Nghệ An: Thủ phạm giấu mặt khiến hàng loạt ô tô bị lật

Hàng loạt vụ tai nạn xảy ra trên một đoạn đường trong thời gian ngắn, ông Đào Văn Minh, Phó cục trưởng Cục Quản lý đường bộ 2 cho rằng nguyên nhân là do thảm bê tông polyme.
Nghệ An: Thủ phạm giấu mặt khiến hàng loạt ô tô bị lật

Ô tô tự lật

Tài xế Ngô Quang Chung (SN 1973, lái xe đầu kéo công ty CP XDVL miền Trung) cho biết, đoạn đường tránh Vinh hẹp, có hiện tượng nhựa lún vồng khoai khá nhiều. Mặt nhựa trên tuyến đường này không giống các tuyến đường khác. Trời nắng thì nhựa nhún lên, gặp mưa lại rất trơn, trượt.

Nghệ An: Thủ phạm giấu mặt khiến hàng loạt ô tô bị lật ảnh 1

Tuyến đường tránh TP Vinh liên tục xảy ra TNGT trong thời gian ngắn.

"Trời mưa, xe chúng tôi chỉ đi tốc độ 40-45km/h trong khi tốc độ cho phép là 60km/h. Mặt đường quá trơn, khi phanh kéo dài và bị trượt" - tài xế Chung khẳng định

Anh Chung đã chứng kiến nhiều vụ TNGT từ ngã ba Quán Hành đến ngã tư xã Hưng Tây (huyện Hưng Nguyên).

Nghệ An: Thủ phạm giấu mặt khiến hàng loạt ô tô bị lật ảnh 2

Biển cảnh báo đoạn đường nguy hiểm dài 300m.

Nghệ An: Thủ phạm giấu mặt khiến hàng loạt ô tô bị lật ảnh 3

Lật xe ô tô là chuyện thường thấy ở đoạn đường này mỗi khi trời mưa.

Đi đường tránh Vinh chỉ cần hơi mất tập trung, đánh võng là mất lái. Chỉ trong chiều 5/7, khi có 3 xe bị mắc kẹt vào nhau trên đường thì cũng 2 ô tô khác tự lật xuống ruộng.

Trao đổi với PV VietNamNet, Đại úy Nguyễn Thanh Bình - Đội trưởng Đội CSGT huyện Nghi Lộc thừa nhận, đoạn đường này thường xuyên xảy ra TNGT đặc biệt nghiêm trọng.

Theo Đại úy Bình, đoạn đường này trước đây rất gồ ghề với những sống trâu, ổ gà. Vừa qua đường được duy tu bảo dưỡng, thảm lên một lớp nhựa tốt hơn. Trong quá trình rải thảm, trên mặt đường có đọng một số vũng nước có dầu (dầu từ nhựa chảy ra - PV).

Nghệ An: Thủ phạm giấu mặt khiến hàng loạt ô tô bị lật ảnh 4

Trời mưa, ô tô đi vào những điểm trơn này không làm chủ được tốc độ. Các xe chủ yếu tự lật xuống hai bên vỉa hè, ruộng sâu.

Lực lượng CSGT đã nhiều lần kiến nghị các cấp, các ngành, đặc biệt là Công ty quản lý đường bộ BOT đường tránh Vinh khắc phục các điểm đen này.

Thứ nhất, nên lắp hệ thống đèn tín hiệu giao thông để cảnh báo lái xe làm chủ tốc độ. Thứ hai, nên lắp một số gờ bằng sơn để các phương tiện khi lưu thông giảm tốc độ. Thứ ba, lắp một số hộ lan, rào chắn hai bên đường để giảm thiểu thiệt hại khi xe bị lật.

Nan giải

Ông Đào Văn Minh - Phó cục trưởng Cục Quản lý đường bộ 2 (Tổng cục Đường bộ VN) cho biết: Trên tuyến đường tránh TP Vinh từ thị trấn Quán Hành đến cầu Bến Thủy, trong khoảng 25km hiện đang tồn tại 3 dạng xử lý thảm đường.

Thứ nhất là bê tông nhựa C19 hay còn gọi là bê tông nhựa thường. Dạng thứ hai là bê tông polyme. Dạng thứ ba là cào bóc tái chế, sau đó có gia cố bằng xi măng tại chỗ.

