Á quân Olympic “chết” vì… nâng sức mạnh đàn ông

[Ngày Nay] - Tính đến trường hợp của nhà vô địch thế giới, á quân Asiad cử tạ Trịnh Văn Vinh, thể thao Việt Nam đã có 18 VĐV dính doping kể từ SEA Games 2003 trên sân nhà.  Đây là hậu quả khó tránh của một hệ thống phòng chống yếu kém, lỏng lẻo, mà ở đó có tới 90% số tuyển thủ quốc gia “mù tịt” về các chất bị cấm, với những ca dính doping bi hài đến khó tin. 
Á quân Olympic “chết” vì… nâng sức mạnh đàn ông
Bi hài chuyện dính doping

Điểm qua danh sách 18 VĐV Việt Nam dính doping, khởi đầu với 4 tuyển thủ tại SEA Games 2003 và mới nhất là lực sĩ cử tạ Trịnh Văn Vinh mới đây, có thể thấy một điểm chung là hầu hết đều vi phạm theo những cách vô cùng bi hài. Thậm chí, việc dính doping của một số trường hợp, kể cả ngôi sao hàng đầu, lại thực sự là chuyện cười ra nước mắt, hi hữu trên thế giới. Điển hình như lực sĩ đoạt HCB Olympic 2008 Hoàng Anh Tuấn hay “Nữ hoàng TDDC” Đỗ Thị Ngân Thương.

Hiện tại Việt Nam đã  một Trung tâm Doping và Y học Thể thao, được đầu tư 74 tỷ đồng với nhiều trang thiết bị máy móc hiện đại. Thế nhưng, sau nhiều năm hoạt động, trung tâm này vẫn chưa thể tự kiểm tra tại chỗ, và các mẫu thử đều phải gửi ra nước ngoài thuê kiểm tra. Đây cũng chính là lý do khiến mỗi năm Việt Nam chỉ có thể “làm điểm” được vài chục mẫu do kinh phí kiểm tra mỗi mẫu thử tại nước ngoài lên tới 200-300 USD/mẫu.

Còn nhớ khi lập kỳ tích tại Olympic 2008,  Hoàng Anh Tuấn từng tự hào rằng mình là tuyển thủ hiếm hoi thành thạo về chuyện dùng thuốc, luôn có hiểu biết và ý thức tuân thủ cực cao, không có chỗ cho những sai số liên quan đến các chất bị cấm. Thậm chí, Tuấn còn khoe trong thời gian dự Olympic đã tranh thủ hướng dẫn cả “đàn anh” Tiến Minh về cách dùng thuốc.

Ấy thế mà, tại giải vô địch thế giới 2010, Tuấn đã lại để dính doping, bị loại khỏi danh sách dự tranh. Ở phương diện nào đó, có thể coi đó là một sự “tủi nhục” vì đô cử từng muốn trở thành “thạc sỹ cử tạ” này lại dính vào một loại chất không có tác dụng tăng trưởng cơ, kích thích thần kinh mà lại…  tăng cường sức mạnh đàn ông trong thời gian tập huấn ở Trung Quốc.

Trong khi đó, sự cố của Đỗ Thị Ngân Thương tại Olympic 2008 chính là ca doping vào loại ngớ ngẩn nhất trong các kỳ Thế vận hội. Thương giành vé vớt, thuộc diện gắp thăm ngẫu nhiên bị kiểm tra, rồi phát hiện dương tính với chất kích thích. Việc dùng thuốc chỉ để giữ eo thật khó tin, nhưng lại hoàn toàn chính xác với VĐV này.

Đúng là bản thân Thương chẳng hề biết cũng như quan tâm gì đến cái gọi là doping (dự Olympic 2008 trước khi giải nghệ và không có hy vọng giành thành tích cao), vì thấy người mình nặng nề nên tự động mua thuốc về dùng mà như lời chị thì “cốt sao để giảm cân”. Ngày thứ Ba tuần sau lên đường thì thứ Sáu tuần trước đó chị sử dụng thuốc, chưa kể còn liều lĩnh đến mức dùng gấp 3 lần chỉ định. Thương lúc đó không nghĩ rằng chất lợi tiểu chắc chắn vi phạm quy định doping.

Á quân Olympic “chết” vì… nâng sức mạnh đàn ông ảnh 1

Rất hài hước ở chỗ chỉ trước khi bị công bố dương tính với doping khoảng 1 tuần, Thương đoạt giải thưởng “tìm hiểu về doping” do làng Thế vận hội tổ chức với điểm số 9/10. Thật hài hước, cay đắng và đáng báo động khi theo một kết quả khảo sát từ một cơ quan chuyên môn của chính ngành thể thao, có tới 90% số tuyển thủ đang tập huấn tại các ĐTQG hoàn toàn “mù tịt”với các chất bị cấm. Họ không có điều kiện, khả năng và quan trọng nhất là ý thức để trang bị cho mình kiến thức và kỹ năng phòng chống doping ở mức tối thiểu.

