Không chịu được khổ đừng học múa

[Ngày Nay] - Diễn viên múa không khác gì thợ lò, thợ mỏ, thợ xây hay công nhân, vô vàn khó khăn, vất vả và nhiều đau đớn. Người ngoài thường nghĩ làm nghệ thuật dễ kiếm tiền dưới sánh đèn sân khấu, nhưng họ quá nhầm...
Không chịu được khổ đừng học múa

Đó là những suy nghĩ của Bùi Việt An - nữ diễn viên múa đang công tác tại Đoàn Múa Nhà hát nhạc vũ kịch Việt Nam. Với chị, đời múa có đủ mọi cung bậc thăng trầm, buồn vui, diễn viên múa như hoa nở chóng tàn, học thì khổ luyện đằng đẵng mà được biểu diễn và cống hiến chẳng được lâu.

Muốn lên sàn diễn phải bước qua cái cân

Bùi Việt An vẫn nhớ như in ngày chị chập chững làm quen với múa. Năm đó 12 tuổi, cái tuổi còn mải  ăn mải chơi, chưa biết xác định hướng đi tương lai như thế nào.

“Hồi nhỏ nhà tôi ngay gần cung văn hoá thiếu nhi, một phần nữa do nơi tôi sinh ra, văn hoá văn nghệ là món ăn tinh thần của mọi người, tôi sớm bị nghệ thuật cuốn hút, rồi chẳng biết từ lúc nào, đam mê với nghệ thuật múa từ đó. Ngày bé, tôi tham gia các hoạt động tại cung thiếu nhi rất nhiều, lại tỏ ra có năng khiếu nên mẹ hướng tôi đi theo nghệ thuật. Hồi ấy, tình cờ thấy tivi thông báo trường nghệ thuật Quân đội đang tuyển sinh, mẹ tôi chỉ nghĩ đơn giản, cho tôi học trong môi trường quân đội để được rèn giũa kỉ luật quân đội, uốn nắn tính cách về sau, chứ không nghĩ con gái mình sẽ đi theo nghệ thuật. Đến tôi cũng chẳng bao giờ nghĩ sau khi ra trường, mình sẽ theo đuổi nghệ thuật, vì mọi người nói theo nghệ thuật rất vất vả…” – An kể.

Không chịu được khổ đừng học múa ảnh 1

Ấy vậy mà, đam mê múa cứ dần ngấm vào chị, từ những buổi học gian nan, vất vả và nhiều mồ hôi, nước mắt trong trường học.

Chị kể, ngày vào trường học, vóc dáng mỗi người khác nhau, người thì xương cứng, người thì thon thả, mềm dẻo… Hàng trăm người không ai giống ai nhưng đều bị ép vào khuôn khổ khắc nghiệt. Sau mỗi giờ bị thầy cô “tra tấn” hầu hết đều đau đớn đến chảy nước mắt, thậm chí tối về không ngủ được. Nhưng vài tháng, ai cũng quen dần. Khó hơn cả là chuyện giữ dáng.

“Múa là bộ môn dùng hình thể khá nhiều nên các thầy cô phải rèn cho học sinh từ thế đứng đến dáng đi phải chuẩn. 12 tuổi, tôi làm quen với múa, cái tuổi đang phát triển, đang ham ăn ham chơi mà phải ăn uống khắt khe để giữ dáng. Ai cũng phải vượt qua thử thách… cái cân. Chẳng may béo một chút, lên cân một tí là chúng tôi bị mắng ngay, hoặc bị phạt. Đứa nào đứa nấy đều dặn lòng phải tích cực giảm cân. Chỉ khổ cơ địa bạn gái nào dễ béo, dễ mập thấy thương lắm, đau nhất lúc học là khi thầy cô bắt ép dẻo vào tường, bị bẻ chân, bẻ lưng, nhiều khi vừa học vừa nước mắt lưng tròng” – Bùi Việt An chia sẻ.

Chị nói thêm, với bộ môn múa, yếu tố hình thể đóng vai trò quan trọng nhất. Để trở thành diễn viên tỏa sáng trên sân khấu thì ngoài năng khiếu, nếu không có hình thể cân đối, đẹp hài hòa thì không thể lột tả, truyền tải hết tác phẩm tới khán giả. Chính vì thế, việc giữ cân và ép cân là điều sống còn, lúc nào cũng phải ý thức ăn uống, giữ cân trong tầm kiểm soát. “Chỉ có niềm đam mê và say múa mới có thể làm được điều đó. Phía sau những màn múa đẹp, sau ánh đèn rực rỡ của sân khấu là những giọt mồ hôi...”.

