Lý do giới siêu giàu Trung Quốc đua nhau chuyển tài sản sang Singapore

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Các cuộc truy quét gần đây của chính phủ Trung Quốc đối với các tỷ phú công nghệ và những người nổi tiếng trốn thuế đã khiến nhiều người giàu có trong nước tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn.
Một khu nhà cao cấp tại Singapore. (Ảnh: Bloomberg)
Một khu nhà cao cấp tại Singapore. (Ảnh: Bloomberg)

Theo hãng tin AFP, Singapore đang chứng kiến ​​một làn sóng các gia đình cực kỳ giàu có từ Trung Quốc chuyển tài sản sang đảo quốc này.

Các cuộc truy quét gần đây của chính phủ Trung Quốc đối với các tỷ phú công nghệ và những người nổi tiếng trốn thuế đã khiến nhiều người giàu có trong nước tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn.

Lo lắng về số tài sản có thể bị để mắt đến, một số nhân vật giàu có của Trung Quốc đã lựa chọn Singapore – một quốc gia có mức thuế tương đối thấp và dân số chủ yếu là người gốc Hoa - là "ngôi nhà thứ hai".

"Bạn không thể tưởng tượng được cách họ tiêu tiền. Thật điên rồ", Pearce Cheng, Giám đốc điều hành của AIMS, một công ty cung cấp dịch vụ nhập cư và tái định cư Singapore, cho biết. Anh nhớ lại từng tham dự bữa tiệc của một khách hàng Trung Quốc. Tại bữa tiệc này, khách hàng đã yêu cầu loại rượu whisky "Yamazaki 55" quý hiếm của Nhật Bản với giá trị khoảng 800.000 USD/chai.

Công ty của Cheng giúp những người gia đình giàu có tại Trung Quốc sang đây sinh sống tìm căn hộ sang trọng, thuê tài xế riêng và đăng ký cho con học trường tư. Công ty này thậm chí đã từng giúp khách hàng mua số xì gà với tổng giá trị lên tới 61.000 USD.

Benny Teo, giám đốc điều hành của Blazon, một công ty tư vấn chuyên về golf, cho biết: “Nhiều người trong số họ là những người Trung Quốc trẻ tuổi, mặc quần áo hàng hiệu thời trang. Họ thường ở một mình và ăn tối với nhau, điều này không có gì ngạc nhiên”.

Việc chuyển đến sinh sống tại Singapore khiến tài sản của những người giàu nhất Trung Quốc nằm ngoài tầm kiểm soát chặt chẽ của chính phủ Bắc Kinh. Tỷ phú Jack Ma - người đồng sáng lập Tập đoàn Alibaba, một trong những ông trùm nổi tiếng nhất châu Á - đã thiệt hại khoảng 25 tỷ USD khi các nhà quản lý Trung Quốc ngừng đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào năm 2020.

“Chuyển đến Singapore là để đảm bảo tài sản của gia đình được cất giữ an toàn và có thể kéo dài qua nhiều thế hệ”, một công ty quản lý tài sản bày tỏ.

Singapore ngày càng được coi là một ngôi nhà chứ không chỉ là một kế hoạch dự phòng cho những gia đình giàu có. Một trong những người sáng lập chuỗi lẩu lớn nhất Trung Quốc, Haidilao, gần đây cũng thành lập văn phòng gia đình tại Singapore.

Cơ quan tiền tệ Singapore ước tính số lượng văn phòng gia đình - công ty quản lý tài sản riêng cho cá nhân và nhóm đã tăng từ 400 vào năm 2020 lên 700 vào năm 2021.

Loh Kia Meng, đồng trưởng bộ phận tài sản tư nhân và văn phòng gia đình tại công ty luật Dentons Rodyk, ước tính đến cuối năm ngoái, tổng cộng 1.500 văn phòng gia đình đã được thành lập và không quá ngạc nhiên khi cứ hai văn phòng gia đình mới thì có một văn phòng do người Trung Quốc thành lập.

Các chuyên gia chỉ ra tình hình căng thẳng chính trị giữa Bắc Kinh và Washington càng thúc đẩy mong muốn chuyển ra nước ngoài của một số người giàu tại Trung Quốc.

Song Seng Wun, một nhà kinh tế khu vực của CIMB Private Banking, cho biết Singapore được đánh giá là khu vực trung lập thuận tiện cho giới siêu giàu có thể kinh doanh. Quốc gia này được cho là rất khéo léo trong việc quản lý các mối quan hệ với Washington và Bắc Kinh, vừa duy trì mối quan hệ an ninh chặt chẽ với Mỹ vừa duy trì các liên kết thương mại mạnh mẽ với Trung Quốc.

Các điều tra viên thuộc Cơ quan chống tham nhũng nhà nước Hàn Quốc tiến vào tư dinh Tổng thống bị luận tội để thực thi lệnh bắt giữ ông Yoon Suk Yeol, tại Seoul, ngày 3/1/2025. Ảnh: YONHAP.
Cảnh sát Hàn Quốc thực thi lệnh bắt Tổng thống Yoon Suk Yeol
(Ngày Nay) - Ngày 3/1, các điều tra viên và cảnh sát Hàn Quốc đã tiến vào dinh thự của Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol liên quan đến nỗ lực áp đặt lệnh thiết quân luật bất thành vào tháng trước. Đây là lần đầu tiên lực lượng chức năng nước này tìm cách bắt giữ một tổng thống đương nhiệm.
 Tên lửa Iran được phóng trong một cuộc diễn tập quân sự ở miền Nam nước này ngày 19/1/2024. Ảnh: AFP/TTXVN.
Chiến lược "Vành đai lửa" của Iran đang sụp đổ?
(Ngày Nay) - Sau cuộc tấn công của Hamas vào Israel ngày 7/10/2023, chiến lược "vành đai lửa" của Iran đang đứng trước nguy cơ sụp đổ. Các lực lượng dân quân thân Tehran như Hamas, Hezbollah bị suy yếu, đồng minh Syria thay đổi chính quyền, trong khi chương trình hạt nhân bị đe dọa đã khiến tham vọng ở Trung Đông của Tehran bị lung lay.