Ngày Xuân bàn chuyện 'Dân giàu'

Ngày Xuân bàn chuyện 'Dân giàu'

Nội dung quan trọng hàng đầu của dân giàu là Nhân dân được “làm ăn”, tự lo cuộc sống cho mình, là hiện thực hóa cái quyền “tự do mưu cầu hạnh phúc” như tinh thần của Tuyên ngôn Độc lập 2/9/1945.

* * *

35 năm Đổi mới vừa qua, cùng với những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử của sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam, lý luận về CNXH cũng có nhiều bước tiến dài. Một trong số đó là việc xác định đặc trưng hàng đầu của mô hình CNXH ở Việt Nam là “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng văn minh” (Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011). Hiện thực hóa quyền được làm ăn, từ đó mà làm giàu của Dân và Nhà nước có nghĩa bảo trợ, khuyến khích làm giàu hợp pháp là một hệ thống nhận thức gồm nhiều thành tố và dần hoàn thiện qua các kỳ Đại hội Đảng.

“Dân giàu” hiển nhiên liên quan trước hết đến lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là trong kinh tế thị trường. Còn gì tự nhiên hơn, lành mạnh hơn trong một nền kinh tế sống động, người dân được “làm ăn” và làm giàu.

Ngày Xuân bàn chuyện 'Dân giàu' ảnh 1

Dân ở đây là Nhân dân, là những công dân đang tham gia sản xuất kinh doanh, chủ yếu là trong thành phần kinh tế tư nhân, cá thể, tiểu chủ, kinh tế hộ gia đình… Họ là những người dân “vất vả làm ăn, toan lo nghèo khó” và có khi chỉ mơ ước bình dị rằng “cầu vừa đủ xài” chứ chưa nói gì đến giàu có.

Con người muốn giàu có cần phải có điều kiện, mà điều kiện hàng đầu là quyền được sản xuất kinh doanh, còn gọi là quyền “dân chủ về kinh tế”. Nhân dân thì gọi là quyền được “làm ăn”.

Muốn làm giàu thì phải “được làm ăn”. Cái quyền chính đáng và tự nhiên ấy đôi khi đã chưa được nhận thức rõ. Những nỗi sợ về khả năng tự phát của “kinh tế sản xuất nhỏ hàng ngày hàng giờ đẻ ra chủ nghĩa tư bản”, những tư duy giáo điều, bảo thủ… đã từng là các trở lực bên trong cho quá trình tư duy và hiện thực hóa Dân giàu. Trong thời bao cấp, những hành động tự cứu, năng động kinh tế của người dân không được thừa nhận và buộc phải tồn tại dưới dạng kinh tế ngầm, kinh tế cá thể, “chợ vỉa hè, chợ đen”. Còn người dân làm kinh tế thì bị gọi là “con buôn, phe phẩy, tư thương”…

Ngày Xuân bàn chuyện 'Dân giàu' ảnh 2

Người ta từng cho rằng, nhà nước XHCN với nguồn lực tập trung và năng lực kế hoạch hóa và khả năng tổ chức quản lý kiểu mệnh lệnh của mình có khả năng thay thế cho “bàn tay vô hình” và có thể lo cho cả xã hội một cách công bằng. Sở hữu toàn dân và tập thể chưa tương thích với trình độ sản xuất và chưa khơi dậy được những năng lực còn tiềm tàng trong Dân. Cơ chế quản lý tập trung, hành chính, chế độ bao cấp - bao tiêu trong thời chiến trước đây, cũng đã dần bộc lộ bất cập ở thời bình. “Những điều bất cập của kế hoạch hóa tập trung… nằm ngay trong bản thân của mô hình này, vì nó đặt ra một yêu cầu mà không một nhà bác học nào hay thậm chí cả một tập thể các nhà bác học giỏi nhất trên thế giới có thể giải quyết được” . Vì, “kế hoạch hóa” đã bỏ quên mất một yếu tố quan trọng nhất là sức Dân, là năng lực sản xuất ở trong Dân và sự sáng tạo của Nhân dân!

Đại hội Đảng lần thứ VI đã chỉ ra sự bất cập của tư duy cũ, rằng “Chưa thật sự thừa nhận những quy luật của sản xuất hàng hoá đang tồn tại khách quan…”; “Chưa thật sự thừa nhận cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta còn tồn tại trong một thời gian tương đối dài” mà “nóng vội muốn xoá bỏ ngay các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, nhanh chóng biến kinh tế tư bản tư nhân thành quốc doanh”. Tư duy ấy, vô hình trung, chưa tạo ra môi trường thuận lợi cho nhân dân làm ăn và làm giàu.

Bài học kinh nghiệm mà Đại hội VI rút ra là “phải quán triệt tư tưởng lấy dân làm gốc”. “Mọi chủ trương, chính sách của Đảng phải xuất phát từ lợi ích, nguyện vọng và khả năng của nhân dân lao động, phải khơi dậy được sự đồng tình, hưởng ứng của quần chúng.” Nguyện vọng, lợi ích và khả năng của dân lúc này là được làm ăn và làm giàu bằng sức của mình. Thật bình dị, tự nhiên và đúng quy luật!

Ngày Xuân bàn chuyện 'Dân giàu' ảnh 3

Sau 10 năm Đổi mới, Đại hội VIII (1996) đã đúc kết kinh nghiệm ban đầu về những yếu tố điều kiện và định hướng cho sự làm ăn và giàu có của Dân. Quan điểm là “Thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần”. Như vậy, kinh tế nhiều thành phần đã từ “cơ chế” được thừa nhận là một “nền kinh tế”.

