Năm mới ở Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam khác nhau thế nào

(Ngày Nay) - Dù cùng đón năm mới Đinh Dậu vào ngày 28/1, các nước châu Á có những cách khác nhau để tận hưởng lễ hội lớn nhất trong năm này.
 
Các hoạt động vui chơi chào đón năm mới của người Hàn Quốc thường chỉ diễn ra trong 3 ngày. Ảnh: Pinterest.
Các hoạt động vui chơi chào đón năm mới của người Hàn Quốc thường chỉ diễn ra trong 3 ngày. Ảnh: Pinterest.

Khoảng một phần sáu dân số thế giới đón năm mới Đinh Dậu trong tuần cuối cùng của tháng 1. Các hoạt động chào đón năm mới âm lịch được tổ chức tại nhiều quốc gia châu Á từ Hàn Quốc, Trung Quốc tới Việt Nam... 

Các nước châu Á cùng đón năm mới theo âm lịch và chia sẻ nhiều nét tương đồng trong văn hóa, truyền thống, từ việc thờ cúng tổ tiên, tôn trọng người già cho đến tục mừng tuổi cho trẻ em trong gia đình. Tuy nhiên, mỗi quốc gia cũng có bản sắc riêng.

Người Hàn Quốc chăm chỉ 

Người Hàn Quốc chỉ có 3 ngày nghỉ, từ ngày cuối cùng của năm cũ đến ngày mùng 2 Tết. Thậm chí, một số người vẫn đi làm vào những ngày này. 

Phụ nữ Hàn Quốc thường dành cả 3 ngày nghỉ cho công việc dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa và nấu nướng phục vụ các thành viên trong gia đình. Trong khi đó, đàn ông cũng bận rộn với những công việc mang tính lễ nghi truyền thống.

Trước khi năm mới đến, người Hàn Quốc tắm nước nóng để gột rửa những điều không may mắn trong năm cũ. Họ đốt lửa bằng những thanh củi trong đêm giao thừa, vì tiếng nổ của gỗ sẽ xua tan ma quỷ.

Trong 3 ngày Tết, sau khi thực hiện nghi lễ thờ cúng tổ tiên, người dân xứ kim chi đi thăm họ hàng, người thân và chùa chiền.

Trung Quốc được xem là nơi có kỳ nghỉ Tết dài nhất trong số các quốc gia châu Á.

Người Trung Quốc có khoảng 10 ngày để tận hưởng không khí lễ hội mùa xuân. Tuy nhiên, đa phần trong số họ thường bắt đầu trở về nhà và đoàn tụ gia đình 1 tuần trước Tết, nhiều lễ hội vui chơi kéo dài tới giữa tháng Giêng. 

Các hoạt động trong từng ngày Tết được người dân Trung Quốc chuẩn bị và xem xét kỹ lưỡng. Mùng 1 là ngày giành cho gia đình, mùng 2 đi thăm bố mẹ vợ, mùng 3 là ngày kiêng kỵ, không có các hoạt động thăm hỏi...

Sau Tết Nguyên Đán, Trung Quốc đón Tết Nguyên Tiêu vào ngày 15/1 âm lịch, đây cũng là một trong những lễ hội lớn nhất trong năm ở đất nước này.

Người Việt có khoảng 1 tuần cho kỳ nghỉ dài nhất trong năm. Số đông mọi người quay trở lại công việc sau ngày mùng 3 Tết. Người Việt cũng quan tâm tới thời điểm của các hoạt động, hành trình trong những ngày đầu năm mới.

Một trong những điểm đến phổ biến nhất của người Việt là chùa, miếu. Người Việt Nam coi đó là cách để cầu mong một năm mới may mắn, sung túc.

Dù kỳ nghỉ Tết chỉ kéo dài 1 tuần, các hoạt động vui chơi, lễ hội thường diễn ra trong suốt tháng Giêng. Người Việt Nam có hàng trăm lễ hội trong khoảng thời gian này.

Gia đình là trên hết

Các nước châu Á cùng có truyền thống hướng về gia đình trong những ngày đầu năm mới âm lịch.