Ngày đó, cô học trò Việt An phải học múa cả tuần, tối đến lại “chạy xô” đi học văn hoá bổ sung kiến thức cơ bản. Chị kể, suốt 5 năm năm học múa, hầu như chị chẳng biết gì ngoài những bài học và ngôi trường của mình. Ngày nào cũng quẩn quanh với bài học ép dẻo, rèn sức bền… “Hồi đó khi nhìn các anh chị lớp trên dáng đẹp múa đẹp, tôi càng có động lực cố gắng múa thật giỏi như các anh chị ấy”.

Thăng hoa với nghề

Sau 5 năm học tại ngôi trường nghệ thuật Quân đội, Bùi Việt An may mắn được công tác tại nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam hơn chục năm. Những ngày này, chị đang bận rộn hoàn thiện nốt 4 năm Đại học Huấn luyện Múa tại ngôi trường chị từng học. Chừng ấy năm, đủ để cho chị nếm trải những thăng trầm của đời múa, muốn theo nghề phải nỗ lực không biết mệt mỏi.

Không chịu được khổ đừng học múa ảnh 2

Với chị An, khổ luyện cực nhọc là một hành trình mệt mỏi và vất vả, nhưng cũng đầy hạnh phúc. Diễn viên múa đồng ý đánh đổi một chuỗi những bền bỉ luyện tập khắc nghiệt và đau đớn để được thăng hoa với những phút giây trên sân khấu. Những giây phút biểu diễn trước công chúng là những giây phút hạnh phúc của người diễn viên múa khi được đặt trọn trái tim và năng lượng của mình vào nghệ thuật. Lúc ấy phiêu và bay bổng vô cùng!

Múa đã trở thành niềm đam mê mà Bùi Việt An theo đuổi đến ngày hôm nay, thấm thoát đã 11 năm. Những vũ đạo, điệu múa vốn đã theo chị hơn chục năm nay như ngấm vào da thịt, tâm trí chị. Chị đã quen mỗi khi ánh đèn sân khấu mờ dần, chương trình kết thúc, đằng sau cánh gà, những diễn viên múa lặng lẽ dọn dẹp trang phục và lặng lẽ ra về. Theo chị, múa là nghệ thuật về hình thể, không thể hát hay lôi cuốn như ca sĩ, không nổi tiếng như ca sỹ, được kẻ đón người đưa nườm nượp. “Mấy ai hiểu được, diễn viên múa chúng tôi phải đánh đổi biết bao giọt nước mắt, giọt mồ hơi trên sàn tập...”- An cười nói. “Chẳng có ngành nghề nào dễ dàng, làm cái gì cũng có vất vả riêng, chỉ là ta có biết thích ứng với công việc hay không thôi”.

Đã có lúc, đam mê trong chị tưởng đã “đứt gánh giữa đường”. Cách đây 4 năm, Việt An bị chấn thương rất nặng, với diễn viên múa, đó là cơn ác mộng, tưởng như mọi thứ sụp đổ dưới chân chị. Chị kể: “Tôi được bác sĩ chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, cột sống thắt lưng, gia đình ai cũng bắt tôi phải chuyển nghề vì bị như thế không thể theo nghề được. Lúc đó tôi đã suy sụp rất nhiều, tôi sốc, tôi phải nghỉ việc 2 tháng để chữa bệnh. Nhiều lúc thấy ánh sáng như vụt tắt dưới chân mình. Cũng may có bạn bè đồng nghiệp luôn ở bên động viên giúp đỡ, tôi lấy được nghị lực vượt qua”. Việt An không mổ mà kiên trì điều trị vật lý trị liệu. Nỗi đau vì tập luyện, điều trị kéo dài hàng tháng trời, đau đớn có, mệt mỏi có, nhưng dừng lại đồng nghĩa với việc quay về vạch xuất phát, nên chị không cho phép mình gục ngã.

Không chịu được khổ đừng học múa ảnh 3

Sau cú sốc ấy, chị lại quay lại với nghề, đam mê với những bài múa như chưa từng rời xa chúng. Chị kể: “Đôi khi múa nặng quá khiến cơ thể đau đớn, tôi cố gắng chịu đựng, để bản thân không ảnh hưởng tới tiết mục biểu diễn. Sau ánh đèn sân khấu, tôi lại tự chịu đau một mình, tự chữa trị, tự thích nghi để không làm ảnh hưởng đến ai khác… “Tôi không nỡ bỏ múa, tôi tiếc nuối khoảng thời gian học và phấn đấu gian khổ suốt thời thanh xuân. Nghề múa xưa nay vốn lắm gian nan, không phải ai yêu nghề cũng có thể theo được. Những khó khăn, thách thức của nghệ thuật múa có lẽ chỉ những người trong cuộc mới có thể cảm nhận rõ”- chị nói.

