Được biết, bệnh nhân 37 tuổi được chẩn đoán ung thư cổ tử cung xâm lấn giai đoạn IA1. Bệnh nhân được thực hiện cắt tử cung tận gốc ngã bụng và nạo hạch chậu 2 bên vào tháng 2/2020, đến tháng 8/2020 mang thai tự nhiên.
Bệnh nhân khám, theo dõi thai kỳ tại bệnh viện Từ Dũ và có 2 lần dọa sinh non. Khi thai được 35 tuần, có dấu hiệu vỡ ối nên được đưa vào bệnh viện sinh mổ chủ động. Ngày 4/4/2021, bé trai nặng 2,1kg được sinh ra đời.
Em bé được ra đời sau khi người mẹ điều trị ung thư cổ tử cung |
Theo BS. CKII Nguyễn Văn Tiến (hiện công tác tại Bệnh viện Ung bướu), không phải tất cả các trường hợp ung thư cổ tử cung đều có thể điều trị theo phương pháp này mà phải thông qua các bước sàn lọc kỹ càng. Phải đáp ứng được các điều kiện được đưa ra: dưới 45 tuổi, không có bằng chứng bướu lan vào cổ trong cổ tử cung, có mong muốn bảo tồn chức năng sinh sản,…
Với loại phẫu thuật này, tỷ lệ sinh đẻ thành công sau phẫu thuật rất thấp khoảng 50% và rất ít được áp dụng tại một số nước trên thế giới. Tuy nhiên, quá trình chăm sóc thai kỳ ở bệnh nhân cắt cổ tử cung tận gốc là một thách thức lớn dành cho các nhà sản khoa, đòi hỏi phải có sự phối hợp của bác sĩ ung thư phụ khoa, bác sĩ sản khoa và bác sĩ sơ sinh. Bên cạnh đó, cũng tiềm ẩn những nguy cơ có thể xảy ra là sẩy thai và sinh non.
Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến đưa ra lời khuyên cho những phụ nữ trẻ nên đi khám tầm soát định kỳ nếu phát hiện ra ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm có thể phẫu thuật, vừa điều trị khỏi bệnh vừa được sinh con và cuộc sống trở lại bình thường.