Mang trúm đi bắt lươn giữa.. cao ốc Hà Nội

Qua gợi ý của anh con rể, ngoài trung tâm Hà Nội hiện nay có vô số khu vực bỏ hoang do quy hoạch treo nằm giữa các tòa nhà cao tầng có thể có nhiều lươn nên ông Sáng quyết định mang đồ nghề ra trung tâm Thủ đô.
Mang trúm đi bắt lươn giữa.. cao ốc Hà Nội

Người đàn ông chúng tôi nhắc tới ở trên là ông Nguyễn Huy Sáng, quê ở thôn Đan Thê, xã Sơn Đà, huyện Ba Vì, Hà Nội. Nghe người dân xã Sơn Đà đồn đại rất nhiều về khả năng bắt lươn của ông, nay tình cờ gặp ông ra trung tâm Thủ đô thăm con cháu kết hợp đánh lươn, chúng tôi có dịp chứng kiến ông trổ tài.

Gặp ông sống cùng con cháu trong căn nhà trọ nhỏ ngay phía sau trụ sở của Bộ Công an trên đường Phạm Văn Đồng, chúng tôi cảm nhận rất rõ tính chất phác của người đàn ông ngoại lục tuần này.

Nở một nụ cười trên gương mặt sạm đen vì sương gió, ông Sáng cho biết mình làm nghề đặt trúm lươn đã 34 năm nên mọi đặc tính của loài lươn ông đều thuộc lòng. Theo đó, thời điểm để đặt trúm lươn tốt nhất là sau Tết Trung thu (do khoảng tháng 5 là thời gian loài lươn đẻ và nuôi con nên rất gầy, phải đến trung tuần tháng 8 lươn con mới lớn và lươn mẹ mới béo, thịt thơm ngon).
Mang trúm đi bắt lươn giữa.. cao ốc Hà Nội - anh 1

Ông Sáng chuẩn bị đồ nghề đi bắt lươn.

Mang trúm đi bắt lươn giữa.. cao ốc Hà Nội - anh 2

Địa điểm đặt trúm của ông Sáng là những ao chuôm giữa những tòa nhà chung cư của Hà Nội.

Trong câu chuyện với chúng tôi, thi thoảng ông Sáng có nhắc đến loài lươn hổ mang khiến tôi chợt nhớ đến câu chuyện cổ tích "Rắn giả lươn" nói về tài xử án của ông quan Bùi Cầm Hổ dưới thời vua Lê Nhân Tông khi minh oan cho một người đàn bà vô tình ra chợ mua lươn về nấu cháo cho chồng ăn nhưng lại mua nhầm rắn khiến ông chồng lăn quay ra chết.

Nghe câu chuyện đó, ông Sáng cười bảo rằng mọi tình tiết trong câu chuyện đều đúng, riêng tình tiết người chồng ăn phải lươn giả rắn bị đột tử chỉ là truyện cổ tích.

Ông Sáng tâm sự, làm nghề đặt trúm lươn 34 năm qua, điều ông nhớ nhất là một lần bắt được con lươn nặng tới 1 kg và một lần khác bắt phải rắn cạp nong khiến ông sợ hãi đến tận bây giờ.

Ông Sáng phản bác lại nội dung trong câu chuyện cổ tích rằng, trong 34 năm làm nghề đặt trúm ông đã bắt được không biết bao nhiêu là lươn hổ mang, cứ 10 phần lươn bắt được có tới 3 phần là lươn hổ mang. Ông khẳng định, lươn hổ mang hoàn toàn ăn được, thậm chí ăn rất ngon chứ không có chuyện ăn vào chết bất đắc kỳ tử như trong truyện, chúng chỉ khác nhau về hình dáng.

"Bình thường khi bò, lươn đều chúi đầu xuống đất, riêng lươn hổ mang lại ngóc đầu lên như rắn. Một đặc điểm khác để nhận ra lươn hổ mang là trên lưng chúng có 3 chấm vàng như hạt ngô chạy dài từ đầu đến đuôi. Lươn hổ mang chỉ ở những nơi ao, đầm tù 5-7 năm, xung quanh cỏ rậm rạp, um tùm nên mỗi khi bắt được đa phần là lươn to", ông Sáng cho hay.

Mặc dù minh oan tội "mưu sát" cho lươn hổ mang, song ông Sáng lại khẳng định đây là loài lươn rất hung dữ bởi ông đã nhiều lần bị chúng cắn và đặc biệt là lần chứng kiến loài lươn này tấn công và ăn thịt vịt con.

Chả là ngày còn đánh lươn ở quê, một hôm ông bạn hàng xóm than vãn rằng, không hiểu vì sao đàn vịt một ngày tuổi mà ông mua buổi sáng 20 con thả xuống, đến chiều chỉ còn lại 15 con. Nghi ngờ có thủ phạm ẩn mình dưới đáy ao, ông Sáng mang 4 ống trúm lươn đặt 4 góc ao và kêu ông bạn tạm thời nhốt vịt lại. Sáng hôm sau khi thu trúm, ông Sáng bắt được 4 con lươn hổ mang, mỗi con nặng trên 3 lạng.

