Khu di tích cố đô Huế nằm giữa lòng Huế, nằm ở bên bờ Bắc của sông Hương chảy xuyên qua từ Tây sang Đông. Hệ thống kiến trúc biểu thị cho quyền uy của chế độ trung ương tập quyền nhà Nguyễn vẫn trường tồn trước bao biến động của thời gian. Đó là Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Tử cấm thành Huế, ba vòng thành lồng vào nhau trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc.
Hoàng thành Huế được giới hạn bởi một vòng tường thành mỗi chiều xấp xỉ 600m với 4 cổng ra vào mà độc đáo nhất thường được lấy làm biểu tượng của Cố đô: Ngọ Môn, chính là khu vực hành chính tối cao của triều đình Nguyễn. Bên trong Hoàng thành, hơi dịch về phía sau, là Tử cấm thành - nơi ăn ở sinh hoạt của Hoàng gia.
Huế từng là kinh đô của nước Đại VIệt |
Huế là kinh thành cổ. Từ thế kỷ 13, mảnh đất lãng mạn này là món quà của vua Champa dâng tăng cho vua Trần của nước Đại Việt khi ông cưới công chúa Huyền Trân. Nơi đây được cho là đại diện về mặt tâm linh và trung tâm văn hoá của Việt Nam trong thời gian dài.
Gần một thế kỷ rưỡi là Kinh đô của một triều đại phong kiến với thiết chế chính trị dựa trên nền tảng Nho giáo, cũng là thủ phủ của Phật giáo một thời, bên cạnh những kiến trúc cung đình lộng lẫy vàng son, Huế lưu giữ hàng trăm ngôi chùa thâm nghiêm cổ kính, an lạc giữa những núi rừng hoang vu u tịch.
Bố cục của kinh thành Huế bao gồm: các di tích đó là, Kỳ Đài Trường; Quốc Tử Giám; Điện Long An; Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế; Đình Phú Xuân; Hồ Tịnh Tâm; Tàng thư lâu; Viện Cơ Mật – Tam Tòa; Đàn Xã Tắc; Cửu vị thần công… Đi qua cổng Ngọ Môn là đoàn đến với Hoàng thành – khu vực hành chính tối cao của triều đình Nguyễn, nằm bên trong Kinh thành, giới hạn bởi một vòng tường thành gần vuông, mỗi chiều xấp xỉ 600m với 4 cổng ra vào mà độc đáo nhất thường được lấy làm biểu tượng của Cố đô đó là Ngọ Môn.
Kinh đô Huế tuân thủ những quy định chặt chẽ của phong thủy |
Hoàng thành Huế có nhiệm vụ bảo vệ các cung điện quan trọng nhất của triều đình, các miếu thờ tổ tiên nhà Nguyễn và bảo vệ Tử Cấm Thành – nơi dành riêng cho vua và hoàng gia. Hoàng thành và Tử cấm thành được gọi chung là Đại Nội. Những di tích Hoàng thành gồm: Ngọ Môn; Điện Thái Hòa và sân Đại Triều Nghi; Triệu Tổ Miếu; Hưng Tổ Miếu; Thế Tổ Miếu; Thái Tổ Miếu; Cung Diên Thọ; Cung Trường Sanh; Hiển Lâm Các; Cửu Đỉnh và Điện Phụng Tiên. Bước qua Đại Cung Môn, quý khách đến vớiTử cấm thành là vòng tường thành thứ 3 của Kinh đô Huế, giới hạn khu vực làm việc, ăn ở và sinh hoạt của vua và hoàng gia. Các di tích trong Tử cấm thành gồm: Tả Vu và Hữu Vu; Vạc đồng; Điện Kiến Trung; Điện Cần Chánh; Thái Bình Lâu và Duyệt Thị Đường.
Yếu tố phong thuỷ: Kinh đô Huế được tuân thủ chặt chẽ những quy tắc của phong thủy để dựng lên mảnh đất của Đế Vương hay còn gọi “ Quân Vương Chi Địa ”. Các thầy phong thuỷ đã lấy Núi Ngự Bình cao hơn 100m làm tiền án, Núi Kim Phụng làm Hậu Trẩm, hai cồn tự nhiên trên sông hương làm Tả Thanh Long – Cồn Hến, Hữu Bạch Hổ – Cồn Dã Viên và Minh đường thủy tụ là khúc sông Hương rộng nằm dài giữa hai cồn cong như một cánh cung mang lại sinh khí cho đô thành.
Yếu tố Ngũ hành: Sau khi đã có yếu tố phong thuỷ đã tốt rồi thì ta tính đến các yếu tố ngũ hành ( do con người tạo lên). Bố cục mặt bằng của kiến trúc cung đình tương ứng với ngũ phương. Ngôn ngữ của kiến trúc là định vị các công trình trong không gian sao cho hài hòa với thiên nhiên như điện Thái Hòa là trung tâm của Kinh thành, chung quanh là Thanh Long (Ðông), Bạch Hổ (Tây), Chu Tước (Nam), Huyền Vũ (Bắc). Hướng Kinh thành phải quay mặt về phía Nam vì Kinh dịch viết “Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ” nghĩa là bậc đế vương xoay mặt về hướng Nam để nghe (cai trị) thiên hạ.
Kiến trúc ở cố đô Huế tinh tế và gắn bó với thiên nhiên |
Đây là một hệ thống kiến trúc cung đình có qui mô lớn nhất, còn lại duy nhất của Việt Nam với hơn 1000 đơn vị công trình và hàng vạn cổ vật cung đình, tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc cung đình tinh tế của Việt Nam.
Ngày 7 tháng 11 năm 2003, Âm nhạc cung đình Huế: Nhã nhạc (triều Nguyễn) đã được UNESCO ghi tên vào danh mục Các Kiệt tác Di sản phi vật thể của nhân loại.
>>>>Xem thêm:
1. 9 giá trị độc nhất vô nhị của Vịnh Hạ Long