Đây là đoạn đường được Tổng công ty Cienco4 thực nghiệm xử lý vệt lún trên đường và vẫn đang tồn tại 3 dạng xử lý này. Đây cũng là vấn đề nan giải của ngành giao thông vận tải VN.

Nghệ An: Thủ phạm giấu mặt khiến hàng loạt ô tô bị lật ảnh 5

Sau 4 vụ TNGT liên tiếp trên đoạn đường ngắn, Cienco4 đã cho máy cào bóc bớt nhựa trên mặt đường.

Khi PV đặt vấn đề, nhiều tài xế phản ánh đường đi rất dễ trơn trượt, lý do gì là chủ yếu?

''Hiện nay tất cả hình thức xử lý ở đường đang là thực nghiệm. Bởi vì chỉ có BOT mới có kinh phí để làm. Lý do đường trơn trượt là do thảm bê tông polyme. Riêng phần cào bóc tái chế bằng xi măng tốt hơn nhưng kinh phí khá đắt đỏ" - ông Minh trả lời.

Theo thống kê của cơ quan chức năng ở Nghệ An, chỉ trong vòng vài tháng gần đây, trên tuyến đường tránh TP Vinh xảy ra hơn 20 vụ TNGT từ ngã ba thị trấn Quán Hành đến cầu Bến Thủy.

Đoạn thường xuyên xảy ra TNGT trong phạm vi 9km của tuyến đường tránh đi qua huyện Nghi Lộc. Lực lượng CSGT huyện đã lập biên bản, xử lý hành chính 8 vụ TNGT, trong số này có hơn 50% số vụ là các phương tiện tự lật. Đã có 2 người chết và nhiều người bị thương.

Ngoài ra, còn có nhiều vụ xe ô tô tự lật khác, chủ xe đã tự thỏa thuận và cẩu xe về tự sửa chữa.

Theo Vietnamnet

Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
(Ngày Nay) - Thành phố Hải Phòng đã có chủ trương cùng nhiều giải pháp, cơ chế, chính sách đặc thù, bố trí kinh phí, cơ sở, vật chất để bảo đảm điều kiện hoạt động cho đội ngũ trí thức. Hải Phòng xác định, đây là một trong những động lực quan trọng để phát triển đất nước và mỗi địa phương.
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
(Ngày Nay) - Tối 2/5, thông tin từ Bệnh viện Lê Văn Thịnh, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị này đang điều trị, theo dõi tình hình sức khoẻ của 15 học sinh tại 4 trường tiểu học trên địa bàn nhập viện với các triệu chứng ngộ độc thực phẩm.
Ảnh minh họa
Ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
(Ngày Nay) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Theo hướng dẫn, đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện thanh tra, kiểm tra việc ban hành văn bản, công tác chỉ đạo, tổ chức kỳ thi của Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng thi, Điểm thi và công tác tổ chức thanh tra, kiểm tra thi của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Ảnh minh họa
Trẻ em Hàn Quốc dành quá nhiều thời gian cho việc học
(Ngày Nay) -  Theo hãng tin Yonhap, hơn 60% số trẻ em Hàn Quốc dành thời gian cho việc học nhiều hơn mức được khuyến nghị. Đây là kết quả khảo sát do tổ chức phúc lợi trẻ em Childfund Korea tiến hành và công bố ngày 2/5.
Ảnh minh họa
Bắc Bộ và Thanh Hóa cục bộ có mưa to đến rất to
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều tối 2/5 đến ngày 3/5, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.
Ảnh minh họa
Tuyển sinh đầu cấp: TP HCM ưu tiên phân bổ học sinh học ở gần nơi cư trú nhất
(Ngày Nay) -  Nhằm tạo thuận lợi trong công tác tuyển sinh đầu cấp, năm học này Thành phố Hồ Chí Minh sẽ ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (bản đồ GIS) trên toàn địa bàn để phân bổ học sinh vào chỗ học gần nhà nhất. Đặc biệt, việc phân bổ chỗ học cho học sinh chủ yếu dựa vào một tiêu chí là "nơi ở hiện tại" thay vì dựa trên nhiều tiêu chí năm học trước.