Ngôi sao không tuổi và nghiệp đấu 24 năm ngọt ngào cùng cay đắng

(Ngày Nay) - Ở tuổi 35, sau 24 năm gắn bó trọn vẹn, “nữ hoàng không ngai” của bóng chuyền Việt Nam Phạm Kim Huệ vừa chính thức giã từ nghiệp đấu, để lại sau lưng những kỷ lục độc nhất vô nhị cùng nỗi niềm của một ngôi sao không gặp vận. Càng kinh ngạc hơn bởi quyết định dứt khoát của cựu binh ấy  vẫn tạo nên một cú sốc, thậm chí  nhiều người hâm mộ còn ngơ ngác với câu hỏi sẽ tiếp tục yêu và xem bóng chuyền thế nào khi không có Kim Huệ?
Ngôi sao không tuổi và nghiệp đấu 24 năm ngọt ngào cùng cay đắng

Kỷ tích dự 17 mùa giải vô địch quốc gia cùng 8 kỳ SEA Games

Chúng tôi tiếc lắm vì Kim Huệ với đẳng cấp và sự chuyên nghiệp hiếm có của mình vẫn  dư sức trụ vững trên đỉnh cao hàng đầu vài năm nữa, mà cũng chưa thấy ai có thể thay thế”-  tượng đài bóng chuyền Hà Thu Dậu, HLV CLB Ngân hàng Công thương Việt Nam chia sẻ trong sự ngậm ngùi. Thế nhưng, chẳng ai “nỡ” giữ Huệ nữa bởi cả hai mùa rồi bà mẹ một con sinh năm 1982 đều xin nghỉ mà cuối cùng vẫn phải gồng mình gắng sức cày ải khi đội quá cần mình. Còn với Huệ, đó đơn giản là thời điểm “nên và phải dừng lại để lo cho mình cùng cô con gái nhỏ quanh năm xa mẹ”.

Ngôi sao không tuổi và nghiệp đấu 24 năm ngọt ngào cùng cay đắng ảnh 1

HLV Hà Thu Dậu cùng nhiều đồng nghiệp đều cho rằng bóng chuyền Việt Nam cần phải có một trận đấu đặc biệt để tôn vinh và tri ân Kim Huệ, với niềm đam mê, sự bền bỉ cùng những chiến tích, đóng góp phi thường. Kết thúc mùa 2017, phụ công 36 tuổi vừa nối dài số lần liên tiếp dự tranh giải vô địch quốc gia lên con số 18- một kỷ lục độc nhất vô nhị của không chỉ môn bóng chuyền mà cả làng thể thao Việt. Chị cũng sở hữu kỳ tích 8 lần tham dự SEA Games, mà đáng ra là 9 nếu không vắng mặt ở kỳ Đại hội 2007. Chỉ có Huệ mới 16 tuổi đã chiếm vị trí chính thức rồi  19 tuổi đã đeo băng đội trưởng, đóng vai trụ cột số 1 ở cả CLB lẫn ĐTQG.

Thời đỉnh cao 2002 - 2007, không ai ở khu vực Đông Nam Á có thể chơi hay hơn Huệ ở vị trí phụ công, cũng như có sức ảnh hưởng đến một tập thể như chị. Cú đánh một chân ở vị trí số 2 sở trường của Huệ đủ khuất phục mọi dàn chắn. Mọi người càng phải kinh ngạc hơn khi người đẹp đất Hà Thành vẫn có thể rực sáng khi bước qua tuổi “băm” . Đỉnh cao là việc Huệ  dẫn dắt Ngân hàng Công thương Việt Nam lật đổ sự thống trị của Thông tin LienVietPostBank- đội bóng cũ-  ở mùa năm ngoái, để có danh hiệu thứ 7 cho mình.

Ngôi sao không tuổi và nghiệp đấu 24 năm ngọt ngào cùng cay đắng ảnh 2

Ngôi sao đầu tiên cùng bóng chuyền “lên hương”

Theo giới chuyên môn đánh giá , bóng chuyền nữ Việt Nam trước và sau Kim Huệ có nhiều người tài năng hơn cô, cũng không ít người đẹp hơn. Thế nhưng duy nhất phụ công từng làm đội trưởng tuyển Việt Nam qua hai thời kỳ khác nhau đạt tới sự hội tụ đỉnh cao. Chị không chỉ có tài năng và bản lĩnh hơn người mà còn thể hiện được thần thái, cá tính cùng vẻ đẹp đặc biệt trên sân đấu.  Huệ còn đạt tới đỉnh cao vào đúng thời kỳ môn này 'lên hương' gắn với truyền hình từ với cột mốc là giải nữ quốc tế VTV Cup năm 2004 nên càng mang đúng nghĩa một ngôi sao khác biệt và vượt trội.

Có thể nói không quá rằng, cô gái đất Hà Thanh đã góp phần quan trọng thay đổi diện mạo của bóng chuyền nữ. Chính Huệ là nhân tố chính của đội tuyển Việt Nam tạo nên cơn sốt hầm hập trên khắp cả nước qua những trận cầu được truyền hình trực tiếp vào giờ vàng, kéo khán giả đến các NTĐ đông nghịt, mà trong đó rất nhiều người lý do chỉ đơn giản là “để được tận mắt xem Kim Huệ ”.

