Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện điều kiện đất đai, thổ nhưỡng của từng địa phương. Thời gian qua, nông dân tỉnh Bạc Liêu đã triển khai thực hiện nhiều mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao và đang được tiếp tục nhân rộng, trong đó mô hình nuôi cá sấu thương phẩm là một trong những mô hình tiêu biểu, giúp nhiều hộ nông dân vươn lên khá giàu.
Để có con giống, nhiều hộ nuôi phải sang các tỉnh lân cận như Kiên Giang, An Giang… để tìm mua con giống.
Người dân đổ xô đi nuôi cá sấu. |
Hầu như người dân đều mù tịt về nguồn gốc cũng như xuất xứ của cá giống nhưng vẫn phải nhắm mắt làm bừa. Vì nếu không như vậy thì chuồng trại sẽ bị bỏ hoang, trong khi đã đầu tư một khoản tiền không nhỏ để xây dựng chuồng trại.
Hiện tai, huyện Phước Long có hơn 600 hộ nuôi với tổng đàn cá sấu hơn 150.000 con. Theo ngành nông nghiệp huyện, vì cá sấu là động vật hung dữ nên việc đảm bảo an toàn cho người nuôi và cả những hộ dân xung quanh luôn được ngành quan tâm, nhắc nhở để các hộ chăn nuôi có sự đầu tư trang trại kỹ lưỡng với tường rào, lưới bảo vệ vững chắc.
Bên cạnh đó, để phát huy tính hiệu quả, hạn chế rủi ro khi thực hiện mô hình này, trong thời gian qua địa phương cũng đã phối hợp với các ngành hữu quan của tỉnh tăng cường công tập huấn, hướng dẫn những hộ nuôi cách chăm sóc, cách phòng bệnh cho cá sấu.
Từ những hiệu quả bước đầu mang lại, mô hình nuôi cá sấu thương phẩm được xem là một hướng đi mới của nông dân huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu. Mô hình này đã giúp cho bà con nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống gia đình, góp phần tích cực vào phong trào xây dựng huyện nông thôn mới Phước Long.
Hoàng Thúy (t/h)
>>> Xem thêm:
Ngành chăn nuôi trước thách thức từ TPP
Chuyện nông sản “được mùa mất giá”: Cơ quan quản lý chưa làm tròn vai!