Khao khát sự thật

Mùa hè bốn năm trước, tôi cùng bạn đồng nghiệp lang thang trên đường phố Yangon. Bối cảnh chuyển giao chính trị ở Myanmar lúc ấy vẫn đang phức tạp. Người dân thì chờ đợi Aung San Suu Kyi thắng cử. Những sạp báo vẫn tràn ngập các tờ báo in hình thống tướng Than Shwe chỉ tay về phía trước. Trên đường phố vẫn có biểu tình, bắt bớ, và nhà báo nước ngoài bị trục xuất.
Khao khát sự thật

Ở cuối một ngõ chợ lầy lội và nóng bức, chúng tôi tìm thấy trụ sở của một đài truyền hình tư nhân đang đối mặt với nguy cơ bị đóng cửa bởi nhà cầm quyền.

Chúng tôi được dẫn đi một vòng để tham quan. Trụ sở thực chất chỉ là một ngôi nhà tầng chừng trăm mét vuông, cũng quy hoạch đủ cả trường quay, phòng dựng hậu kỳ, phòng nghiệp vụ chung... Máy móc chẳng có gì.

Phyo Wai Thein, người phóng viên chúng tôi đã làm quen, khoe chiếc máy quay đầu tiên của đài. Đó là một chiếc webcam, được tự chế để có thể ghi hình vào thẻ nhớ như một camera di động. Chất lượng hình ảnh của nó là 3 megapixel, hoàn toàn không đáp ứng được chuẩn phát sóng của bất kỳ đài truyền hình nào trên thế giới, kể cả những quốc gia vẫn sử dụng băng từ. Anh gắn nó lên mũ bảo hiểm, để quay các cảnh biểu tình.

Hôm ấy, hãng tổ chức  một cuộc họp báo, với nội dung chính là chiếu một phim tài liệu điều tra về một vụ tham nhũng đất đai ở Myanmar. Phim được chiếu trên một màn hình tivi nhỏ ở góc phòng. Nội dung “bộ phim” thực ra thì ở mức trung bình. Cách điều tra theo kiểu đeo bám và suy diễn, với rất nhiều cảnh bị từ chối, che ống kính hoặc xua đuổi bằng bạo lực. Những cảnh quay không theo chuẩn mực nào, rung lắc, xộc xệch và được ghép từ nhiều phương tiện ghi hình không đồng bộ. Tôi nói với bạn đi cùng, phóng sự đang được chiếu chỉ bằng chuẩn của truyền hình Việt Nam từ ba mươi năm trước.

Nhưng trong cái “lễ công chiếu phim” hôm ấy, phòng khách của hãng kín đặc những người. Họ là những nhà báo, phóng viên từ nhiều báo đài của Myanmar lẫn một số hãng thông tấn quốc tế. Không đủ ghế, thậm chí không đủ cả chỗ để đứng, những nhà báo với máy ảnh, máy quay, đứng tràn cả ra vỉa hè trước cửa. Họ im lặng tập trung theo dõi cho đến phút cuối cùng, rồi xúm vào phỏng vấn những người thực hiện.

Chúng tôi rời cuộc họp báo, mang theo một thứ gì đó rất khó tả trong tim. Trên đường về khách sạn, và suốt nhiều ngày sau của chuyến đi Yangon, cảm xúc đó vẫn đeo bám. Nó là sự xúc động trước thiên chức cơ bản nhất của báo chí, là nói lên sự thật.

Sự vụng về của những thước “phim tài liệu” được quay bằng những trang thiết bị nghèo nàn; không gian của một tòa soạn chật chội nằm sâu trong ngõ chợ; hoàn toàn tương phản với đám đông người đã đứng tràn ra đường để theo dõi.

Điều tạo ra đám đông hôm đó, không phải là kỹ xảo hình ảnh, infographic, chất lượng full HD hay 4K, kỹ thuật dựng điêu luyện hay là bất kỳ một vỏ bọc công nghệ màu mè nào. Nó chỉ là việc ở đó, người ta được quyền nói ra. Sau mấy chục năm sống dưới chế độ độc tài quân sự, thì cái việc được nói ra một điều gì đó cũng trở nên thiêng liêng và sống động.

Phản ánh sự thật, đó là khởi nguồn của báo chí. Nói ra - đó là khát khao và cũng là động lực của những người làm báo, cũng là của nhân dân. Đó là lý do những thị trấn hẻo lánh của nước Mỹ mới lập quốc, ngay cả khi không có nổi một đồn cảnh sát, thì vẫn luôn có ít nhất một tờ báo, vận hành thậm chí chỉ với một người, bằng một chiếc máy sắp chữ chì. Đó là lý do dưới sự kiểm duyệt khắt khe của thực dân Pháp, những tờ báo của người Việt những năm 30 vẫn liên tục ra đời, để rồi bị đóng cửa, và rồi lại ra đời. Những tờ báo thô mộc, in, minh họa bằng vẽ tay, đầy lỗi sắp chữ, và lem nhem mực.

Ngày nay, người ta nói nhiều về công nghệ làm báo. Mỗi nhà báo, là những chuyên gia về công nghệ. Máy tính, máy ảnh, camera, các dạng thức trình bày nào infographic, nào interactive. Truyền thông đa phương tiện, ứng dụng di động, tối ưu hóa tính năng sản phẩm... là những thuật ngữ thời thượng trong báo chí bây giờ. Đôi lúc, chúng tôi phải thú thực là mình cũng phụ thuộc vào công nghệ, và trót tin rằng lợi thế cạnh tranh của mình là công nghệ.

Nhưng người đọc không phải lúc nào cũng hiểu về cuộc đua công nghệ mà báo chí đang bị cuốn vào. Họ chỉ chắc chắn hiểu đâu là thông tin giá trị, đâu là bài báo chân thực, đâu là nhà báo có tâm. Những giá trị cơ bản mà cũng rất khó khăn đó, mạng xã hội không thể thay thế cho báo chí được, công nghệ truyền tải không thay thế cho nhà báo được.

Và tôi lại nhớ về những nhà báo ở các trung tâm phát thanh truyền hình cấp xã, cấp huyện, vẫn ngày ngày đi lấy tin bằng xe máy trên những con đường núi nham nhở, viết bài bằng bút và giấy, đọc bài trên hệ thống truyền thanh hữu tuyến cho những người nông dân đón nghe sau mỗi buổi cày.

Ngày 21/6 năm nay, người bạn gọi tôi, nhắc lại chuyện của buổi sáng mùa Hè năm ấy; nhắc lại cái “bộ phim tài liệu” không đạt chuẩn phát sóng ở bất kỳ đài truyền hình nào tại Việt Nam, và sự xúc động của chúng tôi. Rồi bạn đặt tôi viết một bài Góc nhìn mang thông điệp rất đơn giản: ý nghĩa của việc nói ra một điều gì đó.

Nói ra ở đó, nói ra ở đây. Cái khát khao được nói, nói đúng sự thật mới là ngọn lửa mà báo chí cần được nuôi dưỡng.

Theo Vnexpress
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.