Khâm phục cậu học trò mù và nghị lực đến trường với chữ Braille

Căn bệnh bong võng mạc đã cướp mất đôi mắt của Hoàng, khiến em vĩnh viễn chìm trong bóng tối khi đang là cậu học sinh lớp 4. Nhưng bằng nghị lực, em đã vượt qua để đến trường và là học sinh giỏi.
Khâm phục cậu học trò mù và nghị lực đến trường với chữ Braille

Câu chuyện đặc biệt của Trần Việt Hoàng (SN 2000) học sinh lớp 9 trường THCS Đồng Lộc đã khiến tôi ấn tượng và quyết định tìm về nhà em vào một ngày mưa lạnh mùa đông.

Sau nhiều con đường liên thôn nhỏ hẹp, quanh co, gần trưa tôi cũng tới được nhà em tại thôn Liên Tân, xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh). Tới đây, tôi mới thật sự cảm nhận một cách sâu sắc về ý chí và nghị lực vượt qua số phận, vượt qua bóng tối để vươn lên của Hoàng.

Tiếp tôi bên chiếc bàn nhỏ, chị Trần Thị Sen (SN 1967), mẹ của Hoàng chia sẻ về những bất hạnh mà đứa con trai phải chịu và hành trình cùng em đến trường.

Theo đó, Hoàng là con trai út trong gia đình có hai chị em. Không lâu sau khi em vừa lọt lòng thì bố ruột bỏ đi, để lại 3 mẹ con cùng mẹ già đau ốm nằm liệt giường. Từ đó, em lớn lên trong sự đùm bọc, yêu thương của bà, mẹ và chị gái.

Khâm phục cậu học trò mù và nghị lực đến trường với chữ Braille ảnh 1

Chị Sen chia sẻ câu chuyện với PV.

Những tưởng rằng, cuộc sống bình lặng ấy sẽ trôi qua, thế nhưng, bất hạnh lại một lần nữa bủa vây lấy em khi năm lên 5 tuổi, đôi mắt em bỗng dưng bị mờ dần.

Ngay sau đó, dù hoàn cảnh khó khăn, quanh năm chỉ đồng ra đồng vào từ ít sào ruộng, nhưng thương con, chị Sen gom góp được ít tiền, đưa Hoàng ra Hà Nội thăm khám. Tại đây, chị như chết lặng khi nghe bác sĩ thông báo, Hoàng bị bong võng mạc.

Còn nước còn tát, chị Sen lại tiếp tục vay mượn để chữa trị và mổ cho Hoàn. Nhưng rồi cũng vì phát hiện quá muộn, bệnh tật của em trở nên nặng và cho đến năm Hoàn học lớp 4 thì "sống trong bóng tối” từ đó.

Chia sẻ trong đôi mắt ngấn lệ, chị Sen cho hay, ngày mới bị mù, Hoàng thực sự hoang loạn, từ một cậu bé lanh lợi, em bắt đầu sống khép kín, trở nên ít nói. Mất đi ánh sáng từ đôi mắt, Hoàng cũng mất đi con đường đến trường bởi em không thể viết bằng mực đen nữa.

“Mỗi lần thấy cảnh con đứng buồn, thui thủi một mình, thậm chí là khóc khi nghe tiếng trò chuyện rôm rã của các bạn cùng trang lứa đi học về ngang đường, tôi đau xót vô cùng. Thương con nhiều mà không biết làm sao”, chị Sen kể trong tiếng nấc.

Và rồi sau nhiều lần chứng kiến cảnh tượng ấy, hè năm lớp 4, chị Sen quyết định đưa Hoàng đã tới Hội người mù huyện Can Lộc để xin cho em theo học lớp chữ Braille. Sau khi học thành thạo chữ nổi, Hoàng xin mẹ về nhà để được đến trường như các bạn cùng lứa.

Khâm phục cậu học trò mù và nghị lực đến trường với chữ Braille ảnh 2

Hoàng luôn cố gắng phấn đấu vươn lên để không phụ những vất vả của mẹ

Trước quyết định của con, chị Sen đã tới Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Can Lộc xin và được đồng ý cho Hoàng tiếp tục đi học tại Trường tiểu học Trung Lộc. Tại trường, Hoàng bắt đầu chương trình lớp 5. Bằng nghị lực vượt khó khăn cùng sự động viên của mẹ, của thầy cô, Hoàng đã cố gắng học tập và đạt kết quả cao trong năm học đó.

Hàng ngày, chị Sen đều chở con trên chiếc xe đạp tới trường, theo dõi con từng bước một. Đồng hành cùng con trên con đường học chữ, đã không ít lần chị khóc vì thương và rồi cũng khóc khi con đạt được thành tích cao trong học tập.

