được nhận diện. Đó là các vấn đề liên quan đến quy định pháp luật về đất đai, tiền vốn, quy hoạch và thủ tục đầu tư xây dựng. Chính phủ đã rất quyết liệt tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, tổ công tác của Chính phủ cần hoạt động có hiệu quả hơn, trực diện hơn với những khó khăn của doanh nghiệp và cùng địa phương giải quyết khó khăn của doanh nghiệp. Vì, chỉ có đồng bộ các giải pháp mới có thể tháo gỡ tổng thể về mặt thể chế và quy định pháp luật cho việc triển khai dự án, tạo ra nguồn cung mới cho thị trường.

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).