Linh hoạt trong quy định xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Nghệ nhân Ưu tú là danh hiệu cao quý được Nhà nước phong tặng cho những người nắm giữ và thực hành di sản.
Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Nhận thấy những bất cập của Nghị định số 62/2014/NĐ-CP ngày 25/6/2014 (Nghị định 62) về việc xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Nghị định 93/2023/NĐ-CP, ngày 25/12/2023 mới thay thế Nghị định 62. Mặc dù đã có những điều chỉnh nhưng nhiều người đã và đang làm công tác bảo tồn, phát triển dân ca ví, giặm vẫn còn có những băn khoăn.

Nhiều trăn trở, băn khoăn

Được đào tạo bài bản trong Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật, dìu dắt các nghệ nhân cấp xã hoàn thiện hồ sơ xét tặng Nghệ nhân Ưu tú; truyền đạt chuyên môn, lan tỏa kỹ năng thực hành và nắm giữ di sản phi vật thể, mở nhiều lớp truyền dạy dân ca ví, giặm cho lớp trẻ, có sức ảnh hưởng sâu rộng trong cộng đồng dân cư, nhưng anh Nguyễn Thành Ngân, cán bộ văn hóa tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin huyện Hưng Nguyên không “mơ tưởng” đến danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú. Hiện những cán bộ văn hóa “vừa hồng vừa chuyên”, “vừa đánh trống vừa thổi kèn” như anh Ngân rất hiếm.

Chị Lê Thị Nguyệt ở xã Kim Liên là cán bộ văn hóa huyện Nam Đàn. Chị từng được đào tạo trong Trường Cao đẳng văn hóa nghệ thuật và nay đảm nhận nhiệm vụ dìu dắt các phong trào văn hóa, văn nghệ và lan tỏa di sản dân ca xứ Nghệ trên địa bàn huyện. Hơn 20 năm qua, chị là người tìm kiếm, bồi dưỡng hạt nhân dân ca, cổ vũ phong trào hát dân ca trong thôn xóm, làng, xã. Chị còn là người dàn dựng và viết lời mới cho các chương trình dân ca để họ tham gia liên hoan dân ca cấp tỉnh và cấp liên tỉnh.

"Nếu những nghệ nhân trong lòng nhân dân là cán bộ văn hóa không được nhận thành tích hay chức danh gì như nghệ sỹ chuyên nghiệp hoặc nghệ nhân ưu tú thì rất thiệt thòi cho họ”, ông Phan Văn Tính, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Thể thao và Truyền thông Nam Đàn bày tỏ.

Ngoài nhóm cán bộ văn hóa được đào tạo bài bản trong các Trường Cao đẳng văn hóa nghệ thuật đang giữ nhiệm vụ không được làm hồ sơ xét tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú, cán bộ văn hóa cấp xã đang được hưởng lương công chức cũng không trong diện xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú.

Từ nhỏ, anh Phan Trọng Tâm, xã Hưng Tân, huyện Hưng Nguyên đã yêu làn điệu dân ca quê mình qua những lời ru tiếng hát của bà, của mẹ. Lời ca ấy theo anh trong sinh hoạt vui chơi, lao động sản xuất, từ sân khấu trường làng đến những không gian diễn xướng đời thường. Anh là đội trưởng đội văn nghệ cấp thôn xóm cho đến cấp xã. Sau này khi thành lập Câu lạc bộ dân ca ví, giặm Hưng Tân, anh là người đầu tàu dẫn dắt nhiều chương trình tập luyện, sinh hoạt từ dàn dựng cho đến viết lời, từ thị phạm cho đến đảm trách vai chính trong các chương trình.

Thế nhưng sau vài chục năm có lẻ, anh Tâm mãi mãi là nghệ nhân trong lòng nhân dân. Bởi lẽ theo quy định về việc xét tặng Nghệ nhân Ưu tú, anh là cán bộ Mặt trận Tổ quốc huyện nên không được làm hồ sơ dù tiêu chuẩn của anh là có thừa.

Nên mở rộng tiêu chí lựa chọn

Tại Điều 4 Nghị định 93/2023/NĐ-CP, ngày 25/12/2023 nêu rõ: Không xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể cho cá nhân đã được đào tạo tại các cơ sở giáo dục đại học hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp về loại hình di sản văn hóa phi vật thể mà họ đang nắm giữ để có thêm các kỹ năng, bí quyết.

Thời gian cá nhân công tác và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; thời gian cá nhân thoát ly hoạt động thực hành di sản văn hóa phi vật thể tại cộng đồng thì không được tính là thời gian hoạt động liên quan đến việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

Về điều này, anh Nguyễn Thành Ngân, cán bộ văn hóa Trung tâm Văn hóa Thể thao và Truyền thông huyện Hưng Nguyên cho biết: “Muốn trao truyền di sản thì bản thân người trao truyền phải có kiến thức cũng như kỹ năng, thế nhưng bất cập hiện nay chính bản thân như chúng tôi đang tạo ra nghệ nhân ưu tú nhưng danh hiệu nghệ sĩ cũng không được nhận nghệ nhân cũng không có. Vì vậy, cần xem xét lại các điều kiện, sửa đổi cho phù hợp để xét tặng danh hiệu cho những người có bề dày, có cống hiến, có trao truyền cho thế hệ trẻ cụ thể như chúng tôi”.