Thời điểm tôi tới thăm, Hoàng đang ôn thi trong phòng. Hỏi ra mới hay, em được chọn vào đội thi Học sinh giỏi tỉnh môn Lịch sử lớp 9, những ngày gần đây em đều xuống thị trấn để học ôn.

Lần đầu tiếp xúc với em, nhìn khuôn mặt sáng, nụ cười lạc quan trên môi, tôi hiểu Hoàng đã và đang từng ngày phấn đấu không ngừng để theo đuổi con đường học tập.

Trong cuộc trò chuyện, kể về những ngày đầu khi sống trong bóng tối, Hoàng cho biết, bản thân gặp rất nhiều khó khăn và chán nản, tủi thân. Rồi khi tiếp xúc với chữ Braille, Hoàng cũng gặp vô vàn khó khăn. Tuy nhiên, theo Hoàng, nhờ sự động viên, giúp đỡ của mẹ, thầy cô, bạn bè và nhất là nỗ lực của bản thân, em đã vượt qua.

Khâm phục cậu học trò mù và nghị lực đến trường với chữ Braille ảnh 3

Bằng nghị lực phi thường cậu học trò mù Trần Việt Hoàng đã và đang cố gắng từng ngày

"Mới đầu mò mẫn từng kí tự trên bảng chữ nổi, em nghĩ mình sẽ không theo nổi nhưng nhớ tới sự vất vả của mẹ, em tự nhủ sẽ gắng vượt qua. Trong giờ học, các thầy cô thường vừa giảng vừa đọc cho em chép, những khi ghi không kịp thì em nhờ các bạn bên cạnh đọc hộ. Trước đây, mỗi lần đến trường, mẹ đều chở em đi, nhưng mấy năm gần đây, một bạn cùng lớp thường xuyên đưa đón em tới trường. Nhờ sự giúp đỡ của các bạn, em mới có thể vượt qua được những khó khăn”, Hoàng tâm sự.

Được biết, dù khiếm khuyết về đôi mắt, nhưng với nghị lực vươn lên, 9 năm liền Hoàng là học sinh giỏi. Bảng thành tích học tập của em khiến ai ai cũng phải nể phục. Tháng 3 tới đây, Hoàng sẽ là đại diện duy nhất của trường tham gia kỳ thi học sinh giỏi tỉnh môn lịch sử.

Khi được hỏi về ước mơ sau này của bản thân, Hoàng cho biết: “Trước mắt, em sẽ cố gắng phấn đấu học tập thật tốt, sau đó em muốn trở thành một giáo viên dạy chữ Braille cho những người cùng cảnh ngộ như em”.

Chị Sen cho hay, Hoàng rất ngoan ngoãn và chăm học, ngoài giờ học, em còn giúp đỡ chị các công việc như nấu cơm, cho lợn, gà ăn. Dù biết số phận không may mắn nhưng nghĩ đến em, đến những thành tích của em, chị rất tự hào. “Tôi cũng từng nghĩ rằng, đi học em nó sẽ thật khó để hòa nhập, vậy nhưng bây giờ những điều Hoàng làm được, tôi rất tự hào”, chi Sen nói trong nước mắt.

Khâm phục cậu học trò mù và nghị lực đến trường với chữ Braille ảnh 4

Khâm phục cậu học trò mù và nghị lực đến trường với chữ Braille ảnh 5

Nhiều năm liền Hoàng luôn đạt danh hiệu học sinh tiên tiến.

Nói về cậu bé nghị lực Trần Việt Hoàng, cô Trần Thị Hiền, giáo viên chủ nhiệm của em cho biết, Hoàng là một học sinh khiếm khuyết nhưng học giỏi, gương mẫu và là tấm gương cho tất cả các bạn bè. Nghị lực phi thường vươn lên của em khiến tất cả các thầy cô và bạn bè phải nể phục. Dù hoàn cảnh rất đặc biệt, nhưng em luôn cố gắng học tập và đạt kết quả cao. Liên tục các năm, em là học sinh giỏi của trường.

Cũng theo cô Hiền, học kỳ 1 năm học này, Hoàng là học sinh có thành tích đứng đầu lớp. Không chỉ các môn xã hội mà các môn học tự nhiên, Hoàng cũng đã chứng minh nghị lực và trí tuệ của mình khi luôn đạt kết quả cao. Sắp tới đây, em sẽ tham gia kỳ thi học sinh giỏi tỉnh.

Chia tay chị Sen và Hoàng ra về, tôi vẫn không khỏi khâm phục nghị lực của cậu bé bất hạnh khiếm khuyết này. Dù biết phía trước còn nhiều vất vả nhưng tôi luôn cầu chúc em sẽ vượt qua và đạt nhiều kết quả hơn nữa.

P.V

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?