Chiếc váy ngắn là đồng phục đặc trưng của nữ sinh Nhật Bản. (Ảnh: Internet).
Mặc váy ngắn là nét văn hóa truyền thống đặc trưng có nguồn gốc từ lâu đời của nữ sinh Nhật Bản. Theo đó, đồng phục của rất nhiều trường trung học quy định nữ sinh phải mặc váy ngắn để đến trường.
Nguyên nhân sâu xa của điều này là người Nhật muốn ghi nhớ một thời kì khó khăn của nền kinh tế, thời điểm nước Nhật vô cùng nghèo tài nguyên đến nỗi vải sợi cũng là một nguyên liệu cực xa xỉ.
Thói quen này phản ánh sự chịu thương chịu khó của người dân Nhật Bản. Ở thời kì Edo, ngay cả những chiến binh cũng phải mặc áp giáp cùng với quần ngắn.
Đồng phục thủy thủ là một nét đẹp trong văn hóa của người Nhật Bản. (Ảnh: Internet).
Đồng phục nữ sinh Nhật Bản với chiếc váy ngắn đặc trưng mà người Việt Nam quen gọi là đồng phục thủy thủ, được cho ra đời vào khoảng năm 1921. Hiệu trưởng của Học viện nữ sinh Fukuoka đã sao chép một mẫu đồng phục từ Anh Quốc và áp dụng cho trường mình, đồng thời thu ngắn độ dài của chân váy để tiết kiệm vải sợi. Từ đó, đồng phục thủy thủ ra đời.
Đồng phục nữ sinh Nhật Bản mang một nét rất riêng, không giống với đồng phục ở bất kì nước nào trên thế giới. (Ảnh: Internet).
Kể từ đó, các trường khác cũng bắt đầu học theo trường Fukuoka, phổ biến mẫu đồng phục nữ sinh mà chúng ta vẫn thường thấy ngày nay. Với người Nhật, bộ đồng phục nữ sinh với chiếc váy ngắn là một nét đặc trưng khó có thể thay đổi trong văn hóa của họ. Chính vì thế, dù là mùa xuân ấm áp hay mùa đông lạnh giá, các nữ sinh Nhật vẫn mặc váy ngắn đến trường.
Dù là trong mùa đông lạnh giá, nữ sinh Nhật Bản vẫn mặc váy ngắn đến trường. (Ảnh: Internet).
Ở Nhật, bộ đồng phục nữ sinh tượng trưng cho sự trưởng thành, gợi nhớ đến những kí ức đẹp thời thanh xuân và được giữ gìn cẩn thận như một kỉ vật.
Theo Thế giới trẻ