Năm 2018 đưa ra xét xử 21 vụ án tham nhũng, kinh tế

(Ngày Nay) -Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng trong năm 2018 là chỉ đạo kết thúc điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm 21 vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng - Ảnh: TTXVN
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng - Ảnh: TTXVN

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng - trưởng ban chỉ đạo - đã phát biểu tại phiên họp thứ 13 của Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng tổ chức tại Hà Nội hôm nay 22-1.

Tổng bí thư ghi nhận một trong những việc làm được của Ban chỉ đạo trong năm 2017 là đã quyết liệt chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh, kịp thời nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, với những mức án nghiêm khắc và nhân văn.

"Ban Nội chính trung ương, Đảng ủy Công an trung ương, Ban cán sự Đảng Viện Kiểm sát NDTC, Ban cán sự Đảng Tòa án NDTC đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan tiến hành tố tụng trung ương và địa phương huy động lực lượng, quyết tâm vượt bậc, phối hợp chặt chẽ, tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là các khó khăn, vướng mắc về đánh giá chứng cứ, xác định tội danh, giám định, định giá tài sản, truy bắt đối tượng bỏ trốn... để đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, xử lý các vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp" - Tổng bí thư nói.

Một số khâu yếu lâu nay (như điều tra, giám định, thu hồi tài sản, án treo nhiều...) đã có tiến bộ, Tổng bí thư ghi nhận.

Các vụ án điển hình được nhắc đến như vụ Giang Kim Đạt; vụ Hà Văn Thắm giai đoạn I; vụ Châu Thị Thu Nga; vụ Phạm Công Danh giai đoạn II; vụ Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm...

"Các phiên tòa xét xử ngày càng đổi mới theo hướng công khai, dân chủ, minh bạch, theo đúng quy định của pháp luật. Rất nghiêm minh nhưng cũng rất nhân văn", Tổng bí thư nhận xét.

Năm 2018 đưa ra xét xử 21 vụ án tham nhũng, kinh tế ảnh 1Ông Phan Đình Trạc - trưởng Ban Nội chính trung ương, cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng - Ảnh: TTXVN

Tuy vậy, Tổng bí thư cũng nhắc nhở sự phối hợp giữa một số cơ quan có lúc, có việc chưa tốt, trong đó có việc để tội phạm trốn.

Tổng bí thư cũng cho rằng việc kết luận thanh tra một số dự án còn chậm; việc thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng như kê khai tài sản còn hình thức, hiệu quả thấp, đặc biệt là tình trạng "dưới lạnh" vẫn còn nhiều, khâu tự kiểm tra còn yếu.

Tổng bí thư lưu ý một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Ban chỉ đạo trong năm 2018 là tập trung chỉ đạo kết thúc điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm 21 vụ án; xử lý 21 vụ việc, kiến nghị thuộc diện Ban chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.

Bên cạnh đó là tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc - tình trạng "tham nhũng vặt", kiên quyết loại khỏi bộ máy của Đảng và Nhà nước (nhất là trong cơ quan phòng, chống tham nhũng) những cán bộ hư hỏng, tham nhũng.

Cũng như khẩn trương kết luận thanh tra, xử lý nghiêm sai phạm đối với các dự án gây thất thoát, thua lỗ kéo dài, được dư luận xã hội quan tâm.

"Năm 2017, chúng ta đã làm được nhiều việc, nhưng năm 2018 và những năm tiếp theo còn nhiều việc phải làm, và còn phải làm lâu dài với quyết tâm cao hơn nữa, bền bỉ, kiên trì và hiệu quả hơn nữa. Cũng cần cảnh giác với những âm mưu của các thế lực thù địch, phần tử xấu muốn lợi dụng việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng để chia rẽ nội bộ ta, bôi nhọ, phá hoại Đảng, Nhà nước, chế độ ta."

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Năm 2017 đã thi hành kỷ luật đối với hơn 300 tổ chức Đảng, hơn 18.600 đảng viên vi phạm, trong đó có hơn 700 đảng viên vi phạm về tham nhũng, cố ý làm trái. Ban chấp hành trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã thi hành kỷ luật 3 tổ chức Đảng và 11 cán bộ; Ủy ban Kiểm tra trung ương đã tập trung kiểm tra và thi hành kỷ luật theo thẩm quyền đối với 18 cán bộ; trong đó nhiều vụ đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước và một số cấp ủy, tổ chức Đảng.

Theo Tuổi trẻ

Xây dựng tháp nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Xây dựng tháp nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Ngày 4/5, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự Hội thảo quốc tế “Nguồn nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu”. Sự kiện do Tập đoàn Phenikaa, Trường Đại học Phenikaa phối hợp với Tập đoàn Synopsys và Đại học Bang Arizona (Hoa Kỳ) tổ chức, thu hút sự quan tâm, tham gia của giới chuyên gia, các tổ chức, cá nhân lĩnh vực vi mạch bán dẫn trong và ngoài nước.
Thủ tướng: Kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, kiên định mục tiêu đề ra
Thủ tướng: Kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, kiên định mục tiêu đề ra
Ngày 4/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2024 để đánh giá về hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024; tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công; tình hình triển khai 03 Chương trình mục tiêu quốc gia; đánh giá công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nhiều vấn đề quan trọng khác.
Thêm nguồn tư liệu quý giá về nhạc văn trong tín ngưỡng thờ Mẫu
Thêm nguồn tư liệu quý giá về nhạc văn trong tín ngưỡng thờ Mẫu
Tọa đàm ra mắt sách “Phạm Văn Kiêm và trăm năm hầu bóng - nhạc – văn” đã diễn ra ngày 4/5 tại Nhà xuất bản Hội Nhà văn, số 65 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Sách dày 800 trang, của tác giả Lê Y Linh, do Nhà xuất bản Hội Nhà văn liên kết với Tri Thức Trẻ Books ấn hành.
Google "nín thở" chờ phán quyết trong vụ kiện chống độc quyền ở Mỹ
Google "nín thở" chờ phán quyết trong vụ kiện chống độc quyền ở Mỹ
Ngày 3/5, Tập đoàn Google và Bộ Tư pháp Mỹ đã kết thúc phần tranh luận cuối cùng liên quan đến cáo buộc công ty con của Alphabet vi phạm luật chống độc quyền ở mảng công cụ tìm kiếm và quảng cáo trực tuyến. Đây là vụ kiện mang tính bước ngoặt, được đánh giá là có khả năng định hình “tương lai của Internet”.
Tòa án Nepal ra lệnh hạn chế giấy phép leo núi Everest
Tòa án Nepal ra lệnh hạn chế giấy phép leo núi Everest
Tòa án tối cao Nepal vừa ra lệnh hạn chế số lượng giấy phép leo núi đối với đỉnh núi Everest và các đỉnh núi khác. Quyết định này được đưa ra ngay trước thềm mùa leo núi mùa xuân, thời điểm thu hút hàng trăm nhà thám hiểm đổ về dãy Himalaya.
Nhiều khu vực có mưa và dông
Nhiều khu vực có mưa và dông
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy vân Quốc gia, ngày và đêm 4/5, trên cả nước nhiều khu vực có mưa và dông, cục bộ có mưa to.