Mức án nào cho bố ruột và mẹ kế hành hạ dã man con trai 10 tuổi?

Trong thời gian nuôi bé Khánh, bị cáo Nam và Trinh thường xuyên đánh đập, mắng chửi cháu, làm ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của cháu, bị cấu thành tội Hành hạ con.

Bị cáo Nam và Trinh tại tòa. Ảnh: VietNamNet
Bị cáo Nam và Trinh tại tòa. Ảnh: VietNamNet

Sáng 31/8, TAND TP Hà Nội mở phiên xử sơ thẩm vụ án Trần Hoài Nam (35 tuổi), trú quận Ba Đình, TP Hà Nội và Phạm Thị Tú Trinh (34 tuổi, vợ Nam) về tội Hành hạ con và Cố ý gây thương tích, theo điều 151 và 101 Bộ luật Hình sự 1999. 

Nạn nhân trong vụ án này là cháu Trần Nguyên Khánh (10 tuổi, con đẻ của Nam). Nội dung cáo trạng thể hiện, sau khi ly hôn với chị Nguyễn Thúy Ngân, Nam kết hôn với người vợ thứ 2 là Phạm Thị Tú Trinh. Trong khoảng thời gian từ 7/2016 đến 5/12/2017, Nam và Trinh là những người trực tiếp có trách nhiệm chăm sóc, nuôi con riêng của Nam và chị Ngân, là cháu Trần Nguyên Khánh.

Trong quá trình nuôi con, Nam và Trinh đã có nhiều hành động không thể chấp nhận. Mẹ kế bắt Khánh uống sa tế, bố đẻ bắt uống nước mắm khi cậu bé này không ngoan. Chưa dừng lại ở đó, cặp vợ chồng này còn hành hạ bé trai 10 tuổi trong suốt một thời gian dài. Sự việc chỉ được phát hiện khi nạn nhân bỏ trốn khỏi nhà trọ của bố.

Nam và Trinh đã đánh cháu Khánh gây tổn hại sức khỏe 24%. Trên cơ thể của nạn nhân có 69 vết sẹo, trong đó có hơn 40 sẹo ở mặt và đầu. Tại phiên toà này, Nam thừa nhận, mỗi lần con đi ra ngoài, anh ta đều bắt con phải đội mũ và đeo khẩu trang để tránh việc người khác phát hiện những thương tích trên người đứa trẻ.

Lý giải về việc không cho con trai 10 tuổi đi học, Nam cho rằng: "Vì cháu không muốn đi học". Về bắt con uống nước mắm, Nam khai, vì cháu Khánh nghịch làm vương vãi gia vị, cho hết các đồ gia vị vào đồ ăn trong lúc vợ bị cáo đang nấu cơm.

Trả lời thẩm vấn tại tòa, bị cáo Trinh đã thừa nhận bản thân chưa quan tâm, chăm sóc và có trách nhiệm trong việc nuôi dạy con chồng. Những lúc Khánh nghịch, chị ta tức giận không kiềm chế được bản thân nên đã cùng chồng đánh bé trai 10 tuổi dã man.

Có mặt tại tòa, chị Nguyễn Thúy Ngân, mẹ đẻ cháu Khánh yêu cầu chồng cũ và mẹ kế của con phải bồi thường 383 triệu đồng cho những tổn thất mà cháu Khánh đã phải gánh chịu. Số tiền chị đưa ra là chi phí chữa bệnh, bồi dưỡng cho con và giải quyết những di chứng để lại vì những trận đòn mà Khánh phải chịu đựng.

Nghe đến số tiền này, cả 2 bị cáo Nam và Trinh đều cho là quá cao, yêu cầu HĐXX xem xét lại. Riêng Nam cho biết chỉ chấp nhận bồi thường những khoản tiền mà chị Ngân có thể xuất hóa đơn. Bị cáo ủy quyền cho vợ quyết định việc chi trả bồi thường.

Đúng 17h cùng ngày, HĐXX tuyên án sau khoảng thời gian nghị án. Theo HĐXX, đây là vụ án có đồng phạm. Nam là bố đẻ của Khánh, theo quy định, cha mẹ phải yêu thương, chăm sóc con để con trưởng thành, phát triển nhưng bị cáo lại có hành vi đối xử tàn ác, thường xuyên đánh đập, chửi mắng, gây thương tích cho cháu bé 22%.

Chính người bố này đã đạp vào người khiến bé Khánh bị gãy xương sườn, riêng thương tích này là 15%. Bị cáo Trinh là đồng phạm tích cực, đáng lẽ phải can ngăn khi thấy Nam đánh con nhưng lại là người mách cho Nam đánh Khánh, thậm chí dùng các vật khác đánh con riêng của Nam.

Xét hành vi của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, vi phạm nghiêm trọng chuẩn mực đạo đức, vì vậy cần áp dụng hình phạt tù nghiêm khắc. HĐXX tuyên bố, Trần Hoài Nam, Phạm Tú Trinh phạm tội Hành hạ con và Cố ý gây thương tích.

Xử phạt Trần Hoài Nam 2 năm 6 tháng tù giam tội Hành hạ con, 4 năm tù giam tội Cố ý gây thương tích, tổng hình phạt 6 năm 6 tháng tù, kể từ thời gian 6/12/2017. Đối với Phạm Thị Tú Trinh, xử phạt 2 năm tù tội Hành hạ con, 3 năm tù giam tội Cố ý gây thương tích.

Theo An Ninh Tiền Tệ
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.