Miền đất nhiều lễ hội độc đáo đầu năm mới

(Ngày Nay) - Là địa bàn sinh sống của 19 dân tộc, tỉnh Điện Biên hiện có khoảng 50 lễ hội ở 3 loại hình gồm: Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa và lễ hội ngành nghề.
Miền đất nhiều lễ hội độc đáo đầu năm mới

Đây đều là những lễ hội độc đáo mang giá trị văn hóa, lịch sử cần được bảo tồn, lưu giữ và phát triển.

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên, trong số 50 lễ hội nói trên có 10 lễ hội truyền thống được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia. Tất cả đều mang giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu, đại diện cho các dân tộc trên địa bàn. Nổi bật là lễ hội Thành Bản Phủ hay Lễ hội Đền Hoàng Công Chất, đây là một trong những lễ hội tiêu biểu được tổ chức tại Di tích lịch sử Quốc gia Thành Bản Phủ, tại xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên.

Hoạt động Lễ hội ở Điện Biên được tổ chức gồm hai phần, phần lễ và phần hội. Phần lễ thường được tổ chức từ đêm hôm trước, phần hội được tổ chức vào ngày hôm sau. Các hoạt động diễn ra mang đậm nét văn hóa truyền thống của các dân tộc như: Tổ chức thi trưng bày gian hàng (các sản vật địa phương, các món ăn truyền thống...); biểu diễn văn nghệ, trình diễn trang phục dân tộc; thi đấu thể thao truyền thống (bắn nỏ, ném còn, đẩy gậy, đi cà kheo, đánh sảng, kéo co, lày cỏ, cờ tướng) và trò chơi dân gian (đánh quay, đánh đu, bịt mắt bắt vịt...) diễn ra với không khí sôi nổi, qua đó thu hút đông đảo nhân dân tham gia.

Lễ hội Thành Bản Phủ được tổ chức vào ngày 24/2 - 28/2 âm lịch, gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ được bắt đầu bằng nghi thức rước kiệu, múa rồng, đọc chúc văn tưởng nhớ Hoàng Công Chất, dâng hương và nghi thức tế lễ. Lễ rước kiệu là hoạt động tiêu biểu không thể thiếu trong ngày lễ hội, mang tính cộng đồng cao nhất thể hiện tư tưởng hướng về cội nguồn dân tộc, biết ơn các vị tướng lĩnh nghĩa quân Hoàng Công Chất và phát huy tinh thần đoàn kết cộng đồng.

Lễ tế Hoàng Công Chất, do đội nữ tế quan thực hiện được hình thành từ năm 1992 và do bà Phạm Thị Nhượng khởi xướng. Đến nay, đội nữ tế quan gồm 27 người phụ nữ gồm dân tộc Kinh và dân tộc Thái được lựa chọn kỹ càng. Lễ tế bắt đầu bằng việc dâng nến, dâng hương, dâng hoa; tiếp theo là phần tiến rượu và tiến chúc văn, với phần tiến rượu phải tiến 3 lần, mỗi lần tiến 4 chấp sự dâng rượu từ bàn để rượu dọc lên chiếu phục lễ sau đó đưa cho chủ tế; cuối cùng, ban tế sẽ dâng chè tương tự như các bước dâng rượu. Kết thúc lễ tế cũng là lúc nhân dân được vào đền thắp nén hương tri ân đồng thời cầu mong cho một năm mới nhiều sức khỏe, may mắn, thành đạt.

Phần hội bao gồm các hoạt động sinh hoạt văn hóa, văn nghệ và các trò chơi dân gian độc đáo, hấp dẫn như: Tung còn, tó má lẹ, kéo co, đẩy gậy, đấu vật, bắn nỏ… Đây là những trò vui chơi giải trí thể hiện sức mạnh của sự đoàn kết và tinh thần thượng võ của dân tộc, vừa thu hút được đông đảo người tham gia làm cho không khí ngày hội thêm tưng bừng náo nhiệt như được sống lại khí thế chiến thắng của nghĩa quân Hoàng Công Chất khi xưa.

Các lễ hội Xuân đầu năm ở Điện Biên đều mang tính nhân văn sâu sắc, hướng tới cái thiện như cầu phúc, cầu mùa, mong muốn cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Các lễ hội thường không có quy mô lớn như ở miền xuôi nhưng vẫn mang những nét độc đáo và bản sắc riêng biệt của đồng bào vùng cao. Đa số các lễ hội gắn với tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa dân gian và nhiều nghi thức độc đáo, đặc sắc chứa đựng các giá trị văn hóa, lịch sử phong phú của các dân tộc trên địa bàn.

Theo ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên, công tác tổ chức lễ hội Xuân 2025 có nhiều điểm mới so với mọi năm. Quy mô các lễ hội lớn hơn, các hoạt động tại lễ hội được tổ chức đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc gắn với các giá trị văn hóa truyền thống.

Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh về việc tổ chức Lễ hội Xuân, Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch đã ban hành công văn số 284/SVHTTDL-QLDSVH ngày 19/01/2025 về việc tăng cường công tác quản lý, tổ chức lễ hội. Cụ thể, lễ hội Xuân 2025, ngoài việc bảo vệ phát huy giá trị di sản văn hóa, phải đảm bảo văn minh, tiết kiệm, an toàn, phù hợp với thuần phong mỹ tục, đạo đức, lối sống, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa, đồng thời tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.

Theo đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên, đề nghị các huyện, thị xã, thành phố và cụ thể là huyện Điện Biên nghiên cứu áp dụng triển khai “Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống” ban hành kèm theo Quyết định số 2068/QĐ-BVHTTDL ngày 08 tháng 8 năm 2023 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với Lễ hội Thành Bản Phủ tại đền Hoàng Công Chất diễn ra tại xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên.

Việc áp dụng bộ tiêu chí nhằm xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân, đồng thời phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội đất nước; xây dựng môi trường văn hóa lễ hội văn minh, lành mạnh; bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc và lan tỏa trong đời sống xã hội; từng bước loại bỏ những hủ tục, tập tục, tập quán lạc hậu.

Năm 2025 với vai trò Trưởng nhóm hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng và TP Hồ Chí Minh, tỉnh Điện Biên sẽ chủ trì, phối hợp với các tỉnh, thành phố ban hành Kế hoạch tổ chức Festival Tinh hoa Tây Bắc - Điện Biên năm 2025 (vào dịp Quốc khánh năm 2025), với nhiều hoạt động giới thiệu văn hóa truyền thống, ẩm thực, thổ cẩm, sản phẩm du lịch của đồng bào các dân tộc tộc vùng cao Tây Bắc.

Bình luận
Tạp chí Ngày Nay tham gia bình chọn Giải Cống Hiến 2025: Góp phần vinh danh giá trị văn hóa xuất sắc lĩnh vực Âm nhạc
Tạp chí Ngày Nay tham gia bình chọn Giải Cống Hiến 2025: Góp phần vinh danh giá trị văn hóa xuất sắc lĩnh vực Âm nhạc
(Ngày Nay) - Giải Cống hiến lần 19 năm 2025, do báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) tổ chức chính thức công bố danh sách đề cử của hai hệ thống giải: Giải Âm nhạc Cống hiến và Giải Thể thao Cống hiến. Tạp chí Ngày Nay, với tư cách là một trong những đơn vị báo chí được mời tham gia bình chọn Giải Cống hiến, sẽ góp phần tìm ra những gương mặt xứng đáng của năm 2025 trong lĩnh vực âm nhạc.
Huỳnh Lập và Phương Mỹ Chi vào hai vai chính trong phim Nhà gia tiên
Huỳnh Lập vẫn tỉnh táo trước cú đột phá dẫn đầu phòng vé!
(Ngày Nay) -“Nhà gia tiên” của Huỳnh Lập dù có những đánh giá chưa tròn trịa, nhưng vẫn nhanh chóng vượt lên dẫn đầu doanh thu phòng vé, thu hơn 70 tỷ sau chưa hết ba ngày chiếu chính thức, còn hôm nay đã tiệm cận doanh số 100 tỷ. Theo dự đoán của những chuyên gia phim ảnh, Huỳnh Lập có thể lập lại thành tích của Thu Trang để đạt doanh thu trên 200 tỷ.
Tổ chức trọng thể lễ ra mắt Trung tâm Dữ liệu quốc gia
Tổ chức trọng thể lễ ra mắt Trung tâm Dữ liệu quốc gia
(Ngày Nay) - Trung tâm Dữ liệu quốc gia là trung tâm dữ liệu được Chính phủ giao Bộ Công an xây dựng, quản lý, khai thác và vận hành nhằm thực hiện việc tích hợp, đồng bộ, lưu trữ, chia sẻ, phân tích, khai thác, điều phối dữ liệu của các cơ quan Nhà nước theo quy định của pháp luật, nhằm hình thành kho dữ liệu về con người và kho dữ liệu tổng hợp từ các cơ sở dữ liệu quốc gia.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) tại cuộc họp báo chung ở Washington, D.C., ngày 24/2/2025.
Mỹ, Pháp bất đồng về giải pháp cho Ukraine
(Ngày Nay) - Sau cuộc gặp giữa Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và người đồng cấp Mỹ Donald Trump tại Washington ngày 24/2 với nội dung chính xoay quanh cuộc xung đột Ukraine, những phát biểu của hai nhà lãnh đạo cho thấy lập trường trái ngược giữa hai đồng minh lâu năm này.
Giáo viên đồng hành cùng học sinh khối 9 ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi vào lớp 10, năm học 2024 - 2025. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN.
Tuyển sinh lớp 10 trường chuyên Hà Nội: Các thí sinh sẽ thi ngày 9/6
(Ngày Nay) - Theo Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2025 - 2026 của UBND thành phố Hà Nội, các thí sinh dự thi vào lớp 10 các trường Trung học phổ thông Chuyên Hà Nội - Amsterdam, Nguyễn Huệ, Chu Văn An và Sơn Tây sẽ làm bài thi môn chuyên vào ngày 9/6 sau khi đã hoàn thành các bài thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập.