Không để văn bản dưới luật mở rộng so với luật

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) là một trong 11 dự thảo luật sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội (QH) khóa XIII này.
Không để văn bản dưới luật mở rộng so với luật

Tại phiên thảo luận tại hội trường QH chiều 22/5, nhiều đại biểu (ĐB) QH vẫn trăn trở với nhiều vấn đề của dự thảo để bảo đảm tính khả thi, hệ thống pháp luật không còn chồng chéo...

Huyện, xã được ban hành VBQPPL

Thời gian qua, ở nhiều địa phương đã không ban hành VBQPPL hoặc nếu ban hành thì có nhiều văn bản của cấp huyện, cấp xã thường sao chép lại văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, thậm chí là không phù hợp văn bản của cơ quan cấp trên... Cho nên, thẩm quyền ban hành VBQPPL của HĐND và UBND cấp huyện, xã vẫn có hai nhóm ý kiến: tán thành và không tán thành.

Không để văn bản dưới luật mở rộng so với luật - anh 1

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Phan Trung Lý

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật trước QH, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Phan Trung Lý cho biết, Ủy ban Thường vụ (UBTV) QH tán thành loại ý kiến thứ nhất vì cho rằng, để bảo đảm chính quyền cấp huyện, cấp xã thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn được giao và phù hợp với đặc điểm của địa phương thì việc giao cho các cấp chính quyền này thẩm quyền ban hành VBQPPL là cần thiết. Đây là công cụ quan trọng để chính quyền các cấp này thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước của mình theo luật định.

Bày tỏ sự tán thành, ĐBQH Tô Văn Tám (Kon Tum), cho rằng, dù còn tình trạng sao chép văn bản cấp trên nhưng vẫn có những quy phạm mới ban hành giúp cho việc quản lý được tốt hơn. Vấn đề là làm sao quy định chặt chẽ phạm vi, hình thức, quy trình để ban hành VBQPPL phù hợp chứ không phải bỏ thẩm quyền này đi vì “nhà nước ta quản lý xã hội bằng pháp luật và pháp luật thể hiện bằng VBQPPL”.

ĐBQH Hồ Thị Thủy (Vĩnh Phúc) đề xuất, phải có giải pháp mạnh mẽ trong thi hành pháp luật để nâng cao chất lượng ban hành VBQPPL khi giao cho cấp huyện, cấp xã ban hành VBQPPL. Đồng thời cần nghiên cứu để phù hợp Luật Tổ chức chính quyền địa phương dự kiến cũng sẽ được thông qua tại kỳ họp này.

Trong khi đó, ĐB Trần Thị Hồng Thắm (TP Cần Thơ) lại không đồng tình về thẩm quyền ban hành VBQPPL của cấp xã vì “nếu tiếp tục giữ thẩm quyền này thì càng làm hệ thống pháp luật phức tạp, khó kiểm soát, ảnh hưởng sự thông suốt trong điều hành, quản lý từ T.Ư đến địa phương”.

Theo ĐBQH Trần Thị Hồng Thắm, “nếu giao cho cấp xã ban hành VBQPPL thì phải rà soát kỹ loại VB mà cấp này được ban hành”.

Đề nghị cấm các bộ “đẻ” thêm thủ tục

Theo ĐBQH Nguyễn Thị Tuyết Thanh (Quảng Nam), thực tế có nhiều văn bản quy phạm pháp luật của các bộ và địa phương ban hành thủ tục hành chính (TTHC) tùy tiện, gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp. Có loại TTHC hợp pháp nhưng không hợp lý, chưa phù hợp thực tế, kể cả giấy phép con do các cơ quan quản lý tự quy định. Nhất là, có TTHC được giao Chính phủ quy định trong các văn bản hướng dẫn nhưng thực chất do các bộ soạn thảo nên họ tìm cách lách đưa vào thông tư để tránh việc kiểm soát. Chỉ có cách quy định cấm bàn hành TTHC trong các văn bản quy phạm pháp luật từ cấp bộ trở xuống. Do việc ban hành TTHC phải được quy định hết sức chặt chẽ, công khai, minh bạch, có đánh giá tác động tham vấn ý kiến của công chúng và thẩm định.

