Theo Tiếng nói nước Nga, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã phát biểu tại phiên họp ở Bắc Kinh nhân dịp kỷ niệm 60 năm công bố năm nguyên tắc chung sống hòa bình với bài phát biểu "Sự phát triển của năm nguyên tắc chung sống hòa bình".
Xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn dựa trên sự hợp tác cùng có lợi. "Năm nguyên tắc lần đầu tiên được nêu trong thỏa thuận Ấn Độ-Trung Quốc vào năm 1954 có còn tính thời sự hay không? Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Viễn Đông của Nga, ông Sergey Lousianin bình luận về vấn đề này.
>> Bị Mỹ "bóc mẽ" bản đồ 10 đoạn, Trung Quốc "nóng mặt" phản ứng
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình |
Lễ kỷ niệm 60 năm “5 nguyên tắc chung sống hòa bình” ra đời được tổ chức ở Trung Quốc, dẫn đến một số suy nghĩ hoàn toàn không phải là đáng vui mừng.
Các nguyên tắc nổi tiếng đã ra đời trong giai đoạn đối đầu lưỡng cực giữa Liên Xô và Hoa Kỳ cùng các đồng minh của họ. Trong thực tế, đó là nỗ lực để tách ra khỏi hai "cực", tạo ra Phong trào không liên kết. Sự cố gắng để "chạy trốn" cuộc đối đầu Xô-Mỹ đã bị thất bại. Nói đúng ra, chính các nguyên tắc ấy cũng đã bị những người sáng lập - Nehru và Chu Ân Lai vi phạm.
Thậm chí trong thời đại lưỡng cực các nguyên tắc ấy đã che đậy những mưu toan khu vực và toàn cầu. Khi nào cần đến, người ta đã “lôi chúng ra” và giương cao chúng lên như ngọn cờ tại các cuộc hội nghị hay diễn đàn này khác, còn khi nào nẩy sinh các xung đột thực tế, thì tạm thời người ta đã “quên chúng đi”.
Trong thực tế, ngày nay cũng đang diễn ra điều tương tự, nhưng lại trong một hình thức tệ hại hơn nhiều. Trên thế giới đang gia tăng tình thế xung đột, đang diễn ra hàng loạt vi phạm luật pháp quốc tế và hầu như vi phạm tất cả năm nguyên tắc chung sống hòa bình.
Mỗi quốc gia, trên lời nói đều không từ bỏ những nguyên tắc đã có lịch sử 60 năm. Tuy nhiên, tần suất sử dụng chúng và "áp lực chính trị", tức cách giải thích những nguyên tắc này ở các khu vực khác nhau của thế giới hoàn toàn không giống nhau.
Ở Mỹ và Tây Âu, dường như người ta đã quên đi ý nghĩa ban đầu của Năm nguyên tắc. Nhưng ở châu Á vấn đề lại khác. Đặc biệt là Trung Quốc, nước đang cố gắng làm cho các nguyên tắc đó thích ứng với các bước đi trong chính sách đối ngoại mới của mình - tăng cường hiện diện trên thế giới nhằm nâng cao vị trí của nước này.
Lấy ví dụ, ở Trung Quốc hiện đang diễn ra mâu thuẫn giữa nguyên tắc đầu tiên (tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ) và nguyên tắc thứ hai (không tấn công) và thứ năm (cùng tồn tại hoà bình).
Có nghĩa là, nếu áp dụng chúng vào khái niệm "các đảo tranh chấp” thì có vẻ như Bắc Kinh đang cố gắng duy trì nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ, nhưng mặt khác, chính họ đang vi phạm các nguyên tắc thứ hai và thứ năm. Trung Quốc có những hành động khá gay gắt trong các khu vực tranh chấp biển đảo với các nước láng giềng.
Muốn hay không muốn, những mâu thuẫn đó đang thể hiện ở các cung bậc khác nhau trong phát biểu của các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Chẳng hạn, gần đây Tập Cận Bình luôn nhắc tới "lòng yêu chuộng hòa bình của người Trung Hoa” không muốn trở thành kẻ bá quyền, luôn trích dẫn việc tuân thủ các nguyên tắc bình đẳng và ủng hộ chung sống hoà bình.
