Lời kể của thiếu nữ Việt bị ép "đi khách" 7 lần/ngày tại TQ

Bị một người bạn quen biết lừa bán vào động mại dâm ở Trung Quốc, mỗi ngày Nữ phải đi khách 7 lượt, tiền bị chủ chứa lấy hết.
Lời kể của thiếu nữ Việt bị ép "đi khách" 7 lần/ngày tại TQ

Không giấu được nước mắt, Nữ (trú thôn 7, xã Đắk Ha, huyện Đắk Glong, Đắk Nông) cho biết có quen với người bạn qua điện thoại tên là Hoàng Văn Quyền (23 tuổi, trú xã Tân Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, tạm trú Đắk Nông). Sau nhiều lần hẹn uống cà phê, Quyền rủ Nữ đi làm công việc rửa chén ở Lào Cai và hứa hẹn trả lương... 30 triệu đồng/tháng.

Quyền nói nếu rủ thêm được một số bạn gái cùng thì sẽ được trả thêm tiền huê hồng. Nghe lời dụ ngon ngọt của anh này, Nữ rủ Tình và Hoa (cùng 18 tuổi, ở xã Đắk Nia, thị xã Gia Nghĩa) cùng đi.

Sau đó, Quyền chở 3 cô gái ra bến xe xã Quảng Sơn để ra Bắc. Tại đây, anh ta giao các thiếu nữ cho 2 người tên Lâm và Phong đưa ra Lào Cai. Nhưng khi tới bến xe, Hoa đổi ý không muốn đi nữa.

"Lúc ấy em đâu biết là mình đang bị lừa để bán sang Trung Quốc làm mại dâm. Em chỉ nghĩ có được công việc với thu nhập cao như vậy thì quyết tâm đi và rủ thêm bạn. Nào ngờ...", Nữ nói trong nước mắt.

Lời kể của thiếu nữ Việt bị ép "đi khách" 7 lần/ngày tại TQ - anh 1
Nữ đau khổ kể về quãng thời gian tủi nhục

Sau 2 ngày đêm trên xe khách, Nữ và Tình được Lâm - Phong đưa đến gặp 1 người tên Tuyết (là chị của Lâm) tại Lào Cai. Ở đây được 2 ngày, bà Tuyết đi mua quần áo mới cho 2 thiếu nữ để đi làm.

Mặc dù tại nhà bà này, Nữ có nghe thấy cuộc nói chuyện giữa Tuyết và Lâm, Phong là sẽ đưa bán sang Trung Quốc làm gái bán dâm nhưng 2 cô không dám phản ứng vì sợ sẽ bị đánh đập hoặc bỏ đói.

Ở nhà bà Tuyết 3 ngày, Nữ và Tình được xe ôm chở ra bến đò để đưa sang Trung Quốc. Khi sang tới địa phận nước này, bà Tuyết đợi sẵn ở đó và đưa 2 cô đến 1 nhà chứa để bán lại cho chủ làm gái mại dâm.

Mỗi ngày "đi khách" 7 lượt

Nhà Nữ nằm ở vùng sâu của tỉnh Đắk Nông, kinh tế gia đình khó khăn. Bố mẹ đã ly hôn từ lâu. Có khi cô về sống với bố tại xã Quảng Sơn, có khi thì về ở với mẹ tại thôn 7, xã Đắk Ha.

Nữ bỏ học từ rất sớm, lại không có công việc ổn định, ở nhà phụ giúp mẹ làm nương rẫy nên khi nghe có người nói đi làm xa thu nhập cao, em rất mừng.

Sau khi trốn thoát khỏi động mại dâm ở Trung Quốc, Nữ trở về nhà trong nỗi đau tột cùng. Em chưa hết hãi hùng khi kể lại lúc bán dâm và trốn chạy ở nơi đất khách quê người.