Không để văn bản dưới luật mở rộng so với luật - anh 2

Ban hành TTHC phải xuất phát từ lợi ích của người dân

Cùng quan điểm này, ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) nhấn mạnh, việc ban hành TTHC phải xuất phát từ lợi ích của người dân, xây dựng TTHC chính để người dân thực thi quyền của mình tốt hơn, công việc được xử lý một cách khách quan công bằng chứ không phải nhẹ nhàng hơn cho hoạt động quản lý trong công việc. Do đó cần hạn chế quyền ban hành TTHC. Đáng chú ý, hiện nay nhiều văn bản hướng dẫn, quy định chi tiết “vượt” văn bản được hướng dẫn, không còn mang ý nghĩa giải thích mà đặt ra quy định pháp luật mới.

ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) đề nghị bổ sung vào dự luật hai nguyên tắc: Bảo đảm đủ văn bản hướng dẫn thi hành khi luật có hiệu lực; văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành không được quy định thêm, mở rộng so luật. Cần đưa quy định về xử lý trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan ra các văn bản hoặc tham mưu ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trái với luật hoặc mở rộng so luật. Dự thảo Luật ban hành VBQPPL cần “xử lý” triệt để tình trạng “nợ đọng” văn bản hướng dẫn, quy định chi tiết.

Tiếp thu ý kiến của ĐBQH, Chủ nhiệm Phan Trung Lý cho biết, dự thảo Luật được sửa đổi, bổ sung theo hướng không quy định cứng cơ quan, tổ chức chủ trì việc lấy ý kiến đối với các dự thảo văn bản, mà quy định theo hướng tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân đều có quyền góp ý kiến và được tạo điều kiện góp ý kiến về các dự thảo VBQPPL.

ĐBQH Tô Văn Tám cho rằng, cần bổ sung quy định trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân, chủ thể ban hành VBQPPL đối với kết quả phản biện của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam khi phản biện các văn bản luật để bảo đảm thống nhất với dự thảo Luật Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam (sửa đổi) sẽ được thông qua tại kỳ họp này. Đồng thời, cần quy định tỷ lệ phần trăm bao nhiêu thì thông qua VBQPPL.

Hợp tác cùng Thời Nay

>>> Xem thêm:

- Phút giây vỡ oà hạnh phúc của nam sinh sau 52 ngày ngồi tù vì cứu người tai nạn

- Triệt phá đường dây á khôi, người đẹp bán dâm hàng chục nghìn đô

- Lợi dụng sơ hở tại cửa hàng điện thoại, thiếu nữ cuỗm iPhone rồi tẩu thoát

Biểu tượng Tập đoàn công nghệ Mỹ OpenAI. Ảnh: AFP/TTXVN
Cuộc đua AI giữa Mỹ và Trung Quốc nóng lên với DeepSeek
(Ngày Nay) - Một cuộc rượt đuổi mới trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) đang diễn ra, với sự xuất hiện của DeepSeek, một mô hình AI đầy hứa hẹn từ Trung Quốc, đang làm rung chuyển cán cân quyền lực với các đối thủ từ phương Tây.
Thí sinh tham dự kỳ thi thi đánh giá năng lực năm 2024 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Ảnh tư liệu: Thanh Tùng/TTXVN
Tuyển sinh đại học 2025: Dự kiến bỏ xét tuyển sớm
(Ngày Nay) - Tại ngày hội tư vấn hướng nghiệp, xét tuyển đại học - cao đẳng năm 2025 diễn ra tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh ngày 5/1, bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, Bộ dự kiến sẽ bỏ xét tuyển sớm.
Nhu cầu chip nhớ - lưu trữ dữ liệu - dự kiến tăng. Ảnh minh họa: Reuters
Dự báo 2025: Nhu cầu chip toàn cầu cao kỷ lục
(Ngày Nay) - Theo dự báo của Tổ chức Thống kê kinh doanh bán dẫn thế giới (WSTS), thị trường chip (vi mạch) toàn cầu nhiều khả năng sẽ tăng trưởng 11,2% và đạt mốc cao kỷ lục 697,18 tỷ USD trong năm 2025 nhờ nhu cầu mạnh mẽ đối với các vật liệu bán dẫn cần cho điện thoại thông minh tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) và các trung tâm dữ liệu.