Giàn khoan Hải Dương 981 mà Trung Quốc hạ đặt trái phép trong vùng biển Việt Nam là một minh chứng cho sự vi phạm các nguyên tắc chúng sống hòa bình của Bắc Kinh
Trong khi đó, trong chuyến thăm Hoa Kỳ, Tổng tham mưu trưởng Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) Phòng Phong Huy nói rằng Trung Quốc không sợ những vấn đề này ("tranh chấp đảo") và trong trường hợp có mối đe dọa đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ thì Trung Quốc sẵn sàng giáng trả đích đáng. Nói cách khác, vị tướng đó đã nhấn mạnh nguyên tắc đầu tiên, nhưng đặc biệt là theo kiểu Trung Quốc.
Có thể là ban lãnh đạo Trung Quốc hiện nay đang cố gắng đưa Năm nguyên tắc chung sống hòa bình thích nghi với thực tế gay gắt của nền đối ngoại đương đại và truyền cho các nguyên tắc đó những ý nghĩa mới theo lập trường của họ.
Trước đó, ngày 30/6, tờ India Today đưa tin về lễ kỷ niệm 60 năm ngày Trung Quốc – Ấn Độ – Myanmar ký kết 5 nguyên tắc chung sống hòa bình, trong đó có những tuyên bố hùng hồn của lãnh đạo nước chủ nhà ông Tập Cận Bình đi ngược lại hoàn toàn những gì đang diễn ra trong thực tế.
Solomon Raj, một độc giả đã bình luận trên tờ India Today, 5 nguyên tắc chung sống hòa bình một lần nữa cho thấy đó là sự nhạo báng của Trung Quốc với việc họ đã bành trướng lãnh thổ, nhảy vào tranh cướp chủ quyền chống lại các nước láng giềng. Độc giả này cho rằng chính phủ Ấn Độ không nên lãng phí thời gian của họ vào việc xoa dịu mà cần phải nói chuyện, hành động cứng rắn trong phân định gianh rới, cố gắng lấy lại phần lãnh thổ mà Trung Quốc đã đánh chiếm năm 1962. Solomon Raj tin vào chính phủ mới ở Ấn Độ sẽ làm điều đó.
Xung quanh bài phát biểu này, phóng viên đài BBC tại Bắc Kinh Damian Grammatica cho biết, Tập Cận Bình đã có một mục tiêu rõ ràng trong việc trấn an các nước láng giềng đang xem sự trỗi dậy của Trung Quốc là một mối uy hiếp.
Tập Cận Bình nói người Trung Quốc không có gen bành trướng, xâm lược hay bắt nạt quân sự. Nhưng trên thực tế chúng ta thấy trong những tháng gần đây đã xảy ra các cuộc đụng độ giữa tàu Trung Quốc với tàu Việt Nam trên Biển Đông (thực tế là Trung Quốc không những hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam mà còn hung hãn đâm chìm tàu cá, đâm hỏng tàu kiểm ngư của Việt Nam.
Thậm chí trong bài phát biểu của mình Tập Cận Bình còn ám chỉ, đổ tội cho Hoa Kỳ khi ông nói về cái gọi là “luật rừng” đã thuộc về quá khứ và ông muốn có một cấu trúc an ninh mới cho châu Á.
Tờ Sydney Morning Herald ngày 29/6 bình luận, một số phát biểu của Tập Cận Bình trái ngược với những hoạt động gia tăng gây hấn của Trung Quốc trong những năm gần đây khi nền kinh tế và quân sự của nó phát triển.
Và để ngụy biện cho những lời hoa mỹ của Tập Cận Bình không che đậy nổi dã tâm bành trướng, thực tế phũ phàng ở Biển Đông, các học giả và truyền thông nhà nước Trung Quốc lại đổ tội cho các nước khác.