Lễ hội văn hóa - du lịch Dinh Thầy Thím năm 2024 thu hút đông du khách

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sáng 16/10, tại thị xã La Gi (tỉnh Bình Thuận) đã diễn ra Lễ hội văn hóa - du lịch Dinh Thầy Thím năm 2024. Hàng nghìn du khách, người dân trong và ngoài tỉnh hào hứng tham gia.
Lễ nghinh Thần, rước Sắc Phong và Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia về Dinh Thầy Thím.
Lễ nghinh Thần, rước Sắc Phong và Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia về Dinh Thầy Thím.

Phần lễ là một chuỗi các nghi thức truyền thống như: lễ Nghinh thần, rước sắc phong, lễ nhập điện an vị, lễ thỉnh sanh, giỗ tiền hiền và cúng binh gia… Phần hội sôi động với nhiều trò chơi dân gian đậm nét miền biển như: Thi làm bánh, thi chim hót, kéo co, thu hoạch thanh long, trò chơi khiêng thúng ra khơi, hội thi gánh cá, đan lưới… Ngoài ra, Lễ hội còn diễn ra các hoạt động giao lưu văn hóa: ca múa nhạc tạp kỹ, đờn ca tài tử, biểu diễn lân sư rồng…

Để đảm bảo an toàn cho du khách, Ban Tổ chức lễ hội bố trí lực lượng đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, chấn chỉnh tình trạng ăn xin, bán hàng rong chèo kéo du khách; đồng thời tăng cường tuyên truyền, giới thiệu về giá trị, ý nghĩa và nét đặc sắc của lễ hội; đẩy lùi các hoạt động mê tín dị đoan…

Diễn ra trong 3 ngày (16 - 18/10), Lễ hội văn hóa - du lịch Dinh Thầy Thím năm 2024 được tổ chức trong không gian văn hóa đặc trưng, đậm nét dân gian với nhiều hoạt động đặc sắc. Đây là một trong 5 lễ hội văn hóa tiêu biểu được tỉnh Bình Thuận chọn để phục vụ phát triển du lịch của địa phương. Lễ hội mang ý nghĩa lịch sử văn hóa, ghi khắc công đức của các bậc tiền nhân hơn 130 năm qua, trong đó có nhân vật Thầy Thím. Theo truyền thuyết, hai vợ chồng đạo sĩ được người dân địa phương gọi là Thầy Thím đã có nhiều công lao to lớn giúp đỡ dân nghèo bốc thuốc chữa bệnh, đóng ghe thuyền giúp ngư dân, khai hoang đồng ruộng…

Lễ hội văn hóa - du lịch Dinh Thầy Thím năm 2024 thu hút đông du khách ảnh 1

Lễ nghinh Thần, rước Sắc Phong từ Mộ Thầy về Dinh Thầy Thím.

Không gian lễ hội còn là nơi củng cố, tăng cường mối đoàn kết, tương thân tương ái trong cộng đồng dân cư; nâng cao ý thức về cội nguồn dân tộc, giá trị đạo đức, nhân cách sống, tinh thần hòa hợp để gắn kết các thành viên trong cộng đồng lại với nhau, hình thành nên một nếp sống cao đẹp và tình làng nghĩa xóm ngày càng bền chặt hơn.

Năm 1997, Dinh Thầy Thím được công nhận Di tích cấp Quốc gia. Năm 2022, Lễ hội văn hóa - du lịch Dinh Thầy Thím được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.

Theo Ủy ban nhân dân thị xã La Gi, Dinh Thầy Thím đã trở thành “điểm đến” thu hút du khách đến với địa phương. Không chỉ đến dịp lễ hội mà bất cứ thời điểm nào trong năm, Dinh đều đón hàng nghìn lượt khách kết hợp du lịch biển. Lượng du khách đến Dinh Thầy Thím ngày càng tăng lên, ước đón khoảng 600.000 lượt khách mỗi năm.

Lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế khen thưởng Quán quân “Đường lên đỉnh Olympia” năm 2024 Võ Quang Phú Đức.
Khen thưởng Quán quân “Đường lên đỉnh Olympia” năm 2024
(Ngày Nay) - Sáng 16/10, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức Lễ Tuyên dương và trao tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho học sinh Võ Quang Phú Đức (Trường Trung học Phổ thông chuyên Quốc Học Huế), Quán quân “Đường lên đỉnh Olympia” năm 2024.
Chú Samoyed 2 tuổi tên OK, có một “công việc” bán thời gian tại một quán cà phê dành cho chó. Ảnh: Jane Xue/CNN
Công việc thú vị của những “công dân” bốn chân tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Ở Trung Quốc, thú cưng không chỉ là bạn đồng hành mà còn có thể trở thành những “nhân viên” chính thức tại các quán cà phê. Xu hướng thú vị này đang ngày càng phổ biến, khi các chủ nuôi gửi thú cưng của mình đến “làm việc” để trải nghiệm một cuộc sống mới và kiếm thêm chút “tiền tiêu vặt”.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai đề án phát triển bền vững một triệu hecta lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nông dân là chủ thể “Cuộc cách mạng lúa gạo” ở Đồng bằng sông Cửu Long
(Ngày Nay) - Chiều 15/10, tại thành phố Cần Thơ, chủ trì Hội nghị bàn giải pháp thúc đẩy triển khai Đề án phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu phải xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi và xác định người dân phải là chủ thể trong triển khai Đề án.