Hãy nhìn giải Bóng rổ nhà nghề Việt Nam (VBA), từ khi có sự tham gia của các doanh nghiệp đã hấp dẫn và tiến bộ thần tốc thế nào (ở SEA Games lần này, lần đầu tiên trong lịch sử, bóng rổ Việt Nam đã có 1 HCĐ ở nội dung 3x3 và đã giành suất vào bán kết nội dung 5x5).
Ngay cả các môn không mấy phổ biến như điền kinh hay võ thuật, thì các VĐV nam vẫn không khó để kiếm được nguồn thưởng, quảng cáo hay tài trợ (ví dụ các hãng beer, nước tăng lực, hay đồ luyện tập thể thao rõ ràng thích hình ảnh quảng cáo VĐV nam hơn là nữ).
Thay vì chia đôi, nguồn ngân sách thể thao nên dồn cho các VĐV nữ, vốn có thành tích tốt hơn (người này đưa ra con số hơn 60% huy chương thi đấu quốc tế mang về cho Việt Nam bởi công các tuyển thủ nữ).
Huy chương Olympic đầu tiên của Việt Nam là do nữ VĐV Taekwondo Trần Hiếu Ngân giành được tại kỳ Olympic Sydney 2000 (HCB).
VĐV giành ngôi vô địch thế giới đầu tiên là Nguyễn Thúy Hiền (wushu - 1993).
Việt Nam có rất nhiều cô gái vàng, từ lâu rồi, không chỉ trong bóng đá.
Đây không phải sự so sánh thành tích, mà là cái nhìn tỉnh táo để sử dụng và huy động nguồn tài chính đầu tư hiệu quả. Thể thao phong trào và thể thao thành tích cao đôi khi không phải cứ muốn mà ép làm một được.
Và tôn trọng các VĐV nữ, là điều chỉnh cơ chế cho cả sự nghiệp của họ. Chứ ko phải lo khen thưởng thế nào cho tương xứng với... các VĐV nam.