Tưởng đã quét sạch kẻ thù của đàn vịt chíp, ông bạn hàng xóm mới lùa lũ vịt xuống ao thì bất ngờ thấy một con vịt kêu thảm thiết, chốc chốc lại bị kéo thụp xuống nước. Nhìn kỹ, ông Sáng và người hàng xóm thấy rõ một chú lươn hổ mang đang cắn chân vịt con lôi xuống nước.

Tối hôm đó, ông Sáng tiếp tục mang ống trúm sang đặt và bắt nốt chú lươn "ranh ma" còn lại. Từ sau bận đó, đàn vịt của ông hàng xóm không bị mất thêm con nào nữa. Khi đàn vịt lớn, ông bạn hàng xóm sang tận nhà tặng ông Sáng một cặp vịt thay lời cảm ơn.

Mang trúm đi bắt lươn giữa.. cao ốc Hà Nội - anh 3

Chiến lợi phẩm thu về.

Ra phố bắt lươn

Cùng với quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa nông thôn, đặc biệt là chủ trương dồn điền đổi thửa đã lấp dần và lấp hết ao chuôm tại các làng quê. Thời còn nhiều ao đầm, mỗi chiều đi đặt trúm ông Sáng bắt được 2-3 kg lươn. Nhân lên với giá khoảng 180.000 - 200.000 đồng/kg, mỗi ngày công của ông lên tới 360.000 - 600.000 đồng, nói chung là thoải mái chi tiêu hằng ngày.

Nay, khi ao chuôm ngày một bị thu hẹp, mỗi ngày đặt trúm ông Sáng bắt được vài con lươn nhỏ, chỉ đủ ăn nên ông tính chuyển địa bàn đặt trúm vì cái nghề nó đã ăn sâu vào máu, ông không thể bỏ được.

Qua gợi ý của anh con rể, ngoài trung tâm Hà Nội hiện nay có vô số khu vực bỏ hoang do quy hoạch treo nằm giữa các tòa nhà cao tầng có thể có nhiều lươn nên ông Sáng quyết định mang đồ nghề ra trung tâm Thủ đô.

Sau khi dành nhiều ngày đi khảo sát địa hình, ông Sáng cho biết các khu vực như các quận Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, huyện Thanh Trì có khá nhiều lươn song kích cỡ chỉ ở mức trung bình. Hơn nữa, giá lươn tại Hà Nội không hiểu sao lại thấp hơn quê khi kịch trần lái buôn mua có 150.000 đồng/kg. Từ khi ra Hà Nội đến nay, bình quân mỗi ngày ông sáng bắt được 1-2 kg lươn đem giao bán tại chợ Đồng Xa và chợ Mỹ Đình.
Theo chia sẻ của ông Sáng, việc đánh lươn tại Hà Nội có khác và khó khăn hơn ở quê rất nhiều. Trong khi ở quê dùng ống trúm bằng tre nứa, khi ra Hà Nội, ông Sáng phải dùng đến ống trúm bằng ống nhựa để dễ vận chuyển được nhiều. Nhưng khó khăn nhất với ông Sáng khi "tác nghiệp" tại Thủ đô là việc tìm chỗ để đào giun làm mồi.
Mang trúm đi bắt lươn giữa.. cao ốc Hà Nội - anh 4

Những đứa cháu của ông Sáng thích thú xem ông đổ lươn.

"Giun ở quê và ở trung tâm Hà Nội rất khác nhau. Giun ở trung tâm Hà Nội toàn giun rễ chuối rất nhỏ, ít mùi nên độ nhạy của mồi không cao như giun khoang ở quê. Chính vì thế mà ngày nào tôi cũng phải đi đào giun một lần.

Mà cái giống lươn không có giun rất khó để dụ chúng vào trúm. Dù lượng lươn đánh được không nhiều song tôi vẫn thấy rất vui vì được làm nghề mình yêu thích", ông Sáng tâm sự.

Để chứng kiến tài nghệ của ông Sáng, tôi tháo giầy, đeo ủng theo ông Sáng đi đặt trúm khi mặt trời bắt đầu xuống sau những tòa nhà cao tầng.

Ngồi trên chiếc xe đạp cũ kỹ, ông Sáng chở 30 ống trúm lươn đến điểm đã khảo sát từ hôm trước nằm sau chợ Đồng Xa (quận Bắc Từ Liêm). Vừa dọn chỗ đặt trúm, ông Sáng cho biết, Hà Nội dù có rất nhiều ao hồ, nhưng đa phần bị ô nhiễm nên ít lươn trú ngụ, chỉ những khu vực đọng nước mưa, nước tương đối sạch sẽ, nhiều cây cỏ mọc mới có lươn sinh sống.

Đặt trúm xong, 5 giờ sáng hôm sau tôi có mặt tại căn nhà trọ của con gái ông Sáng để cùng ông đi thu trúm khi người dân Hà Nội bắt đầu tập thể dục buổi sáng. Do khu vực ông Sáng đặt trúm tối qua mới hình thành được vài năm nay nên số lươn ông thu được chỉ vào khoảng 1,5 kg.

Tuy nhiên, trên đường đem chiến lợi phẩm về nhà trọ, ông Sáng vẫn vui như Tết bởi mấy đứa cháu ngoại của ông gần một tháng nay có thói quen đợi ông về mỗi buổi sáng để được xem ông đổ lươn từ trúm ra chậu và chọn cho mình một con to nhất.

Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.