Trước Tết, những người sống xa nhà sẽ trải qua cuộc "đại di cư" để trở về sum họp cùng các thành viên trong gia đình.

Người Trung Quốc và Việt Nam tỏ ra đơn giản và ít rườm rà hơn. Những ngày trước Tết, các thành viên trong gia đình cùng nhau lau dọn nhà cửa, mua sắm đồ đạc chuẩn bị đón Tết.

Họ cùng nhau ăn uống, đi lễ chùa cầu may và thăm họ hàng vào đầu năm. Một số gia đình cũng thường tổ chức lễ mừng thọ cho ông, bà.

Những năm gần đây, người Trung Quốc có xu hướng đi du lịch nước ngoài trong dịp Tết do được nghỉ dài ngày. Cũng đoàn tụ gia đình vào dịp Tết, nhưng người Hàn Quốc có nhiều lễ nghi hơn.

Sáng mùng 1 Tết, người Hàn tiến hành nghi lễ cúng Tổ tiên gọi là "Chesa" do trưởng nam trong gia đình chủ trì. Đồ cúng cùng với rượu gạo được bày trên mặt bàn giữa nhà. Gia chủ thắp hương, khấn mời tổ tiên, cả nhà cùng bái lạy làm lễ.

Sau lễ "Chesa" là lễ "Seba", con cháu bái lạy ông bà, cha mẹ với ý nghĩa chúc mừng năm mới và chúc may mắn. Ông bà, cha mẹ sẽ thưởng tiền hoặc vàng, ngọc hay một món quà quý nào đó cho con cháu trong gia đình.

Ngoài ra, các gia đình Hàn Quốc dựng lên những ngôi nhà nhỏ từ gỗ và củi, được gọi là "Nhà mặt trăng". Họ đốt những ngôi nhà này cùng lời ước của mình trong năm mới. Đây là nghi lễ xuy tan quỷ dữ và bày tỏ mong muốn những điều ước sớm trở thành hiện thực.

Quà tặng và những món ăn

Trẻ em các nước châu Á đều mong chờ Tết vì đây là dịp chúng được nhận tiền mừng tuổi. Trẻ em Hàn Quốc chỉ được nhận lì xì nếu ngoan ngoãn và thực hiện đúng những nghi thức truyền thống trong ngày đầu năm mới. Không chỉ có vậy, một số gia đình khá giả còn mừng tuổi bằng vàng, ngọc...

Năm mới ở Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam khác nhau thế nào ảnh 1Há cảo là món ăn không thể thiếu đối với người Trung Quốc trong dịp năm mới. Ảnh: Vera and Jean Christophe.

Ở Trung Quốc và Việt Nam, người già thường mừng tuổi trẻ em trong những phong bao màu đỏ. Họ tin rằng đó là cách để xua tan quỷ dữ và đón chào nhiều điều may mắn trong những ngày đầu năm.

Người lớn thường trao tặng nhau những món ăn đắt đỏ như hoa quả, hải sản, các loại sâm quý hiếm...

Năm mới âm lịch cũng là dịp người dân châu Á chế biến và thưởng thức những món ăn truyền thống đặc sắc, mang nhiều ý nghĩa và thông điệp khác nhau. 

Người Trung Quốc và Việt Nam chia sẻ điểm tương đồng trong khay bánh kẹo đầu năm mới. Mỗi loại kẹo mang một ý nghĩa riêng. Hạt dưa đỏ tượng trưng cho niềm vui, hạnh phúc, sự chân thành. Vải sấy khô là biểu tượng của quan hệ gia đình bền chặt. Quả quất gợi nhắc tới sự thịnh vượng và là món ăn không thể thiếu tại Trung Quốc. Mứt dừa đem lại sự gắn bó...

Ngoài các loại bánh kẹo truyền thống, mâm cỗ ngày Tết của người Hàn Quốc không thể thiếu món canh bánh gạo, món canh mang ý nghĩa may mắn và hạnh phúc trong năm mới. Ngoài ra còn có các món khác như cá khô, thịt bò khô, bánh bao hấp, hoa quả, rau và hồng khô.

Theo Zing
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.