Tê giác là các loài động vật nằm trong số 5 chi còn sống sót của động vật guốc lẻ trong họ Rhinocerotidae. Tất cả 5 chi nói trên đều có nguồn gốc ở châu Phi hay châu Á.
Đặc trưng nổi bật của động vật có sừng này là lớp da bảo vệ của chúng được tạo thành từ các lớp chất keo với độ dày tối ưu khoảng 10cm được sắp xếp theo cấu trúc mắt lưới.
Các động vật tương tự tê giác đã lần đầu tiên xuất hiện trong thế Eocen (34-56 triệu năm trước).
Khác biệt chính giữa tê giác trắng và tê giác đen là hình dạng môi/miệng của chúng. Tê giác trắng có các môi rộng và phẳng để gặm cỏ còn tê giác đen có các môi dài đầu nhọn để ăn lá cây.
Đặc trưng phân biệt rõ nét nhất của tê giác là sừng lớn trên mũi.
Sừng tê giác |
Sừng tê giác có thành phần cấu tạo cơ bản tương tự tóc và móng tay con người, hoàn toàn không có giá trị y học cũng như chưa bao giờ được chứng minh là có thể chữa bệnh.
Tuy nhiên do quan niệm cổ truyền và sự đồn thổi, sừng tê giác vô tình bị tưởng lầm là thần dược có thể chữa bách bệnh, dẫn đến sự săn bắn điên cuồng khiến cho loài tê giác Java hoàn toàn tuyệt chủng.
Có nhiều truyền thuyết về việc tê giác dập tắt lửa. Những câu chuyện như thế dường như rất phổ biến ở Malaysia và Myanma.
Loại tê giác này thậm chí có tên riêng trong tiếng Mã Lai, 'badak api', trong đó badak có nghĩa là tê giác và api nghĩa là lửa. Động vật này sẽ chạy đến khi có lửa trong rừng và dập tắt nó.
Trang Ly (T/h)
Xem thêm:
- 7 quái vật lớn nhất trong lịch sử Trái đất
- Entelodon - Động vật săn mồi hung tợn nhất lịch sử Trái đất
- Sự thật về Titanoboa - Quái vật rắn khổng lồ nhất lịch sử Trái đất