Việc Dân làm giàu đã được nhìn nhận là chính đáng thông qua việc chấp nhận phương thức phân phối đa dạng: “Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu, đồng thời phân phối dựa trên mức đóng góp các nguồn lực khác vào kết quả sản xuất - kinh doanh và phân phối thông qua phúc lợi xã hội” . Cùng với kết quả lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh đã thành một trong những phương thức phân phối chủ yếu của CNXH ở Việt Nam. Đây là điểm mới của Đại hội VIII so với Đại hội VII. Từ đây xã hội bắt đầu chứng kiến năng lực làm giàu và sự giàu có của Dân. Những tỷ phú, “đại gia”, những doanh nhân lớn xuất hiện ngày thêm nhiều; và điều quan trọng là họ được nhà nước và xã hội thừa nhận tính chính danh!

Hai thập niên gần đây, nhiều vấn đề liên quan đến “làm ăn” và làm giàu của Nhân dân được khai triển khá rõ cả về quan điểm phát triển, hình thức sở hữu, thành phần kinh tế, vị thế vai trò trong nền kinh tế.

Đại hội IX (2001) đã khẳng định tính chất đa dạng và vị thế bình đẳng và triển vọng tồn tại lâu dài của nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam.

Đại hội X (2006) xác định rõ: nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta có 3 chế độ sở hữu (toàn dân, tập thể, tư nhân) với 5 thành phần kinh tế là kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. “Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh” và “Xoá bỏ mọi sự phân biệt đối xử theo hình thức sở hữu”. “Kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế.” Đây là lần đầu tiên, vị thế của kinh tế dân doanh được xác định có vai trò “quan trọng” là “động lực” của kinh tế XHCN và nằm trong Chiến lược phát triển doanh nghiệp quốc gia nước ta.

Ngày Xuân bàn chuyện 'Dân giàu' ảnh 4

Đại hội XI (2011) đặt ra nhiệm vụ “Hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển mạnh kinh tế tư nhân trở thành một trong những động lực của nền kinh tế.” Quy mô của thành phần kinh tế tư nhân, từ phổ biến là quy mô nhỏ và vừa cũng được Nhà nước khuyến khích và hỗ trợ phát triển để trở thành các tập đoàn kinh tế tư nhân.

Sự giàu có của Dân do sản xuất kinh doanh trong kinh tế thị trường định hướng XHCN đã và sẽ được Nhà nước bảo vệ. Hiến pháp 2013 đã xác định rõ về quyền sở hữu, định đoạt hướng sản xuất, thụ hưởng thành quả, được Nhà nước bảo hộ tài sản cá nhân...

Đại hội XII (2016) tiếp tục khẳng định vai trò kinh tế dân doanh - tư nhân là một “động lực quan trọng” của nền kinh tế nước ta. Điều quan trọng là nhà nước “Khuyến khích đẩy mạnh quá trình khởi nghiệp kinh doanh.” ;“Khuyến khích hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước.”

Và mùa xuân năm 2021 này, tinh thần của Đại hội XIII là “Khuyến khích doanh nghiệp tư nhân hợp tác, liên kết với doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, kinh tế hộ; phát triển các công ty cổ phần có sự tham gia rộng rãi của các chủ thể xã hội, nhất là người lao động.” Và để thành phần kinh tế của Nhân dân góp phần ngày càng tích cực hơn vào quá trình phát triển nhanh và bền vững của đất nước, Nhà nước“Khuyến khích doanh nghiệp tư nhân đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, mở rộng thị trường, cải thiện thu nhập, điều kiện làm việc của người lao động và tham gia các hoạt động xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”.

Ngày Xuân bàn chuyện 'Dân giàu' ảnh 5

Đến đây, có thể coi đường lối chiến lược và khung khổ pháp lý về vấn đề dân giàu của CNXH ở Việt Nam đã cơ bản hoàn thành. Làm ăn và làm giàu đã trở thành quyền của Nhân dân và là nghĩa vụ được Nhà nước ta cam kết bảo hộ, tạo cơ hội phát triển.

* * *

Như vậy, vấn đề Dân giàu từ mục tiêu đã trở thành thực tế gần gũi trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta, với tư cách là quyền được “làm ăn” và làm giàu của Nhân dân, được nhà nước bảo hộ và tồn tại lâu dài trong sự nghiệp xây dựng CNXH; hơn thế nữa Nhà nước còn tạo ra triển vọng phát triển cho sự nghiệp Dân giàu qua việc không ngừng hoàn thiện thể chế quản lý vĩ mô để hỗ trợ cho việc “làm ăn” của Dân và định hướng để phát triển một số tập đoàn kinh tế tư nhân, để tham gia vào quá trình phát triển bền vững đất nước.

Dân giàu đã và đang trở thành hiện thực trong sự nghiệp phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Được biết, trên thực tế trong 10 năm gần đây nhất, thành phần kinh tế tư nhân ở nước ta đã tham gia giải quyết 90% nhu cầu việc làm mới xuất hiện hàng năm của xã hội; đóng góp từ 38 – 42 % GDP, góp phần sinh động cho chiến lược phát triển bền vững của quốc gia và làm xuất hiện hàng chục ngàn tỷ phú ở mọi lĩnh vực. Hiện thực ấy là một trong những thành quả rất to lớn của thực tiễn Đổi mới và đổi mới tư duy lý luận về CNXH và xây dựng CNXH ở Việt Nam.

Mùa Xuân đến, xin chúc mọi nhà mọi người đều an khang, thịnh vượng.

Ngày Xuân bàn chuyện 'Dân giàu' ảnh 6

Bài: PGS.TS Nguyễn An ninh

Thiết kế: Mẫn San

TIN LIÊN QUAN
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?