Cú lừa tấn công tên lửa vào nước Mỹ của Đức quốc xã

(Ngày Nay) - Những năm cuối Thế chiến II, Đức quốc xã tung tin đồn tấn công nước Mỹ bằng tên lửa phóng từ tàu ngầm nhằm buộc phe Đồng minh rút lực lượng về phòng thủ.
Tàu ngầm U-boat của Đức quốc xã rời cảng làm nhiệm vụ. Ảnh: Padresteve
Tàu ngầm U-boat của Đức quốc xã rời cảng làm nhiệm vụ. Ảnh: Padresteve

Những năm Thế chiến II, Đức quốc xã là quốc gia đầu tiên phát triển bom thông minh và các loại vũ khí dẫn đường, đặc biệt là tên lửa đạn đạo. Các loại tên lửa đạn đạo như V-1 có tầm bắn khoảng 290 km, sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng, hay loại V-2 có tầm bắn 320 km.

Các loại tên lửa này đã giết hàng nghìn người ở Anh và các thành phố Tây Âu. Tuy nhiên, nước Mỹ vẫn ở quá xa so với tầm bắn của các loại tên lửa. Để tấn công nước Mỹ, Đức quốc xã phải lắp tên lửa lên tàu ngầm U-boat, sau đó bí mật tiếp cận bờ biển Mỹ, từ đó gieo rắc nổi sợ hãi và hoảng loạn dọc theo bờ đông.

Kế hoạch bí mật của Đức

Theo tạp chí National Interest tháng 10/1944, Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) thẩm vấn 2 điệp viên Đức được cứu thoát từ một tàu ngầm U-boat bị đánh chìm trên biển. J. Edgar Hoover, Giám đốc FBI lúc đó cảnh báo Washington rằng, Đức quốc xã đang chuẩn bị tấn công nước Mỹ bằng tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm.

2 điệp viên khác của Đức quốc xã bị bắt trong tháng 12/1944 cũng cung cấp thông tin tương tự. Tại Berlin, Albert Speer, Bộ trưởng Khí tài và Vũ trang Đức tuyên bố sẽ trút mưa tên lửa đạn đạo xuống New York trong tháng 2/1945.

Trước đó, tình báo Anh, Mỹ đã chặn được các tín hiệu liên lạc của Đức cho thấy, Hải quân Đức đã lên kế hoạch sử dụng tàu ngầm tầm xa U-boat Type-7 để tấn công khu vực ven biển nước Mỹ. Nhóm tấn công được đặt mật danh Seawolf.

Tháng 3/1942, thuyền trưởng tàu ngầm U-511, Friedrich Steinhoff  được lệnh thử nghiệm loại pháo phản lực có thể bắn từ dưới nước. Tháng 11/1944, tình báo phe Đồng minh chặn được thông tin Đức quốc xã đang phát triển container phóng cho tên lửa V-2 có thể kéo theo phía sau tàu ngầm U-boat.

Từ các thông tin tình báo cũng như tuyên bố của quan chức Đức, phe Đồng minh tin chắc rằng có mối đe dọa lớn sắp xảy ra đối với lục địa Mỹ.

Chiến dịch Teardrop

Tháng 1/1945, Hải quân Mỹ tổ chức 2 lực lượng đặc nhiệm gồm 46 tàu chiến và hàng chục máy bay thuộc Hạm đội Đại Tây Dương tiến hành săn lùng, tiêu diệt các tàu ngầm Đức có ý định tiếp cận bờ biển Mỹ.

Cú lừa tấn công tên lửa vào nước Mỹ của Đức quốc xã ảnh 1

Biên đội tàu  chiến Hải quân Mỹ chuẩn bị cứu thủy thủ tàu ngầm Đức bị đánh chìm. Ảnh: Hải quân Mỹ

Lực lượng này thiết lập 2 điểm phòng thủ tiền tiêu tại Argentia và Newfoundland tiến hành săn lùng và tiêu diệt bất kỳ tàu ngầm khả nghi trong khu vực. Mỗi biên đội tàu chiến được tăng cường thêm 2 tàu hộ tống sân bay có thể mang theo máy bay tuần tra chống ngầm.

Các máy bay tuần tra chống ngầm đã chứng minh hiệu quả cao trong việc săn lùng và tiêu diệt tàu ngầm U-boat của Đức. Mỗi tàu hộ tống sân bay được bảo vệ bởi 20 tàu khu trục, tàu chống ngầm cỡ nhỏ. Các tàu được trang bị hệ thống định vị thủy âm (sonar), radar dùng để phát hiện tàu ngầm, cùng  mìn sâu có thể tấn công ở độ sâu 200 m.

Phe Đồng minh nắm khá rõ hải trình hoạt động của tàu ngầm Đức bằng cách chặn và giải mã thông tin liên lạc giữa các tàu ngầm và bộ chỉ huy trung tâm. Trong 7 tàu ngầm U-boat được Đức quốc xã điều động làm nhiệm vụ tấn công, 4 tàu ngầm bị đánh chìm, 218 thủy thủ tử trận. Phe Đồng minh tổn thất một tàu hộ tống, 126 thủy thủ thiệt mạng.

Qua tra hỏi các thủy thủ tàu ngầm Đức bị bắt, phe Đồng minh mới vỡ lẽ rằng, các tàu ngầm Đức phái đi tấn công nước Mỹ không hề được trang bị tên lửa. Chương trình thử nghiệm phóng pháo phản lực từ tàu ngầm không thành công và đã bị hủy bỏ.

Thực chất kế hoạch điều động tàu ngầm đến hoạt động gần bờ biển Mỹ là để giảm áp lực tấn công của phe Đồng minh ở châu Âu. Các điệp viên Đức bị bắt cố tình cung cấp sai thông tin để đánh lừa phe Đồng minh về mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo.

Sau khi Thế chiến II kết thúc, Mỹ thu được tài liệu kỹ thuật về chương trình phát triển tên lửa đạn đạo V-2 phóng từ tàu ngầm để phát triển thành tên lửa JB-2. Năm 1947, Hải quân Mỹ tiến hành phóng thử tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm đầu tiên.

Theo Zing
Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh tiểu học
Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh tiểu học
(Ngày Nay) - Ngày 23/12, tại Nhà văn hóa thị xã Duy Tiên (Hà Nam), Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Nam phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh tổ chức chương trình Giao lưu giáo dục kỹ năng tham gia giao thông an toàn cấp tiểu học năm học 2024 - 2025.
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.