Nghệ thuật từ những sợi len

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Len Chọc là một loại hình nghệ thuật điêu khắc len bằng những cây kim có gai đặc biệt, tạo ra những vật thể dệt vô cùng cứng cáp, chắc chắn. Tùy theo khả năng của thợ thủ công, những sợi len mỏng manh có thể được biến hóa thành những con vật sinh động, những món ăn như thể tỏa dậy mùi hương, những linh thú kỳ bí không có thật hay cả những tòa thành lộng lẫy.
Một sản phẩm từ len Văn Anh tạo ra cho một quán cà phê tại Hà Nội.
Một sản phẩm từ len Văn Anh tạo ra cho một quán cà phê tại Hà Nội.

Chọc len cơ bản là thao tác biến len từ lông cừu thành những bức tranh 2D hoặc vật thể 3D bằng cách sử dụng kim chọc len. Các cụm len được kéo từ ngoài vào trong tạo thành các hình khối chắc chắn, pha trộn màu sắc có cách tỉ mỉ, hài hòa. Kim để chọc len là loại đặc biệt có những khứa ở đầu mũi kim để thao tác kéo các sợi len vào trong. Kim lớn thì dùng để chọc tổng thể, còn kim nhỏ sử dụng chọc chi tiết nhỏ, mỏng và để thao tác trên bề mặt sản phẩm. Nguyên liệu chính của len chọc là len thô, loại len cơ bản chưa được se thành sợi như những loại dùng trong việc đan móc. Loại len có chất lượng cao nhất là len 18-20 Micro, nhỏ hơn cả những sợi tóc.

Nghệ thuật từ những sợi len ảnh 1

Những sản phầm từ len chọc chắn chắn và cứng cáp hơn vẻ ngoài rất nhiều.

Nghệ thuật từ những sợi len ảnh 2

Những sản phẩm len chọc ngộ nghĩnh lấy cảm hứng từ các nhân vật series BT21 của Line Friends.

Nguyễn Văn Anh, 26 tuổi, một thợ thủ công toàn thời gian cho biết, Chọc len đã du nhập vào Việt Nam được khoảng 5 năm. Bản thân Văn Anh đã bén duyên với bộ môn này từ cuối năm 2021: “Mình sống bằng nghề làm thủ công, công việc chính của mình là tạo hình đồ gỗ, dựng binh khí hay những đạo cụ phim đa dạng tùy thuộc từng set quay. Bản thân mình luôn mày mò tìm kiếm và làm quen với đủ mọi loại hình thủ công, nhưng Len chọc dường như có một sức hút rất đặc biệt.”

Nghệ thuật từ những sợi len ảnh 3

Tư liệu về nguồn gốc xuất xứ của len chọc không có nhiều, chủ yếu sẽ là các clip hướng dẫn về kỹ thuật và mẹo.

Cậu lên mạng tìm đọc mọi các tài liệu từ tiếng Việt đến tiếng Anh, xem tất cả những video hướng dẫn của những thợ thủ công nghiệp dư đi trước. Tuy nhiên, những tài liệu có sẵn về bộ môn này không nhiều, chủ yếu đều là những thông tin cơ bản như Len chọc bắt nguồn từ Châu Âu vào thế kỷ 19, nơi lông thú, lông cừu và chó sói nhiều, khiến người địa phương đã mày mò ứng dụng chúng làm ra các sản phẩm cách nhiệt, rồi thành các sản phẩm thủ công trang trí, sau đó dần lan tỏa ra nhiều nơi trên thế giới. “Theo mình tìm hiểu, Trung Quốc là nước phát triển môn nghệ thuật len chọc nhất. Ban đầu mình còn tưởng len chọc xuất phát từ quốc gia này. Vốn dĩ, thủ công Trung Quốc cũng được đánh giá phát triển ở bậc cao.”

Nghệ thuật từ những sợi len ảnh 4

Từ những sợi len mỏng manh, những con vật ngộ nghĩnh sẽ thành hình và đem lại niềm vui cho những vị khách.

Nghệ thuật từ những sợi len ảnh 5

Sản phẩm ưng ý nhất cho đến hiện tại của Văn Anh, được bán với giá 500k.

Mặt khác, ở Việt Nam, nghệ thuật thủ công và các sản phẩm thủ công lại chưa được nhìn nhận tương xứng với công sức, giá trị. Văn Anh rất hay đọc được những dòng nhận xét như “Đồ thủ công làm đơn giản thôi sao giá lại đắt thế?”. Thị trường Việt Nam vẫn chưa thực sự "mở "đối với những sản phẩm thủ công có giá trị cao. Đây là vấn đề chung xảy ra với không chỉ Văn Anh hay riêng bộ môn len chọc, mà còn với rất nhiều người làm nghề khác: “Đọc những bình luận như vậy, cũng có đôi chút chạnh lòng và cảm thấy nghề thủ công ở Việt Nam vẫn còn hơi ‘bạc’. Chưa kể môn len chọc mới có tuổi đời khoảng 5 năm ở Việt Nam, vẫn chưa tiếp cận được với đại chúng.”

Nghệ thuật từ những sợi len ảnh 6
Có những sản phẩm cần rất nhiều thời gian để hoàn thiện, dù không quá khó.

