Muôn vẻ hành vi ‘lưu danh’ phản cảm của du khách nơi công cộng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tô vẽ, chạm khắc lên tường di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, phá hoại tài sản trên các phương tiện công cộng, tài sản của các tổ chức, doanh nghiệp… là những hành vi phản cảm của một bộ phận du khách, gây bức xúc trong cộng đồng.

Hành vi thiếu ý thức

Mới đây, trên một diễn đàn, hình ảnh thành ghế máy bay của một hãng hàng không bị cào khắc chằng chịt, gây hư hỏng nội thất và mất mĩ quan, được chia sẻ và nhanh chóng ghi nhận các ý kiến phê phán từ cộng đồng mạng. Hành vi phá hoại kém văn minh này gây tổn hại đến tài sản giá trị lớn của hãng bay. Nghiêm trọng hơn, hành vi này còn có nguy cơ uy hiếp an ninh, an toàn hàng không; ảnh hưởng trải nghiệm của các hành khách trên chuyến bay này và các chuyến bay sau đó.

Muôn vẻ hành vi ‘lưu danh’ phản cảm của du khách nơi công cộng ảnh 1

Tàu bay của một hãng hàng không bị phá hoại trong quá trình khai thác

Đây không phải là lần đầu tiên những hành vi “lưu danh” thiếu ý thức của du khách gây thiệt hại cho các doanh nghiệp và bức xúc cho cộng đồng nói chung. Trước đó, Cây Cầu Vàng ở khu du lịch Bà Nà Hills (Đà Nẵng) – công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới đã từng bị nam du khách dùng bút xóa trắng viết vẽ bậy lên nhằm mục đích… chụp ảnh “selfie”. Việc làm này cũng khiến nhiều độc giả ngao ngán, phê phán. Đồng thời, doanh nghiệp chủ quản của công trình kiến trúc đã phải tốn nhiều giờ đồng hồ để sửa chữa nhưng không thể khôi phục lại hoàn toàn như ban đầu.

Không dừng lại ở những phương tiện công cộng hay tài sản của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, nhiều du khách thậm chí còn vô tư “lưu danh” trên các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử quốc gia với tuổi đời hàng trăm năm và để lại hậu quả không thể khắc phục.

Chùa Thiên Mụ, một di tích lịch sử nổi tiếng ở Huế đã bị xâm phạm nghiêm trọng khi những du khách thiếu ý thức xâm phạm. Chi chít trên tấm bia đá, lưng rùa đá trong chùa Thiên Mụ, ngôi chùa cổ kính với niên đại hơn 400 năm, là những dòng chữ do khách tham quan dùng đá nhọn, gạch, bút xóa viết vẽ lên.

Muôn vẻ hành vi ‘lưu danh’ phản cảm của du khách nơi công cộng ảnh 2

Bia đá và mai rùa đá tại chùa Thiên Mụ (Huế) bị hủy hoại vì hành vi của nhiều du khách kém văn minh

Không dừng lại ở Việt Nam, một số du khách còn vô tư “làm tới” khi đi du lịch nước ngoài, góp phần tạo nên hình ảnh xấu xí về người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Có thể kể đến như trường hợp du khách vẽ bậy bằng tiếng Việt lên phiến đá tại di tích thành cổ Yonago thuộc tỉnh Tottori (Nhật Bản).

Muôn vẻ hành vi ‘lưu danh’ phản cảm của du khách nơi công cộng ảnh 3

Di tích thành cổ của Nhật Bản bị du khách phá hoại

Hành động phá hoại này đã gây ra phản ứng gay gắt của người dân Nhật Bản. Bình luận dưới bài đưa tin trên nhật báo Mainichi, hàng loạt độc giả viết: "Làm ơn đừng đến đây để phá hoại"; "Hãy tha cho các di tích lịch sử thánh thiện"… Thậm chí, nhiều người bức xúc đến mức thúc giục các nhà chức trách ráo riết tìm kiếm và xử phạt thủ phạm.