Về những băn khoăn của các cấp cơ sở, bà Phan Thị Anh, Trưởng phòng Di sản Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An bày tỏ, việc một người nắm giữ và thực hành di sản được nhân dân, các cấp ghi nhận, hưởng lương có nghĩa là họ đã làm nhiệm vụ đó, được Nhà nước trả lương.

Bà Phan Thị Anh cũng cho biết, trước thời điểm Nghị định 93/2023/NĐ-CP được ban hành thay thế cho Nghị định 62/2014/NĐ-CP, một số người nắm giữ và thực hành di sản có uy tín vẫn đang hưởng lương cũng được xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú. Nhưng theo bà điều này vẫn có những bất cập, đó là những người nghệ nhân trong cộng đồng họ hoạt động bằng năng khiếu tự thân chưa qua đào tạo bất kỳ trường lớp nào nhưng bằng niềm đam mê, sứ mệnh của mình, nhiều người đúng chất “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”. Họ tự bỏ tiền túi, truyền dạy kỹ năng cho thế hệ trẻ nhưng không được nhận bất cứ một khoản kinh phí nào. Vì vậy những nghệ nhân trong cộng đồng mới xứng đáng được nhận phụ cấp từ chế độ của một Nghệ nhân Ưu tú.

“Nhà nước cũng không phải không trao cơ hội cho những người đang nắm giữ và thực hành di sản có nhiều thành tích và sự cống hiến nhưng lại đang hưởng lương được xét tặng Nghệ nhân ưu tú, tại Nghị định 93 /2023/NĐ - CP đã nêu rõ, các đối tượng sẽ được cộng dồn thời gian trước và sau thời gian hưởng lương, nếu đủ 15 năm sẽ được công nhận danh hiệu nghệ nhân ưu tú”, bà Phan Anh nói.

Quy định là vậy nhưng thực tế cho thấy, một công chức Nhà nước nếu phải hoạt động 15 năm mới được công nhận Nghệ nhân Ưu tú thì thực lâu dài, bởi lúc đó, nhiều người sức khỏe không còn đảm bảo. Nhiều ý kiến cho rằng, Nhà nước không nên xét về mặt thời gian mà xét về mặt chất lượng họ đã hoạt động thế nào, có đóng góp ra sao trong bảo tồn và phát huy di sản.

Thực tế thời gian qua, các loại hình nghệ thuật di sản của cả nước luôn trong tình trạng báo động không có người kế thừa. Nghệ nhân Nhân dân Võ Thị Hồng Vân, Chủ nhiệm Câu lạc bộ ví, giặm Sông Lam, huyện Thanh Chương nêu thực trạng: Trong lĩnh vực nghệ thuật dân ca ví, giặm, việc tìm ra hậu bối xứng đáng để truyền nghề là vấn đề nan giải. Nhiều em chỉ dừng lại ở mức độ biết hát, hát đúng làn điệu, hát hay chứ không có ý định học chuyên sâu hơn.

Bên cạnh đó, nhiều người dù giỏi thực hành, biểu diễn nhưng lại thiếu phương pháp sư phạm để truyền dạy nên việc không có học trò là chuyện dễ hiểu. Vì vậy, với quy định bắt buộc "phải đào tạo được học trò thành danh" trong lĩnh vực nghệ thuật di sản văn hóa phi vật thể mới đủ tiêu chuẩn xem xét phong tặng danh hiệu "Nghệ nhân Nhân dân", "Nghệ nhân Ưu tú" là chưa phù hợp thực tế.

“Cụ thể số người đào tạo là bao nhiêu, xét tặng danh hiệu dựa theo sự chứng nhận thế nào, vì đã gọi là truyền nghề khó mà có bằng cấp, cơ quan nào chứng nhận. Đây là bất cập không phù hợp thực tế”, Nghệ nhân Nhân dân Võ Thị Hồng Vân phân tích.

Ngoài ra, nghệ nhân còn phải làm "Bản khai thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu". Kèm theo đó là tài liệu chứng minh tri thức, kỹ năng và những đóng góp trong việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, gồm: Băng đĩa, hình ảnh, giấy tờ liên quan huân chương, huy chương, giải thưởng, Bằng khen… Những yêu cầu này gây khó khăn cho các nghệ nhân lớn tuổi, nhất là với một số nghệ nhân người dân tộc thiểu số vốn chưa biết chữ.

Nhiều người mong muốn, những quy định có phần cứng nhắc nêu trên cần sớm được sửa đổi sao cho phù hợp thực tế.

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.