Kỳ 1: 'Thung lũng Nữ Hoàng' bỏ hoang, dân thiếu đất sản xuất

Trong khi người dân ở xã Lâm Sơn (Lương Sơn, Hòa Bình) đang thiếu đất sản xuất, thì các dự án du lịch "Làng văn hóa", "Thung lũng Nữ Hoàng" sau khi thu hồi đất lại bỏ hoang.
Kỳ 1: 'Thung lũng Nữ Hoàng' bỏ hoang, dân thiếu đất sản xuất

Hơn 10 năm những người dân ở xã Lâm Sơn (huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình) vẫn luôn sống trong tình trạng bức xúc về việc UBND tỉnh Hòa Bình ra quyết định thu hồi 1.417.832m2 đất tại xã Lâm Sơn để triển khai thực hiện Dự án Làng văn hóa các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Tuy nhiên, dự án này đang được triển khai bỗng nhiên dừng lại và chuyển sang Dự án khác có tên “Thung lũng Nữ Hoàng” nhưng xây dựng ì ạch mãi đến nay không xong. Trong khi đó, nhiều hộ dân ở xã Lâm Sơn rơi vào tình cảnh thiếu đất sản xuất, không thỏa đáng trong việc đền bù và chưa được cấp sổ đỏ nơi tái định cư mới.

Kỳ 1: 'Thung lũng Nữ Hoàng' bỏ hoang, dân thiếu đất sản xuất ảnh 1

Dự án tiền tỷ sau khi thu hồi đất, bỏ hoang đang gây nhiều bức xúc tại xã Lâm Sơn (Lương Sơn, Hòa Bình).

Dự án làm khổ dân

Được biết, ngày 14/6/2014, UBND tỉnh Hòa Bình đã ra quyết định thu hồi 1.417.832m2 đất các loại ở xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn gồm phần diện tích đất ở Nông trường Cửu Long, Lâm trường Lương Sơn, UBND xã Lâm Sơn và các hộ gia đình quản lý, sử dụng giao cho Công ty Cổ phần đầu tư và Du lịch Bạch Đằng thuê. Trong đó, diện tích đất mà Công ty Cổ phần đầu tư và Du lịch Bạch Đằng thuê là 1.324.832m2 để xây dựng khu du lịch Làng văn hóa các dân tộc tỉnh Hòa Bình, ngoài ra UBND tỉnh Hòa Bình còn giao cho Công ty Cổ phần đầu tư và Du lịch Bạch Đằng 83.000m2 đất để xây dựng cơ sở hạ tầng khu tái định cư, giải phóng mặt bằng thực hiện dự án. Sau khi hoàn thành việc xây dựng cơ sở hạ tầng khu tái định cư phải bàn giao cho UBND huyện Lương Sơn để giao đất cho các hộ thuộc diện phải giải phóng mặt bằng.

Diện tích còn lại 10.000m2m thuộc hành lang giao thông QL6, cũng giao trách nhiệm cho Công ty Cổ phần đầu tư và Du lịch Bạch Đằng quản lý. Tất cả danh sách, diện tích, vị trí, địa điểm đất thu hồi theo danh sách do địa chính khu đất kèm theo tờ trình số 120/TT-STN&MT, ngày 12/4/2014 và tờ trình số 206/TT-STN&MT, ngày 1/6/2004 của Sở Tài nguyên và Môi trường.

Kỳ 1: 'Thung lũng Nữ Hoàng' bỏ hoang, dân thiếu đất sản xuất ảnh 2
Kỳ 1: 'Thung lũng Nữ Hoàng' bỏ hoang, dân thiếu đất sản xuất ảnh 3

Quyết định thu hồi đất của UBND tỉnh Hòa Bình.

“Công ty Cổ phần đầu tư và Du lịch Bạch Đằng sẽ thuê khu đất dự án của UBND tỉnh Hòa Bình với thời gian 50 năm. Việc xác định mốc giới trên thực địa và ký kết hợp đồng thuê với công ty sẽ do Sở TN&MT tỉnh Hòa Bình thực hiện. Phía Công ty Cổ phần đầu tư và Du lịch Bạch Đằng có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đất, tài sản, hoa màu trên đất vào ngân sách Nhà nước và các tổ chức, các hộ gia đình theo đúng quy định hiện hành của nhà nước”, ông Hoàng Anh Tuấn – Cán bộ địa chính UBND xã Lâm Sơn cho hay.

Đáng chú ý, việc bàn giao và ký kết giữa Công ty Cổ phần đầu tư và Du lịch Bạch Đằng và Sở TN&MT tỉnh Hòa Bình còn nhấn mạnh, Công ty Cổ phần đầu tư và Du lịch Bạch Đằng ký hợp đồng thuê đất, trả tiền thuê đất hằng năm và quản lý sử dụng đất đúng quy hoạch, đúng mục đích

Theo tìm hiểu của PV được biết, toàn bộ số vốn được đầu tư xây dựng Dự án Làng văn hóa các dân tộc tỉnh Hòa Bình đều do Công ty CP đầu tư và Du lịch Bạch Đằng bỏ ra. Tuy nhiên, sau 4 năm triển khai xây dựng các công trình hạng mục liên quan đến dự án vẫn không thấy đâu. Bất ngờ hơn, năm 2008 Công ty Cổ phần đầu tư và Du lịch Bạch Đằng chuyển đổi sang Dự án khác có tên “Thung lũng Nữ Hoàng” lúc này tên chủ công ty đầu tư, xây dựng là Công ty Cổ phần Du lịch Thung lũng Nữ Hoàng.

Dự án sau khi được chuyển đổi, đến ngày 16/11/2009 thì UBND tỉnh Hòa Bình lại đưa ra quyết định mới, đồng ý phê duyệt nhiệm vụ thiết kế quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Dự án Khu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí Thung lũng Nữ Hoàng mà theo như bản đề nghị của UBND tỉnh Hòa Bình gửi Sở Xây dựng của tỉnh (9/2009) là việc xây dựng “Thung lũng Nữ Hoàng” nhằm kết hợp với Làng văn hóa các dân tộc để tạo ra một khu đa chức năng. Thế nhưng, sau hơn 10 năm cả hai dự án đều thi công ì ạch, không có kết quả khả quan đến nay thì bị trì hoãn để cỏ dại mọc um tùm, nhiều ngôi biệt thự bên trong đang dần hư hỏng, nhiều hạng mục nhỏ đang xây dựng bị nứt toác...

Việc Dự án Làng văn hóa các dân tộc đột nhiên chuyển đổi sang Dự án khu du lịch khiến nhiều người dân xã Lâm Sơn tỏ ra khá bất ngờ. Mới đầu, người dân rất tò mò về lý do của việc chuyển đổi dự án là gì? Nhưng sau đó, những tò mò của người dân dần dần mờ nhạt đi và thay vào đó là việc người dân tổ chức làm đơn kiến nghị gửi lên các cấp chính quyền xã, huyện, tỉnh để tiếp tục đòi hỏi quyền lợi đền bù giải tỏa đất và việc cấp sổ đỏ trên diện tích đất tái định cư mới đến nay vẫn chưa hộ nào có.

Ông Nguyễn Thành Thạo (SN 1946, Trưởng thôn xóm Lam, xã Lâm Sơn) cho biết: “Do việc đền bù không thỏa đáng nên vẫn còn nhiều hộ dân trong thôn chưa chịu chuyển sang khu tái định cư. Điển hình là Nông trường chỉ được tỉnh và chủ đầu tư đền bù 900 đồng/m2 do thuộc đất của nhà nước, sau đó làm đơn kiến nghị mãi thì được trả cho 13.100 đồng/m2. Còn các hộ dân có đất thuộc quyền sở hữu thì khác, tùy thuộc vào diện tích đất của người dân mà hai bên sẽ thỏa thuận trao đổi giá hợp lý. Riêng gia đình tôi có 7321m2 đất, cũng trong diện được đền bù không thỏa đáng nhưng do là cán bộ nên phải gương mẫu đi đầu nên đành chấp nhận chuyển sang khu tái định cư mới”.

Chia sẻ với PV Ngày Nay Online, bà Đỗ Thị Ơn (Gia đình liệt sỹ) cho hay, gia đình bà có 2400 m2 đất trong diện tích khu dự án, sau khi được chính quyền và đại diện Công ty Cổ phần Du lịch Thung lũng Nữ Hoàng đo đạc gia đình bà được thỏa thuận với số tiền là hơn 190 triệu. Tuy nhiên, theo bà Ơn thì số tiền đền bù như vậy là chưa thảo đáng nên gia đình bà vẫn chưa chuyển sang khu tái định cư”.

Đất dự án bỏ không cho gia súc vào ăn cỏ

Ngay khi tiếp nhận quyền chuyển nhượng dự án Công ty Cổ phần Du lịch Thung lũng Nữ Hoàng đã nhanh chóng cho công nhân thực hiện xây dựng các công trình, hạng mục bên trong. Tuy nhiên, trái ngược với cái tên “Nữ Hoàng” quyền quý, cao sang, hoành tráng thì dự án chỉ khởi công được một thời gian ngắn lại bị trì hoãn để lại những công trình hạng mục dở dang bị cỏ vây um tùm.

Kỳ 1: 'Thung lũng Nữ Hoàng' bỏ hoang, dân thiếu đất sản xuất ảnh 4

Nhiều ngôi biệt thự sang trọng đang trong quá trình hoàn thiện nhưng lại nằm núp sau những lùm cây, cỏ dại um tùm.

Chiều ngày 27/12, PV Ngày Nay Online đã đến khu đất Dự án du lịch “Thung lũng Nữ Hoàng”. Theo ghi nhận của PV, đằng sau cổng chào to hoành tráng gần với QL6 mà người dân cho biết được xây dựng 3 tỷ đồng, hầu hết phía bên trong khu đất dự án chỉ là những bãi cỏ mọc um tùm vây quanh những cây nhãn, keo nhỏ. Thỉnh thoảng có vài đàn gia súc của người dân kéo nhau đến ăn cỏ chẳng khác gì một khu đất hoang. Tiến vào sâu bên trong cánh cổng chào, hình ảnh càng trở nên tồi tệ hơn với những ngôi biệt thự màu vàng được xây cũng rất hoành tráng nhưng đang có dấu hiệu hoen ố, đổ màu, cỏ dại thì mọc đầy xung quanh. Thậm chí có những hạng mục nằm ngổn ngang bị cỏ dại “nuốt” gần sạch.

Thời điểm mà PV ghi nhận tại khu đất dự án vẫn có nhân viên bảo vệ trông coi và không cho bất kỳ ai lạ mặt ngoài một số người dân khu vực đi củi, tiếp cận gần khu đất dự án. Theo lời của nhân viên bảo vệ thì “vào các ngày trong tuần các nhân viên của Công ty Cổ phần Du lịch Thung lũng Nữ Hoàng vẫn đến ngôi nhà trong khu đất dự án để làm việc bình thường. Mới đây nhất vừa có đoàn cán bộ huyện Lương Sơn đến thăm quan. Còn việc công nhân dừng thi công là có, họ xây dựng xong cổng chào là nghỉ (cổng chào được xây dựng đầu năm 2015)”.

Kỳ 1: 'Thung lũng Nữ Hoàng' bỏ hoang, dân thiếu đất sản xuất ảnh 5

Gia súc kéo nhau vào ăn cỏ trong khu đất dự án tiền tỷ.

Liên quan đến sự việc, trao đổi với PV Ngày Nay Online, ông Hoàng Anh Tuấn – Cán bộ địa chính UBND xã Lâm Sơn Tuấn thừa nhận: “Xã có nhận được nhiều đơn thư kiến nghị của người dân xóm Lam Sơn về việc đền bù không thỏa đáng trong việc bàn giao đất quy hoạch khu dự án Thung lũng Nữ Hoàng. Dự án được tỉnh chuyển giao cho công ty nên xã cũng không dám can thiệp, việc đền bù là do phía công ty cùng với UBND huyện Lương Sơn làm việc với các hộ dân chứ xã chỉ được gọi đến khi có các kiến nghị của người dân, cùng một số vướng mắc mà công ty và người dân gặp phải. Toàn bộ các hộ dân được chuyển đến khu tái định cư ở xóm Đoàn Kết hiện vẫn chưa có hộ nào được cấp sổ đỏ…”

Khu đất Dự án du lịch sinh thái Thung lũng Nữ Hoàng đang bị trì hoãn mà chưa rõ lý do, bãi đất trở thành nơi chăn thả gia súc, trong khi những người dân ở xã Lâm Sơn lại rơi vào tình cảnh thiếu đất sản xuất. Không biết rằng, các cấp chính quyền của xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình đang nghĩ gì?

Kỳ 2: Dự án tiền tỷ bỏ hoang: Công ty "Thung lũng Nữ Hoàng" nói gì?

Đông Phong

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.