Netflix, Disney, Amazon kiện ứng dụng Trung Quốc sao chép

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Nhiều "gã khổng lồ" giải trí quốc tế bao gồm Netflix, Disney và Amazon đã kiện Renren Video, một ứng dụng phát trực tuyến cực kỳ phổ biến của Trung Quốc, vì vi phạm bản quyền.
Netflix, Disney, Amazon kiện ứng dụng Trung Quốc sao chép

Shanghai Zhongduomei Network Technology, công ty mẹ của Duoduo TV, trước đây có tên là Renren Video, đã bị 8 nhà cung cấp nội dung gốc cáo buộc vi phạm bản quyền.

Nền tảng này cho biết các vụ kiện do Universal Studios, Paramount, Warner Bros, Sony Pictures, Twenty-First Century Fox, Amazon, Netflix và Disney đã được đệ trình lên tòa án Thượng Hải.

Với nhiều dịch vụ phát trực tuyến toàn cầu vẫn không thể truy cập được ở Trung Quốc, hầu hết người xem Trung Quốc đã chuyển sang các trang web và ứng dụng như Renren Video trong nhiều năm qua để xem các chương trình và phim nước ngoài.

Bất chấp các dịch vụ phát trực tuyến lớn trong nước như iQiyi, Tencent Video và Youku mở rộng nội dung của họ, khán giả Trung Quốc vẫn tiếp tục sử dụng nhiều ứng dụng "ngoài luồng" và thậm chí cả các trang web trái phép để được truy cập các nội dung giải trí.

Vụ tranh chấp pháp lý mới nhất đã gây ra một số cuộc tranh luận với các phản ứng trái chiều trên mạng xã hội Weibo với hơn 100 triệu lượt theo dõi.

"Tôi sẽ mất một nền tảng để giải trí", một người dùng Duoduo TV cho biết. "Nhưng không thể làm gì khác. Họ đang vi phạm bản quyền của người khác".

Được cho ra mắt năm 2014 với tư cách là nơi cung cấp các nội dung phim truyền hình Mỹ, Renren Video đã phát triển vượt mặt YYeTs, một nhóm ở Trung Quốc chuyên cung cấp dịch vụ lồng tiếng và cho phép tải xuống các chương trình và phim được sản xuất ở nước ngoài.

Với việc khan hiếm nội dung nước ngoài trên các nền tảng chính thức tại Trung Quốc, YYeTs đã trở nên phổ biến từ năm 2003 nhờ có nhiều nội dung miễn phí và có phụ đề.

Cả Duoduo TV và YYeTs đã phải vật lộn để duy trì hoạt động khi ý thức bảo vệ bản quyền ở Trung Quốc ngày càng mạnh mẽ hơn. Trong khi YYeTs xoay quanh dịch vụ lồng tiếng của mình, Duoduo TV tập trung vào nội dung do người dùng tạo ra và huy động vốn từ những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc bao gồm Baidu, Xiaomi và Kuaishou.

“Về cơ bản, tất cả nội dung trên nền tảng của chúng tôi đều do người dùng tạo ra, khi họ tập hợp ở đây dựa trên sở thích cá nhân", ông Zhou Weimin, người sáng lập Renren Video cho biết vào năm 2017. Vào thời điểm đó, ông Zhou cho rằng công ty sẽ mở rộng hệ sinh thái nội dung của mình bằng cách phát triển nội dung gốc, đồng thời định vị mình là một cộng đồng để thảo luận về văn hóa nước ngoài.

Nhưng những rắc rối pháp lý của công ty tiếp tục tăng lên, cũng như chi phí mua bản quyền đối với nội dung trái phép. Renren Video thậm chí còn đổi tên thành Duoduo TV nhằm tránh gây tranh cãi.

Tuy nhiên, trong vài năm qua, công ty điều hành nền tảng này đã phải đối mặt với hàng chục vụ kiện liên quan đến vi phạm bản quyền của các đối tác trong nước, bao gồm Bytedance, Tencent và Sohu.

Mọi thứ cũng không suôn sẻ đối với YYeT. Trang này cũng đã bị gỡ bỏ vì vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, khi một tòa án tại Tủng QUốc phán quyết rằng nền tảng này có hơn 32.000 bộ phim truyền hình và điện ảnh trái phép. Bản thân người sáng lập của YYeTs đã bị phạt 1,5 triệu nhân dân tệ (220.000 đô la) và bị bỏ tù 3 năm rưỡi.

Theo Sixth Tone
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).
Tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh: THX/TTXVN
WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ thứ hai
(Ngày Nay) - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố việc cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine LC16m8 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vaccine kịp thời tại các cộng đồng đang bùng phát dịch đậu mùa khỉ.