Khám phá ngôi trường đào tạo chủ nhân giải Nobel 2015

5 chủ nhân giải Nobel Y sinh và Vật lý năm 2015 là giảng viên, nhà nghiên cứu danh dự tại các đại học danh tiếng với chất lượng giảng dạy hàng đầu thế giới.
Khám phá ngôi trường đào tạo chủ nhân giải Nobel 2015
Khám phá ngôi trường đào tạo chủ nhân giải Nobel 2015 - anh 1
Đại học Queen là trường công lập ở thành phố Kingston, bang Ontario, Canada. Trường được thành lập ngày 16/10/1841. Đây cũng là nơi Arthur B. McDonald, chủ nhân giải Nobel Vật lý năm 2015, công tác. Ảnh: sohoedu.
Khám phá ngôi trường đào tạo chủ nhân giải Nobel 2015 - anh 2
Nằm trên khuôn viên rộng hơn 1.400 ha, Queen bao gồm 10 trường đại học, sau đại học, các khoa và trường học chuyên nghiệp. Trường đào tạo khoảng 23.000 sinh viên và có hơn 131.000 cựu sinh viên làm việc trong các lĩnh vực như chính trị, kinh doanh, nghiên cứu trên toàn thế giới. Năm 2015, Maclean's University Ranking Guide đánh giá Đại học Queen là trường tốt thứ tư tại Canada. Ảnh: Examtime.
Khám phá ngôi trường đào tạo chủ nhân giải Nobel 2015 - anh 3
Nhà khoa học Takaaki Kajita, đồng chủ nhân giải Nobel Vật lý năm 2015, đang làm việc tại Đại học Tokyo ở Nhật Bản (Đông đại). Trong nhiều năm liền, trường luôn giữ danh hiệu đại học tốt nhất châu Á. Năm 2015, Đông đại đứng thứ 23 trên bảng xếp hạng 100 trường đại học tốt nhất do Times Higher Education bình chọn. Ngoài ra, trường lọt vào danh sách 25 đại học đẹp nhất thế giới. Ảnh: Amazingpict.
Khám phá ngôi trường đào tạo chủ nhân giải Nobel 2015 - anh 4
Đại học Tokyo được thành lập năm 1877. Trường có 10 phân khoa với 5 khuôn viên ở Hongo, Komaba, Kashiwa, Shirokane và Nakano. Đông đại nổi tiếng với khoa học và công nghệ. Trường xếp thứ 24 trong danh sách 50 trường đào tạo công nghệ uy tín nhất thế giới. Đây cũng là nơi đào tạo 6 thủ tướng Nhật Bản, 3 chủ nhân giải Nobel, người đạt giải Fields cùng các nhà văn, nhà toán học nổi tiếng khác. Ảnh: Insider Monkey.
Khám phá ngôi trường đào tạo chủ nhân giải Nobel 2015 - anh 5
Ông Satoshi Omura, người đoạt giải Nobel Y sinh năm 2015, cũng là người Nhật Bản. Hiện tại, ông giảng dạy tại Đại học Kitasato ở thành phố Tokyo. Trường được đặt tên theo Kitasato Shibasaburo, vị bác sĩ đã phát hiện ra tác nhân lây nhiễm bệnh dịch hạch tại Hồng Kông năm 1894 và được đề cử giải Nobel năm 1901 nhờ tìm ra huyết thanh kháng độc tố bệnh bạch hầu. Ảnh: tenkai-japan.
Khám phá ngôi trường đào tạo chủ nhân giải Nobel 2015 - anh 6
Đại học Kitasato được thành lập năm 1962, cách trung tâm thành phố 60 km về phía tây. Hiện tại, Kitasato gồm các trường Y khoa, Khoa học Sức khỏe, Dược học, Thú y và Khoa học Động vật, Khoa học Hàng hải, Điều dưỡng, Khoa học. Ảnh: panoramio.
Khám phá ngôi trường đào tạo chủ nhân giải Nobel 2015 - anh 7
Bà Youyou Tu là một trong ba người đoạt giải Nobel Y sinh năm 2015. Bà đang công tác tại Học viện Y học Cổ truyền Trung Quốc (CACMS). Trường được thành lập năm 1955 tại thành phố Bắc Kinh. Ảnh: Cas.
Khám phá ngôi trường đào tạo chủ nhân giải Nobel 2015 - anh 8
CACMS là tổ chức nghiên cứu y học cổ truyền lớn nhất tại Trung Quốc. Trường có 13 viện, 6 bệnh viện trực thuộc, trường đào tạo hệ đại học và Nhà xuất bản Trung y Cổ đại. Ảnh: Cas.
Khám phá ngôi trường đào tạo chủ nhân giải Nobel 2015 - anh 9
Chủ nhân thứ ba của giải Nobel Y sinh năm 2015 là Tiến sĩ William C. Campbell, nhà nghiên cứu danh dự tại Đại học Drew ở thành phố Madison, bang New Jersey, Mỹ. Đại học tư thục này được doanh nhân người Mỹ Daniel Drew thành lập năm 1867. Ảnh: Newworldedu.
Khám phá ngôi trường đào tạo chủ nhân giải Nobel 2015 - anh 10
Đây là trường chất lượng cao, 98% giảng viên sở hữu bằng cấp cao nhất trong lĩnh vực họ giảng dạy, 100% tiết học do giảng viên đứng lớp, trường không sử dụng trợ giảng. Sinh viên học tập theo các lớp quy mô nhỏ với khoảng 17 người và được hưởng mọi dịch vụ tiện ích, cơ sở vật chất của trường như thư viện, trung tâm thể dục, câu lạc bộ, sự kiện thể thao. Với mức học phí 59.661 USD/ năm, Đại học Drew là một trong những tổ chức giáo dục đắt nhất tại New Jersey. Ảnh: Drew.edu.

Xem thêm:

- Sự thật thú vị về các trường đại học Mỹ

- 10 trường đại học có sinh viên thông minh nhất nước Mỹ

Theo Zing

WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.