Không chỉ đau một lần

Múa đã trở thành niềm đam mê mà Bùi Việt An theo đuổi đến ngày hôm nay, thấm thoát đã 11 năm. Những vũ đạo, điệu múa vốn đã theo chị hơn chục năm nay như ngấm vào da thịt, tâm trí chị. Chị đã quen mỗi khi ánh đèn sân khấu mờ dần, chương trình kết thúc, đằng sau cánh gà, những diễn viên múa lặng lẽ dọn dẹp trang phục và lặng lẽ ra về. Theo chị, múa là nghệ thuật về hình thể, không thể hát hay lôi cuốn như ca sĩ, không nổi tiếng như ca sỹ, được kẻ đón người đưa nườm nượp. “Mấy ai hiểu được, diễn viên múa chúng tôi phải đánh đổi biết bao giọt nước mắt, giọt mồ hơi trên sàn tập...”- An cười nói. “Chẳng có ngành nghề nào dễ dàng, làm cái gì cũng có vất vả riêng, chỉ là ta có biết thích ứng với công việc hay không thôi”.

Nước mắt trên sân tập, nỗi đau bị thoát vị đĩa đệm… đó chưa phải là tất cả nỗi nhọc nhằn, vất vả của đời múa. Với chị An, nghề múa có rất nhiều khó khăn bủa vây. “Múa là nghề học thì dài mà được “hành” chẳng bao lâu. Diễn viên múa, mỗi khi thấy thân hình ngày càng khô cứng, cái tuổi nó đuổi xuân đi thì bao nỗi niềm trăn trở lại trào lên vì nguy cơ không được múa vì tuổi tác. Tuổi nghề của người diễn viên múa rất ngắn và thiệt thòi không như các ngành nghề khác, chỉ khoảng đến tầm 35-40 tuổi là cơ thể không còn dẻo dai hay gương mặt không còn trẻ để có thể bước lên sân khấu. Hết tuổi nghề, tùy từng điều kiện, khả năng của mỗi người mà có người tiếp tục học biên đạo, huấn luyện múa để xin dạy ở các trung tâm, câu lạc bộ, có người làm kinh doanh, hoặc tìm một công việc nào đó phù hợp…” – chị An chia sẻ.

Nói thêm về nghề múa, Bùi Việt An chia sẻ: “Đối với Nghệ thuật nói chung và nghệ thuật Múa nói riêng,  phải thực sự đam mê khổ luyện mới dám theo và đi được con đường dài cùng nghề. Với nghề múa, không có sự cố gắng, không chịu được vất vả, khổ cực mà chỉ có đam mê thôi thì không đủ”.

Sau 11 năm cống hiến trong nghề, sau những chương trình hào nhoáng, chị nhen nhóm tình yêu nghề, trao lửa đam mê múa cho những thế hệ trẻ tiếp nối. Chị An vừa bám nghề, vừa trở thành giáo viên dạy múa tại một số trung tâm nghệ thuật ở Hà Nội. Chị hi vọng, chị sẽ trao tình yêu nghệ thuật, đam mê múa cho thế hệ măng non để nghệ thuật múa không bị mai một…

Đối với Nghệ thuật nói chung và nghệ thuật Múa nói riêng,  phải thực sự đam mê khổ luyện mới dám theo và đi được con đường dài cùng nghề. Với nghề múa, không có sự cố gắng, không chịu được vất vả, khổ cực mà chỉ có đam mê thôi thì không đủ.Bùi Việt An

Thắp lên nhiệt huyết của giáo viên mầm non nhờ chính sách
Thắp lên nhiệt huyết của giáo viên mầm non nhờ chính sách
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh hiện nay, việc thu hút và giữ chân giáo viên mầm non là một thách thức lớn đối với nhiều địa phương. Tại tỉnh Tây Ninh, tình trạng thiếu giáo viên mầm non đang trở thành một vấn đề nan giải, mặc dù ngành Giáo dục đã nỗ lực tuyển dụng.
Điện ảnh Việt: Học hỏi để chuyển mình
Điện ảnh Việt: Học hỏi để chuyển mình
(Ngày Nay) - Điện ảnh Việt Nam đang bước vào một giai đoạn chuyển mình quan trọng, khi sự cạnh tranh không chỉ dừng lại ở những tác phẩm nội địa mà còn đối diện với làn sóng mạnh mẽ từ các nền điện ảnh châu Á khác như Thái Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản.