Làm bác sĩ phải học kỹ năng 'tránh bão'

Làm bác sĩ phải học kỹ năng 'tránh bão' ảnh 1
Nghề y là một nghề nguy hiểm, nguy cơ lây nhiễm bệnh cao, bạo hành y tế ngày càng nhiều, chưa kể bác sĩ phải đối mặt với áp lực từ tứ phía: áp lực trong ngành, áp lực từ bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, áp lực từ mạng xã hội… Có những điều mà chỉ những người khoác blouse trắng mới hiểu.

__________

Đó là những chia sẻ rất thật của BS CK II Vũ Hải Yến, phụ trách khoa Mắt, bệnh viện Đa khoa Xanh pôn, Hà Nội sau gần 20 năm khoác áo blouse trắng.

Làm bác sĩ phải học kỹ năng 'tránh bão' ảnh 2

Yêu nghề y từ những ngày bé xíu thấy mẹ gắn bó với một trạm xá nhỏ ở một cơ quan, BS Vũ Hải Yến quyết tâm chọn nghề y như mẹ. Tốt nghiệp trường Y Thái Bình, bắt đầu vào nghề ở trung tâm y tế của Bộ Công nghiệp, nghề y đối với BS Vũ Hải Yến là những ngày triền miên với công tác dự phòng. Năm 2005, chị chuyển về công tác tại BV Xanh pôn, làm chuyên ngành chính mà mình đã học, đó là chuyên khoa Mắt. “Trung tâm và bệnh viện là hai môi trường khác nhau hoàn toàn, trung tâm y tế làm thêm dự phòng cũng bận rộn lắm, nhưng áp lực không nhìn rõ như ở bệnh viện” – chị cười. Tuổi trẻ chỉ có đam mê thì lao vào ngành y, chị không nghĩ nghề y lại phức tạp và vất vả như thế…

Làm bác sĩ phải học kỹ năng 'tránh bão' ảnh 3

So với các khoa lâm sàng khác, khoa Mắt nơi chị công tác, bác sĩ không phải đến bệnh viện từ sớm tinh mơ: đi buồng, họp giao ban phòng, giao ban bệnh viện… nhưng không vì thế mà áp lực công việc nhẹ nhàng hơn.

Chị Yến kể: Ngày nào bác sĩ cũng đi làm, cuối tuần nhận lịch trực. Tuy không phải 24/24 giờ sống trong bệnh viện như khoa cấp cứu nhưng bác sĩ khoa Mắt trực thường trú cũng vất vả chẳng kém. Lúc nào tôi cũng phải 24/24 giờ kè kè điện thoại, hễ nhận lệnh là lên đường. Đang trong chăn ấm cho con bú, mùng Một Tết đang quây quần bên gia đình hay đang cuộc vui tụ tập cùng bạn bè… chị đều phải bỏ lại để chạy đến bệnh viện nếu có ca cấp cứu cần mổ mắt gấp.

“Vợ chồng tôi ở cùng bố chồng. May mắn cho tôi là cả bố chồng và chồng đều thông cảm và thấu hiểu nghề y. Một khi chọn nghề y, bác sĩ hơn ai  hết phải biết hi sinh bản thân, gia đình bác sĩ cũng phải hi sinh rất nhiều, bởi thực tế, có nhiều mái ấm tan vỡ vì giờ giấc bất thường của nghề y. Làm bác sĩ, bầu 7 tháng mới được dừng trực, con được 1 tuổi lại vào nhịp trực như thường. Con trai tôi đã dần quen cảnh mẹ cứ nghe điện thoại là ra khỏi nhà, con bác sĩ từ khi sinh ra đã quen với nghề của mẹ. Nhiều khi nghe con hỏi mẹ đi bao giờ mẹ về, tôi thấy lòng mình chùng xuống, nhưng bệnh nhân cần mình, sao mình có thể chối từ” – chị Yến nói.

Làm bác sĩ phải học kỹ năng 'tránh bão' ảnh 4

Nhiều người lầm tưởng khi nhìn vào cái bóng hào nhoáng ở bệnh viện: bệnh nhân quá tải, bác sĩ lúc nào cũng không ngơi tay, dễ kiếm bộn tiền… mà không hay có những ngày, bác sĩ phải chọn bệnh nhân thay vì chọn gia đình, ở bên bệnh nhân nhiều hơn bên chồng con… Thời gian quây quần bên người thân với một bác sĩ vô cùng quý.

Chị Yến kể, có những tối khuya, nhận điện thoại phải vào viện mổ cấp cứu, chồng và con chị đã cùng mẹ đến bệnh viện. Khi mẹ dồn tâm sức cho ca cấp cứu thì hai bố con ngồi quán nước đợi mẹ cùng về. Cuộc sống của những gia đình có vợ/chồng làm bác sĩ, đôi khi phải tranh thủ mọi lúc để được bên nhau… Nếu không được thông cảm từ một nửa của mình, tổ ấm của một bác sĩ rất dễ bị tan giữa chừng. Chưa kể, vừa phụ trách khoa Mắt, chị Yến còn làm công đoàn Bệnh viện Xanh pôn. Vừa làm nghề, chị vừa phải chăm lo đời sống các y  bác sĩ, chuyện ma chay, hiếu hỉ, các hoạt động công đoàn… phải hoạt động tích cực. Nếu không có chồng thấu hiểu và thông cảm, làm sao một nữ bác sĩ có thể làm tốt chuyên môn và nhiệm vụ của mình.

Làm bác sĩ phải học kỹ năng 'tránh bão' ảnh 5
Làm bác sĩ phải học kỹ năng 'tránh bão' ảnh 6

Nhìn lại những ngày làm nghề cách đây chục năm, BS Yến chia sẻ: “Ngày xưa, bác sĩ chỉ bị áp lực công việc. Giờ gánh áp lực đủ thứ: số lượng bệnh nhân tăng chóng mặt, áp lực về tay nghề, học hỏi công nghệ mới, áp lực từ mạng xã hội… Nhiều khi vì áp lực của mạng xã hội làm cho bác sĩ căng thẳng hơn gấp nhiều lần ngày xưa”.

Theo BS Yến, từ khi mạng xã hội phát triển thì nghề y cũng nguy hiểm hơn, phải liên tục đối phó tứ phía: trong ngành, bệnh nhân, mạng xã hội… Đơn cử như TS.BS Nguyễn Thị Minh- hiện công tác tại khoa Mắt trẻ em, Bệnh viện Mắt Trung ương bỗng nổi tiếng vì clip của một bà mẹ trẻ. Clip khoảng hơn 2 phút ghi lại đoạn đối thoại của bà mẹ này và nữ bác sĩ của Bệnh viện Mắt Trung ương với mục đích tố bác sĩ có thái độ không đúng mực. Chưa cần biết đúng sai, cả cộng đồng mạng đồng loạt chửi nhân viên y tế…

Làm bác sĩ phải học kỹ năng 'tránh bão' ảnh 7

“Người bệnh vào khám bệnh, bác sĩ có thể kiên nhẫn giải thích 1 lần, 2 lần, thậm chí 3 lần, nhưng lần thứ 4 là không đủ kiên nhẫn vì quá đông bệnh nhân. Khi nhân viên y tế bức xúc, phản ứng là bệnh nhân quay clip tung lên mạng, chửi bác sĩ, thậm chí bạo hành mà không thông cảm cho ngành y. Sau nhiều vụ việc ồn ào của ngành y, nhân viên y tế bất đắc dĩ đóng vai ác. Nếu trong hàng không, một hành khách có thái độ không đúng mực, xúc phạm tiếp viên hàng không, ngành hàng không có quyền cấm bay. Nhưng ngành y không thể cấm người bệnh vào viện” – BS Yến chia sẻ.

Đã có bao nhiêu người lên án ngành y thử đồng hành cùng chúng tôi một đêm trực cấp cứu hoặc một buổi khám bệnh? Chỉ một đêm thôi, các bác sĩ và nhân viên y tế hầu như không có phút nghỉ ngơi, cùng lúc có một bệnh nhân máu chảy bê bết do vết thương rách phần mềm, một bệnh nhân khác không máu chảy nhưng vỡ tạng đặc… Các bác sĩ và nhân viên y tế sẽ chỉ sơ cứu tránh chảy máu tiếp cho ca số 1 sau đó sẽ tập trung cấp cứu cho ca thứ 2 vì mức độ nguy hiểm cao hơn, nhưng người nhà bệnh nhân số 1 sẽ “mặc định” quy kết bác sĩ là “do mình chưa đưa phong bì nên chưa được cứu”.

Làm bác sĩ phải học kỹ năng 'tránh bão' ảnh 8

Theo BS Yến, bệnh nhân ngày nay đòi hỏi quyền lợi rất nhiều, nhưng ít người hiểu và thông cảm cho nghề y. Thực tế bám nghề gần 20 năm, với BS Yến, muốn trụ vững với nghề y, bác sĩ phải tự trang  bị kỹ năng sống tốt để tránh “bão”. “Bão” lúc nào cũng có thể xảy ra, mỗi ngày đến viện là một ngày căng thẳng tìm cách “phòng thủ” vì có thể bị nhận… quả đấm từ phía người nhà bệnh nhân bất cứ lúc nào.

Bạo hành y tế đang có xu hướng tăng lên, thậm chí xảy ra như cơm bữa trong thời gian gần đây. Chuyện BS Vũ Hồng Chiến (SN 1990, quê Hải Dương) ở BV Xanh pôn nhận 2 cú đánh vào mặt chỉ vì giải thích với gia đình bệnh nhân về khâu thẩm mỹ và khâu thường cách đây không lâu đã khiến nhiều bác sĩ trẻ bị sốc. Đó là một nốt trầm trong nghề y khiến nhiều y bác sĩ phải suy ngẫm.

Làm bác sĩ phải học kỹ năng 'tránh bão' ảnh 9
Làm bác sĩ phải học kỹ năng 'tránh bão' ảnh 10

Theo BS Vũ Hải Yến, áp lực của bác sĩ không chỉ là phải luôn luôn học kỹ thuật mới, loại thuốc mới, cập nhật liên tục các thông tư nghị định mới để áp dụng trong nghề mà còn áp lực từ chính những thông tư, nghị định mới ban hành. Đơn cử như vấn đề bảo hiểm y tế. Khi BHYT can thiệp quá sâu vào công tác khám chữa bệnh thì bác sĩ cũng nhiều lần phải… cạn túi tiền. Có những khoản BHYT của bệnh nhân không được bảo hiểm đồng ý chi trả, trong khi bệnh nhân đã ra viện cách đó vài tháng, khoản chi trả đó không ở đâu khác chính là bắt bác sĩ đã điều trị cho bệnh nhân phải chi trả.

“Có bác sĩ một tháng phải bỏ túi hơn chục triệu để đóng thay cho người bệnh” – Vì sao ư? Vì giám định viên BHYT cứ giám định theo Google, cứ ốp quy định của Bộ một cách cứng nhắc, nhưng cơ thể người bệnh không phải cái máy, không thể 1+1=2, bác sĩ điều trị cho bệnh nhân theo lâm sàng chứ không theo công thức. Trong khi đó, BHYT tính tiền theo công thức, 1+1 nhất thiết phải bằng 2. Những nghị định, thông tư… cứng nhắc nhiều lần làm khó bác sĩ” – BS Yến cho biết. Khi chính sách và thực tế bị vênh nhau, chưa sát với thực tế, BS lâm sàng rất khó trong điều trị.

Làm bác sĩ phải học kỹ năng 'tránh bão' ảnh 11

Chị Yến lấy ví dụ, bệnh nhân làm thủ thuật cả 2 mắt, nhưng quyết định của Bộ Y tế bơm thông lệ đạo chỉ được hưởng BHYT 1 lần, hay bệnh nhân làm một ổ chích chắp/lẹo mắt hay hai ổ chích chắp/lẹo mắt… vẫn chỉ được tính 1 lần. Trong khi bác sĩ đã thanh toán ra viện cho bệnh nhân rồi thì mấy tháng sau, giám định viên không chấp nhận, BS sẽ phải chịu tiền.

Một ví dụ nữa cho trường hợp chuyên môn ngành y và quy định của Bộ Y tế chưa sát khiến BHYT không đáp ứng được thực tế, đó là theo BS Yến, trong khuyến cáo của chuyên ngành mắt và của tổ chức y tế thế giới, bệnh nhân trên 35 tuổi đều phải đo nhãn áp để phát hiện bệnh, nhất là phát hiện bệnh glaucoma có nguy cơ gây mù lòa cao. Nhưng BHYT không chấp nhận, ai bị bệnh mới đo. Nhưng trên thực tế, tỉ lệ bệnh nhân có bệnh Glaucoma nhưng không hay biết rất cao, nếu không đo nhãn áp thì không thể phát hiện… “Khoa Mắt có những đợt phải bỏ hơn 100 triệu đồng trả bảo hiểm y tế cho bệnh nhân chỉ trong 6 tháng” – chị Yến kể.

Rất nhiều những bất cập đang làm khó bác sĩ, nhưng theo BS Yến, trong thời đại hôm nay phải luôn cố gắng để sai sót nghề ít nhất có thể. “Nghề nào cũng phải tự phải trang bị các kỹ năng sống cho nghề đó. Sự yêu nghề, tâm huyết với nghề sẽ giúp các bác sĩ tự biết cách tránh “bão” để gắn bó thật lâu với nghề” - đó là lý do vì sao BS Yến và hàng ngàn bác sĩ không bỏ nghề, quyết tâm theo nghề đến cùng.

Làm bác sĩ phải học kỹ năng 'tránh bão' ảnh 12
TIN LIÊN QUAN
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.