Chế tài xử phạt

Dù là tài sản tư nhân, hay di tích, danh lam thắng cảnh của cộng đồng, bất cứ hành vi xâm hại, phá hoại phản cảm nào cũng gây ra thiệt hại về kinh tế, mỹ quan, cùng các hệ lụy khó khắc phục. Không chỉ vậy, hành vi này còn vi phạm luật pháp tại nhiều quốc gia, cũng như pháp luật Việt Nam.

Ví dụ như theo Luật Bảo tồn di sản văn hóa của Nhật Bản, người vẽ bậy lên các di tích, địa điểm văn hóa, du lịch có thể phải ngồi tù 5 năm và chịu phạt 300.000 yên (khoảng 54 triệu đồng). Trong khi đó, tại Thái Lan, việc xâm hại di tích có thể chịu mức phạt tiền lên đến 10 triệu baht (gần 7 tỷ đồng). Ở Singapore, mức phạt cho các hành vi phá hoại này khoảng 3 triệu đồng, thậm chí phạt tù.

Tại Việt Nam, quy định xử phạt với hành vi viết, vẽ, làm bẩn, làm ô uế di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, công trình văn hóa, nghệ thuật cũng rất rõ ràng. Người có các hành vi này có thể bị phạt tù tới 7 năm.

Đối với các hành vi hủy hoại tài sản của người khác, người vi phạm sẽ bị xử phạt theo điều 178 Bộ Luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017). Tùy theo mức độ thiệt hại, người hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác có thể bị xử phạt hành chính lên đến 50.000.000 triệu đồng hoặc phạt tù lên đến 20 năm.

Bên cạnh việc các đơn vị chủ quản cần kịp thời phát hiện và xử phạt các hành vi phá hoại tài sản theo quy định của pháp luật, thì việc nâng cao ý thức và chung tay ngăn chặn các hành vi phá hoại tài sản, danh thắng rất cần sự đồng lòng và phối hợp của cả cộng đồng ngay từ hôm nay.

Tội phạm buôn người lợi dụng 'lỗ hổng' của TikTok
Tội phạm buôn người lợi dụng 'lỗ hổng' của TikTok
(Ngày Nay) - Lợi dụng ứng dụng chia sẻ video ngắn TikTok, nhiều tội phạm thành thạo công nghệ đang tìm cách mời chào đưa người di cư vượt biên trái phép để tìm đến "miền đất hứa". Điều này đang ngày càng gây khó khăn cho các cơ quan chức năng Mỹ và Mexico trong cuộc chiến chống nạn di cư bất hợp pháp trong khu vực.
Bốn dấu hiệu tiết lộ trẻ hút thuốc lá điện tử
Bốn dấu hiệu tiết lộ trẻ hút thuốc lá điện tử
(Ngày Nay) - Mặc dù thuốc lá điện tử được coi như một công cụ hữu ích giúp nhiều người từ bỏ thói quen hút thuốc lá truyền thống, nhưng ngày càng có nhiều trẻ em sử dụng thuốc lá điện tử mà không có sự kiểm soát từ người lớn.
Ninh Bình: Nhiều trẻ em nhập viện do mắc cúm
Ninh Bình: Nhiều trẻ em nhập viện do mắc cúm
(Ngày Nay) -  Theo báo cáo của các cơ sở y tế tỉnh Ninh Bình, từ đầu tháng 3 đến nay, tình trạng trẻ em nhập viện gia tăng khá cao với các triệu chứng như sốt cao, ho nhiều, uống thuốc không hạ sốt, chảy dịch mũi nhiều, mệt mỏi, ăn uống kém, có một số trẻ xuất hiện cơn giật khi sốt cao…
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh nhộn nhịp khi thị trường Trung Quốc mở cửa
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh nhộn nhịp khi thị trường Trung Quốc mở cửa
(Ngày Nay) -  Sau khoảng một tuần thị trường Trung Quốc mở cửa, du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh đã có những tín hiệu nhộn nhịp, tích cực. Các công ty du lịch trên địa bàn thành phố xúc tiến khởi động tour tuyến hai chiều giữa Việt Nam và Trung Quốc, cùng với những thị trường quốc tế trọng điểm khác.