Mì ramen dạng hút gây "sốt" tại Nhật Bản

(Ngày Nay) - Boost Noodle là một loại mì ramen mới, dành riêng cho những khách hàng bận rộn, chỉ cần ăn bằng một tay bằng cách hút phần bên trong hộp nhỏ.
Mì ramen dạng hút. Ảnh: O.C
Mì ramen dạng hút. Ảnh: O.C

Mì ramen ăn liền có lẽ là loại thực phẩm tiện lợi nhất, nhưng một công ty Nhật Bản đã tìm ra cách giúp khách hàng có thể thưởng thức món ăn này dễ dàng hơn nữa.

Công ty Nippon Ham gần đây đã ra mắt Boost Noodle, một loại mì ramen thịt lợn hấp dẫn dành cho các game thủ muốn giải quyết cơn đói mà không phải tạm dừng cuộc thi đấu. Mì ramen Boost Noodle được đựng trong hộp tiện lợi và có thể ăn bằng một tay, chỉ bằng cách hút phần bên trong.

Boost Noodle bao gồm loại mì khoai mỡ đặc biệt, thịt lợn chashu, menma (măng lên men) và hỗn hợp nước dùng thịt lợn và nước dùng hải sản. Mỗi hộp Boost Noodle cũng chứa 35 miligam caffeine.

Theo Nippon Ham, ý tưởng về Boost Noodle là của một nhân viên trẻ thích chơi điện tử trong thời gian dài. Người này cho biết các game thủ muốn vừa ăn vừa chơi mà không phải tốn kém hoặc làm bẩn các thiết bị đắt tiền, nhưng họ cũng muốn có đồ ăn thay thế các thanh protein và thịt khô dành cho các game thủ. Nghe có vẻ là một đề xuất khá dễ dàng đối với một công ty sản xuất mì, nhưng việc đưa sản phẩm này ra thị trường đã mất 2 năm.

Rào cản lớn nhất mà Nippon Ham phải vượt qua là tìm cách bảo quản mì không bị nát trong hỗn hợp nước dùng. Cuối cùng, công ty đã sử dụng mì làm từ khoai mỡ konnyaku trong nước dùng đặc hơn, dạng "bán gelatin". Mì ramen tiệt trùng có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng tới 90 ngày.

Mặc dù được sản xuất chủ yếu để đáp ứng nhu cầu của các game thủ, nhưng Boost Noodle cũng thu hút nhiều khách hàng muốn thưởng thức món ăn nhẹ thịnh soạn có thể ăn bằng một tay, bao gồm cả những người thường xuyên dùng điện thoại thông minh.

Nippon Ham đã ra mắt Boost Noodle vào cuối tháng 7, với mức giá 660 yen (khoảng 100.000 đồng)/hộp.

Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc
Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc
(Ngày Nay) - Tối ngày 18/9 (tức ngày 16 tháng Tám năm Giáp Thìn) tại Đền Kiếp Bạc thuộc Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, thành phố Chí Linh đã diễn ra Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc.
Lạm phát hạ nhiệt, Fed mạnh tay giảm lãi suất
Lạm phát hạ nhiệt, Fed mạnh tay giảm lãi suất
(Ngày Nay) - Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định cắt giảm lãi suất 0,5 điểm phần trăm, bắt đầu chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ, trong bối cảnh lạm phát đang hạ nhiệt một cách ổn định và lo ngại ngày càng tăng về sức khỏe của thị trường lao động.
Rà soát khách quan, minh bạch mức độ thiệt hại do bão số 3
Rà soát khách quan, minh bạch mức độ thiệt hại do bão số 3
(Ngày Nay) - Tại cuộc họp ngày 18/9 về việc triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3, Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú đã đề nghị các tổ chức tín dụng (TCTD) rà soát khách quan, minh bạch theo mức độ ảnh hưởng và phân loại đối tượng bị thiệt hại để có chương trình hỗ trợ phù hợp.
Hà Nội: Điều chỉnh giao thông trên Đại lộ Thăng Long
Hà Nội: Điều chỉnh giao thông trên Đại lộ Thăng Long
(Ngày Nay) - Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa ban hành thông báo điều chỉnh tổ chức giao thông trên Đại lộ Thăng Long bắt đầu từ 9 giờ ngày 17/9/2024 đến khi có thông báo thay thế. Thông báo này thay cho Thông báo số 993/TB - SGTVT ngày 16/9/2024 của Sở Giao thông Vận tải.
Ảnh minh hoạ.
Biện pháp tạm hoãn xuất cảnh vì nợ thuế có đang bị lạm dụng?
(Ngày Nay) - Tạm hoãn xuất cảnh là biện pháp hiệu quả để thu hồi nợ thuế, đảm bảo nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp đối với nhà nước. Tuy nhiên, nếu bị lạm dụng, áp dụng tràn lan, có thể gây ra nhiều hệ lụy cho các doanh nghiệp Việt đang nỗ lực vượt khó, phục hồi trong bối cảnh nền kinh tế nói chung chịu nhiều biến động. .
Cứu trợ phải “nhanh, khả thi, có trọng tâm, trực tiếp”
Cứu trợ phải “nhanh, khả thi, có trọng tâm, trực tiếp”
(Ngày Nay) - “Thương người như thể thương thân” là truyền thống quý báu của dân tộc ta, đặc biệt là sau mỗi lần xảy ra các thiên tai, địch họa. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất thì việc cứu trợ phải đạt các tiêu chí “nhanh, khả thi, kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm, trực tiếp vào các đối tượng bị ảnh hưởng” theo nội dung Nghị quyết số 143/NQ-CP của Chính phủ.
Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế là di sản tư liệu thứ ba của triều Nguyễn được công nhận là Di sản tư liệu thế giới vào năm 2016.
Không phân biệt cao - thấp với di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Sau 23 năm Luật Di sản văn hóa và 15 năm Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa đi vào cuộc sống, Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sẽ được tiếp tục thảo luận tại Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV, dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 21/10/2024. Dự luật mới kiên trì bảo vệ quan điểm không xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể theo Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.