Kháng thể trong cá mập có thể ngăn ngừa virus SARS-CoV-2

0:00 / 0:00
0:00
Mặc dù nhiều người sợ cá mập, nhưng những kẻ săn mồi hàng đầu của đại dương này lại có thể có cách giúp bảo vệ con người trước virus SARS-CoV-2 gây dịch COVID-19.
Kháng thể trong cá mập có thể ngăn ngừa virus SARS-CoV-2

Theo nghiên cứu được công bố mới đây trên tạp chí Nature Communications, cá mập có các protein giống kháng thể có thể ngăn ngừa virus SARS-CoV-2. Các kháng thể này, được gọi là những VNAR, là một phần của hệ miễn dịch của cá mập và cũng có thể bảo vệ chống lại các biến thể của virus SARS-CoV-2 như Delta và Omicron.

Nghiên cứu do Đại học Wisconsin-Madison (Mỹ) phối hợp thực hiện cho thấy các VNAR có thể vô hiệu hóa WIV1-CoV, một loại virus corona có khả năng lây nhiễm sang các tế bào người nhưng hiện chỉ lưu hành ở loài dơi. Các kháng thể này cũng có thể vô hiệu hóa các virus corona tương tự như SARS-CoV-1, nguyên nhân gây ra đợt bùng phát dịch SARS ở Trung Quốc hồi năm 2003. Theo giáo sư Aaron LeBeau tại Đại học Wisconsin-Madison, những kháng thể VNAR với kích thước bằng 1/10 kháng thể trong con người giúp chúng có thể len lỏi vào các ngóc ngách mà kháng thể con người khó có thể tiếp cận.

Dù những VNAR này sẽ không có sẵn trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 hiện tại nhưng đội ngũ các nhà khoa học đang nỗ lực nghiên cứu để phát triển những phương pháp dựa trên kháng thể của cá mập để ứng phó với các dịch bệnh trong tương lai. Giáo sư LeBeau nêu rõ: “Vấn đề lớn là nhiều virus corona có xu hướng xuất hiện ở con người. Những gì chúng tôi đang làm là chuẩn bị sẵn phương pháp điều trị dựa trên VNAR cá mập, có thể dùng cho dịch bệnh bùng phát trong tương lai". Theo vị giáo sư này, có thể mất từ 2 đến 5 năm để một liệu pháp điều trị virus corona dựa trên kháng thể cá mập sẵn sàng được thử nghiệm. Để thử nghiệm trên người, thời điểm sớm nhất là trong 5 năm. Những kháng thể này có thể được đưa vào cơ thể con người mà không có tác dụng phụ bởi các kháng thể của cá mập có nhiều điểm tương đồng về protein với các kháng thể của con người. Do đó, loại thuốc dựa trên kháng thể của cá mập sẽ rẻ hơn và dễ sản xuất hơn các kháng thể của con người.

Các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu cá mập trong điều trị COVID-19 từ hơn 1 năm trước. Dầu tự nhiên trong gan cá mập có tên squalene được đánh giá là thành phần hiệu quả trong vaccine phòng COVID-19 và từng được sử dụng trong một số loại vaccine tiềm năng khác. Squalene được sử dụng như tác nhân để tăng tính hiệu quả của vaccine bằng cơ chế tạo phản ứng miễn dịch mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, việc chiết xuất squalene từ cá mập đã vấp phải sự phản đối của các nhà hoạt động vì động vật.

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).
Tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh: THX/TTXVN
WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ thứ hai
(Ngày Nay) - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố việc cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine LC16m8 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vaccine kịp thời tại các cộng đồng đang bùng phát dịch đậu mùa khỉ.