Nên thay đổi Nghi thức tuyên thệ nhậm chức tại Quốc hội

GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng: "Theo tôi là nên thay đổi. Chúng ta tuyên thệ chứ không phải đi xem hát. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên nên có thể vừa làm vừa điều chỉnh dần sao cho phù hợp".
Nên thay đổi Nghi thức tuyên thệ nhậm chức tại Quốc hội

Sẽ thay đổi vào kỳ sau?

Quốc hội khóa XIII vừa kết thúc và để lại nhiều dấu ấn đặc biệt. Trong những dấu ấn đó, dư luận rất quan tâm đến nghi thức tuyên thệ của 4 chức danh chủ chốt của nhà nước là Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án Nhân dân tối cao.

Lần đầu tiên, quốc hội có nghi thức tuyên thệ với 4 chức danh này.

Nên thay đổi Nghi thức tuyên thệ nhậm chức tại Quốc hội ảnh 1

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân là người đầu tiên tuyên thệ đã gây xúc động mạnh với dư luận xã hội. Ảnh quochoi.vn.

Tại cuộc họp báo kết thúc kỳ họp thứ 11- kỳ họp cuối cùng Quốc hội khóa XIII được tổ chức sáng 12/4 vừa qua, nhiều nội dung của kỳ họp được báo giới quan tâm trong đó có nghi thức tuyên thệ.

Một nữ phóng viên đã đề cập đến việc trong khi các chức danh tuyên thệ, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) ngồi dưới giơ máy điện thoại, iPad lên chụp ảnh có là phản cảm không?

Trước đó, khi trao đổi với phóng viên bên hành lang Quốc hội vào sáng 1/4, câu hỏi tương tự như vậy của phóng viên đã được Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng, đó là việc bình thường khi các vị ĐBQH muốn ghi lại một khoảnh khắc, một kỷ niệm vô cùng đáng nhớ, là sự kiện lần đầu tiên trong lịch sử Quốc hội.

Trả lời báo giới ngay tại cuộc họp báo lần này, Tổng thư ký Nguyễn Hạnh Phúc tái khẳng định vấn đề này. Ông nói: “Lần đầu tiên, Quốc hội làm lễ tuyên thệ. Vấn đề này thực ra không phải mới. Năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm lễ tuyên thệ trước đình Tân Trào, Bác Hồ đứng trước lá cờ, ngay cạnh chân cột cờ, hướng về đình Tân Trào tuyên thệ.

Chúng tôi cũng lấy từ ý tưởng đó để làm lễ tuyên thệ.

Nên thay đổi Nghi thức tuyên thệ nhậm chức tại Quốc hội ảnh 2

Tổng thư ký Nguyễn Hạnh Phúc nói Quốc hội sẽ tiếp tục nghiên cứu và có thể thay đổi nghi lễ tuyên thệ trong kỳ tiếp theo. Ảnh Dương Thu.

Trước đó, có một số phóng viên cũng hỏi tôi tại sao ĐBQH không đứng lên. Tôi cũng trả lời, trên thế giới, tuyên thệ có nơi đứng, có nơi ngồi. Do đó, tùy theo điều kiện của mỗi nước, không bắt buộc đứng hay ngồi.

Trong tuyên thệ, các đại biểu cũng rất muốn có kỷ niệm về hình ảnh lần đầu tiên được chứng kiến nghi thức tuyên thệ. Tôi nghĩ cũng không có vấn đề gì. Chuyện đó cũng bình thường, ghi lại, ghi nhớ những kỷ niệm đó.

Tuy nhiên, chúng ta vẫn cứ phải nghiên cứu để hoàn thiện dần. Vì chúng ta làm lần đầu tiên nên cần phải có thời gian để nghiên cứu.

Đương nhiên, nếu một tuyên thệ của Chủ tịch Quốc hội như vậy mà ngay sau đó, 3 chức danh tuyên thệ sau lại thay đổi ngay thì cũng rất kỳ.

Nếu thay đổi, sửa đổi bổ xung thì phải vào kỳ sau. Còn ngay lúc đó thì chắc là chúng ta cũng không nên thay đổi”.

"Vừa làm vừa điều chỉnh cho phù hợp"

Nên thay đổi Nghi thức tuyên thệ nhậm chức tại Quốc hội ảnh 3

GS. Nguyễn Minh Thuyết đồng tình với báo chí, ông cho rằng, nghi thức tuyên thệ nên thay đổi.

Đưa quan điểm về vấn đề này, GS. Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nói: “Tuyên thệ là nghi lễ mà nhiều nước đã làm. Nó không chỉ là nghi lễ mà còn là một sự cam kết trước Tổ quốc và Nhân dân rất thiêng liêng.

Tôi hy vọng tất cả các vị đã tuyên thệ cũng như đã làm việc dưới quyền của những người đã tuyên thệ sẽ thực hiện đúng những điều đã tuyên thệ.

Tôi đồng ý với các bạn vì sự tuyên thệ này là của các vị đứng đầu các cơ quan cao nhất của một đất nước. Những người dự nên đứng lên, còn việc chụp ảnh là việc của báo chí.

Thực ra cũng đáng trân trọng những tình cảm của các vị ĐBQH, tình thì đáng trọng nhưng thực ra không nên làm như vậy.

Theo tôi là nên thay đổi. Chúng ta tuyên thệ chứ không phải đi xem hát. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên nên có thể vừa làm vừa điều chỉnh dần sao cho phù hợp”.

Dương Thu

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.