Để góp phần giúp nhiều người hơn nữa biết đến niềm vui của Chọc len, Văn Anh bắt đầu mở ra một page facebook Thích Chọc Chó và tổ chức những worksop hướng dẫn tại quán cafe: “Nếu họ cảm thấy vui vẻ, họ phá lên cười, họ thấy tự hào hay muốn khoe thành phẩm mình làm ra với cả thế giới, thì người làm nghề thủ công như chúng mình sẽ cảm thấy vô cùng hạnh phúc, tự hào.”

Nghệ thuật từ những sợi len ảnh 7

Văn Anh trực triếp hướng dẫn tại các workshop Chọc len.

Nghệ thuật từ những sợi len ảnh 8

Các học viên tham dự workshop chụp hình lưu niệm với thành phẩm.

Nghệ thuật từ những sợi len ảnh 9

Bản thân Văn Anh rất ấn tượng những sản phẩm có độ hoàn thiện rất cao, thật đến từng chi tiết. Đôi khi, “thật” không phải là do con vật đó thật sự tồn tại ngoài đời, mà có khi những nghệ nhân còn thổi hồn cho cả những loài linh thú trong tưởng tượng. Chỉ cần nhìn thôi cũng có cảm giác chúng có thể cử động, chuẩn bị bay lên, hay đang “sống”. Tạo nên “cái hồn” cho những sản phẩm dường như là cảnh giới cao nhất mà những thợ thủ công muốn đạt đến.

Nghệ thuật từ những sợi len ảnh 10

Một chú rồng từ len chọc. Ảnh: edelweissday.

Cậu nhận xét, hiện tại những thợ thủ công Việt Nam theo đuổi dòng len chọc mới chỉ dừng ở phần học hỏi và mô phỏng, có thể tạo ra được những sản phẩm đẹp về phần nhìn nhưng chưa thực sự có chất riêng. Trong số đó, có tay nghề khá nhất có thể nhắc đến Thế Võ, chàng trai từng được báo đài đưa tin bởi những tác phẩm thú cưng và dịch vụ "hồi sinh những thú cưng đã mất" của anh chàng. Dù vậy, có lẽ còn cả một quá trình dài cho đến khi cộng đồng Len chọc Việt Nam thực sự phát triển và có dấu ấn riêng.

Nghệ thuật từ những sợi len ảnh 11
Nghệ thuật từ những sợi len ảnh 12
Tác phẩm của Mebaru, một nghệ sĩ Nhật Bản.
Nghệ thuật từ những sợi len ảnh 13
Tác phẩm của Mebaru, một nghệ sĩ Nhật Bản.

Văn Anh đang cố gắng không ngừng để có thể cho ra đời những tác phẩm tuyệt vời hơn nữa, trong khi suy nghĩ về việc định hình nên một phong cách độc đáo của riêng mình. Cậu tin rằng, nếu thật sự bỏ công sức đầu tư, thì len chọc thật sự là một bộ môn nghệ thuật "có tương lai".

“Hiện tại, uớc mơ lớn nhất của mình chính là từ len chọc có thể tạo nên những mô hình cảnh quan, sông núi, bằng khả năng của mình, thu lại những đẹp đẽ trong nhân gian truyền tải vào từng mũi sợi”, Văn chia sẻ./.

Ảnh minh họa
Khu vực Hà Nội, ngày có mưa vài nơi
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hiện qua phân tích trên ảnh mây vệ tinh, ảnh rada thời tiết và số liệu định vị sét cho thấy vùng mây đối lưu đang phát triển và gây mưa cho các quận, huyện: Chương Mỹ, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Thường Tín, Thanh Oai.
Ảnh minh họa
Thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024 từ ngày 2/5
(Ngày Nay) - Từ ngày mai (2/5), các thí sinh đang học lớp 12 sẽ bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024 theo hình thức trực tuyến. Thí sinh tự do đăng ký thi bằng hình thức trực tiếp tại các đơn vị do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định. Thời gian đăng ký dự thi đến 17 giờ ngày 10/5/2024.
Ảnh minh họa
Các cơ sở y tế khám, cấp cứu gần 964.700 bệnh nhân trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
(Ngày Nay) - Chiều 1/5, thông tin từ Bộ Y tế cho biết, theo số liệu tổng hợp từ báo cáo của các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế, 63 Sở Y tế các tỉnh, thành phố và y tế ngành trên toàn quốc trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 (từ ngày 27/4 đến ngày 1/5), tổng số bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh là 251.089 người.
Ma-rốc tích hợp công nghệ vào chương trình xóa mù chữ. Ảnh: Marko Rupena / Shutterstock.com
Ma-rốc tích hợp công nghệ vào chương trình xóa mù chữ
(Ngày Nay) - Kỹ thuật số đóng vai trò then chốt trong việc giảng dạy xóa mù chữ trong thời đại mới. Tuy nhiên, nhiều giáo viên còn gặp hạn chế trong ứng dụng công nghệ vào bài giảng. Do vậy, việc triển khai các chương trình đào tạo phù hợp với điều kiện từng địa phương là vô cùng cấp thiết.
Hơn 61.000 lượt người vào Lăng viếng Bác dịp lễ 30/4 và 1/5
Hơn 61.000 lượt người vào Lăng viếng Bác dịp lễ 30/4 và 1/5
(Ngày Nay) -  Theo Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 (từ 27/4 - 1/5, riêng thứ Hai ngày 29/4 không tổ chức Lễ viếng Bác), đã có 61.417 lượt người vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó có 3.919 lượt khách nước ngoài.