Nữ cho biết: "Ở Trung Quốc, tụi em được bố trí mỗi phòng 2 người. Trong nhà chứa có 7 - 8 cô gái đều là người Việt Nam từ 16 - 21 tuổi. Mỗi ngày tụi em tiếp từ 6 - 7 khách, làm việc 6h tối hôm trước đến 2h sáng hôm sau mới được nghỉ. Tiền bán dâm đều bị chủ chứa lấy hết. Mặc dù tủi nhục, đau khổ nhưng em và những cô gái ở đây cũng chỉ biết cắn răng chịu đựng, không dám nói nửa lời".

"Có 1 lần em đi tiếp khách bên ngoài và thấy có đồn công an nên đã lên kế hoạch bỏ trốn vào buổi sáng khi mọi người đang ngủ say. Nhưng khi đến đồn công an trình bày mọi việc thì họ không hiểu tiếng Việt.

Sau đó em chạy ra đường nhờ người giúp và gặp được 1 người tên Loan biết nói tiếng Trung Quốc. Người này sợ không dám vào trình bày cho công an biết nên đã dẫn em về nhà và bàn kế hoạch để em trốn về Việt Nam", Nữ thuật lại.

Sau khi về nhà bà Loan, Nữ mượn điện thoại gọi về Việt Nam cho mẹ biết để xin tiền, nhưng mẹ của cô nghĩ con mình đang đùa nên nói không có tiền. Sau đó Nữ gọi cho người yêu là Minh ở xã Quảng Sơn mượn 1 triệu đồng.

Nữ gọi cho Quyền (người lừa bán cô) nhờ anh ta gửi thêm 1 triệu để đủ tiền mua vé xe nhưng bị từ chối. Lúc này Nữ lớn tiếng: “Nếu không gửi cho em thì anh sẽ có chuyện". Sau đó, Quyền gửi tiền để Nữ mua vé xe về Việt Nam.

Trò chuyện với chúng tôi, mẹ của Nữ là chị H’Nhăi Bya (34 tuổi) nói: "Sau khi tôi và bố cháu ly dị, con bé khi thì ở với bố khi thì về ở với tôi. Lúc cháu gọi điện trình bày sự việc và có xin tiền, tôi chỉ nghĩ nó nói giỡn. Ai ngờ khi cháu trở về trong bộ dạng tiều tụy, khóc lóc thì tôi mới biết con mình bị lừa bán sang Trung Quốc làm gái mại dâm".

Sau khi về nhà Nữ cùng gia đình làm đơn tố cáo lên công an tỉnh Đắk Nông. Từ đơn tố cáo của bị hại, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Nông đã ra lệnh bắt khẩn cấp Vũ Gia Phường (SN 1983, còn gọi là Phong) và Hoàng Văn Quyền (SN 1991, trú xã Tân Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) về hành vi Mua bán người, đồng thời tổ chức truy bắt Hà Văn Đoán (SN 1991, còn gọi là Lâm, trú xã Tân Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) cũng về hành vi trên.

* Tên các nạn nhân đã được thay đổi.

Ấn bản tiếng Trung của 2 cuốn sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời”
Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt Nam tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Từ TP.Nam Ninh, Trung Quốc, dịch giả Nguyễn Lệ Chi, cho biết vào chiều ngày 16/11 vừa qua, Công ty Chibooks đã phối hợp với NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây tổ chức ra mắt ấn bản tiếng Trung cho hai cuốn sách về văn hóa Việt.
Buổi thực hành của lớp cồng chiêng và múa xoang bên mô hình nhà Rông đặc trưng ngay tại sân trường THCS Tân Thượng.
Bảo tồn văn hóa K’Ho ở mái trường vùng sâu cao nguyên Di Linh
(Ngày Nay) - Để bản sắc dân tộc K’Ho không bị mai một, thầy và trò Trường Trung học Cơ sở Tân Thượng (xã Tân Thượng, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã cùng nhau triển khai mô hình bảo tồn văn hóa ngay tại mái trường thân yêu. Hoạt động ý nghĩa này đã góp phần giữ gìn văn hóa đặc trưng của người dân tộc K’Ho ở cao nguyên Di Linh nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung.
Ảnh minh hoạ.
Việt Nam tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng
(Ngày Nay) - Theo Bộ Y tế, kháng thuốc là một mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng. Việc phòng, chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.
Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.