Từ thực tế “dính” và “chống” doping của thể thao Việt Nam, từ ca đầu tiên tới trường hợp mới, đã phơi bày những sự yếu kém mang tính gốc rễ, hệ thống dẫn đến vấn nạn nhức nhối, kéo dài này.

Bốn điểm yếu chí tử

Thứ nhất, các VĐV Việt Nam đều “dính” vào các loại thuốc mà bây giờ trên thế giới nếu cố tình xài doping người ta sẽ không dùng. Bởi đơn giản chúng quá dễ bị phát hiện, kiểu như loại lợi tiểu với Phương Thanh (boxing), Ngân Thương (thể dục dụng cụ). Thậm chí, như đề cập ở trên,  nhà Á quân Olympic 2008 Hoàng Anh Tuấn còn có mẫu thử dương tính với chất bị cấm tại giải cử tạ VĐTG 2010 bởi dùng một loại đồ uống có tác dụng hỗ trợ năng lực đàn ông.

Thứ hai, những người trong cuộc đều cho rằng nguyên nhân liên quan vì “vô tình” mà như cách nói đã trở nên nhàm chán là “chết vì thiếu hiểu biết”. Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) cùng cơ quan phòng chống doping quốc tế (WADA) đã quy định rõ: Dù dưới hình thức nào song cứ có phản ứng dương tính với các chất bị cấm là vi phạm doping còn sau đó thực tế vi phạm như thế nào chỉ là tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ.

Á quân Olympic “chết” vì… nâng sức mạnh đàn ông ảnh 2

Thứ ba, vai trò của các HLV trực tiếp là hết sức yếu kém, gần như không giám sát, quán triệt được quân mình. Chính các ông thầy cũng nắm bắt rất hời hợt về danh mục các chất bị cấm, cũng như cách thức làm sao để chọn lựa và sử dụng các loại thuốc và thực phẩm thuốc cần thiết.

Thứ tư, mảng quản lý, phòng chống và xử lý về mặt toàn ngành còn nhiều hạn chế. Đơn cử ngành thể thao đều đã xử lý rất nhẹ khi đều chỉ quốc tế xử thế nào là áp như thế, rồi sau đó lại xin giảm án, có người bị cấm thi đấu còn được bố trí làm HLV. Và vai trò trách nhiệm của  HLV gần như chưa bị động đến. Trong khi đó, các nước khác đều làm rất “rắn”. Đơn cử Trung Quốc, không chỉ VĐV mà chính HLV cứ vi phạm là chắc chắn đứng trước nguy cơ bị cấm hành nghề dài hạn, phần nhiều là suốt đời. Bởi thế, cứ sau mỗi trường hợp dính doping gây rúng động, ngành thể thao lại đưa ra hàng loạt tuyên bố cứng rắn, giải pháp quyết liệt rồi mọi chuyện lại đâu vào đấy. Sau 15 năm kể từ khi ngành thể thao ký Tuyên bố Copenhagen về phòng chống toàn diện tuyệt đối doping, những yếu kém vẫn còn nguyên, và sự đầu tư cho mảng phòng chống doping, nhất là về cơ sở vật chất, kinh phí, cơ bản chưa có gì.

Và nguy cơ dính doping luôn treo lơ lửng, có thể “sập” xuống với bất cứ VĐV nào.

Năm 2004, tuyển thủ thể hình Nguyễn Văn Tuấn (Đồng Nai) bị phát hiện dương tính với chất bị cấm tại giải vô địch Đông Nam Á, nơi anh giành HCB. Điều đáng chú ý, khi BTC thông báo chính thức về Việt Nam và phải làm tường trình, Tuấn đã thành khẩn nói lên sự thật: Vì sợ thất bại trong giải đấu quốc tế đầu tiên của mình, đã tự tìm mua và sử dụng một loại biệt dược trong nhiều tháng (chính xác là loại Bio - X - Androcomplex). Chẳng những thế, Tuấn còn dùng quá xa liều lượng quy định, 6-8 viên/ngày thay vì chỉ 2 viên.  Với Tuấn, lần đầu tiên, có một người “dính chàm” dũng cảm thừa nhận đã dùng thuốc bị cấm vì áp lực thành tích một cách chủ đích, thay vì một mực cho rằng mình “chết vì thiếu hiểu biết” như những người khác.

Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.