Còn nhớ có lần Huệ cùng các đồng đội về Quảng Ninh dự một trận biểu diễn trong cả một biển người đón chào, với cảnh tắc đường kéo dài tới vài cây số. Có một dạo, số thư của người hâm mộ mỗi tuần đã đủ để Huệ kê gối ngủ, thậm chí kèm theo đó là những lời tỏ tình. 

Ngôi sao không tuổi và nghiệp đấu 24 năm ngọt ngào cùng cay đắng ảnh 3

Chỉ một lời than thở bột phát của Huệ về cảnh nghèo của dân bóng chuyền  nhân một buổi giao lưu mà đội tuyển đã có một nhà tài trợ với mức 3 tỷ đồng/năm, chỉ tiếc rằng nó đứt gánh giữa đường. Hàng loạt các em gái, có cả những gương mặt sau này thành tuyển thủ quốc gia như Bùi Thị Ngà, Hà Ngọc Diễm đã mê đắm bóng chuyền  và tìm đến các đội ứng tuyển cũng bởi ước mơ một ngày có thể được như thần tượng Kim Huệ.  

Phía sau “nữ hoàng không ngai”

Đến giờ nhiều người vẫn đinh ninh một ngôi sao như Huệ chắc hẳn sẽ phải có thu nhập “khủng” ở làng bóng chuyền, hay  có một ông chồng đại gia, những điều mà nếu muốn người đẹp này hoàn toàn có thể. Thế nhưng, điều đó lại không phải là đích nhắm hay  phù hợp với tích cách của Huệ.

Gần hết  nghiệp đấu của Huệ gắn với đội bóng Thông tin Quân đội, thu nhập chỉ ở mức đủ chi tiêu, mãi sau này mới khá hơn khi chuyển về đầu quân cho CLB của Ngân hàng. Huệ chưa từng biết đến “lót” tay nhờ chuyển nhượng, và cũng gần như luôn từ chối những đề nghị quảng bá hay làm đại diện hình ảnh có thể mang lại những khoản đáng kể. Dù có nhiều “vệ tinh” vây quanh, song Huệ đã nên duyên với một anh chàng cùng tuổi làm kinh doanh nhỏ mà như ví von là “bình thường gia”. Chị hài lòng với một cuộc sống bình dị, cũng như muốn dốc hết tâm sức cho niềm đam mê bất tận với trái bóng của mình.

Ngôi sao không tuổi và nghiệp đấu 24 năm ngọt ngào cùng cay đắng ảnh 4

Những thua thiệt đó, bởi thế, với Huệ thực ra là chuyện chẳng có gì phải phàn nàn, than trách. Nó cũng giống như chuyện chị luôn giấu đi các chấn thương, cơn đau đủ loại ở lưng, tay, đầu gối.  Có lẽ điều duy nhất mà cựu đội trưởng ĐTVN thấy nuối tiếc chính là việc chưa một lần được xuất ngoại du đấu, dù có rất nhiều cơ hội.

Chính Kim Huệ mới là nữ VĐV bóng chuyền đầu tiên và nhiều lần từng được các CLB nước ngoài mời sang thi đấu, ngay từ năm 2004. Tuy nhiên, do khó khăn về thủ tục, nhất là khi cô còn đang là quân nhân nên cơ hội của Huệ không được tính đến.  Càng đáng nói hơn bởi ngay cả sau này, chuyển ra đội bóng doanh nghiệp, chuyện du đấu của Kim Huệ vẫn bất thành. Đơn cử chỉ năm 2015, phụ công kỳ cựu vuột tới hai chuyến xuất ngoại theo lời mời của hai đội bóng Thái Lan vào phút chót vì các lý do khác nhau.

Hành trình 14 năm của ngôi sao bóng chuyền 35 tuổi vừa dừng lại. Vượt lên tất cả, với Kim Huệ”, bóng chuyền thực sự là một “số phận và nghiệp đời ngọt ngào” của chị. 

Ngoài tài năng và bản lĩnh, Kim Huệ vẫn được mệnh danh là hoa khôi tuyệt đối của bóng chuyền nữ với kỷ lục ba lần đoạt danh hiệu Miss ở các cuộc đấu khác nhau, gồm giải trẻ Đông Nam Á 1998, Cup châu Á 2003 và VTV Cup 2004.

Hồi năm 2001, Kim Huệ từng thử sức mình tại một cuộc thi tuyển người mẫu của Hà Nội, rồi lập tức lọt vào danh sách 39 người được chọn. Sau đó, nhiều nhà thiết kế, rồi các người mẫu, có cả siêu mẫu Trần Bảo Ngọc định "lái" Huệ sang với sàn diễn thời trang, nhưng cô từ chối ngay, vì xác định bóng chuyền mới thực sự là nghiệp đời của mình. Dù không thành người mẫu, hoa khôi bóng chuyền với chiều cao 181 cm vẫn nhiều lần được các nhà thiết kế, nhất là Minh Hạnh, mời tham gia vào các chương trình trình diễn thời trang lớn.

Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.
UNESCO kêu gọi thúc đẩy giáo dục hòa nhập. Ảnh: UNESCO/Marie ETCHEGOYEN
Tôn vinh và ủng hộ sự hòa nhập trong giáo dục
(Ngày Nay) - Kỷ niệm 30 năm Tuyên bố Salamanca hồi giữa tháng 3/2024, cộng đồng quốc tế đã cam kết tiếp tục nỗ lực hướng tới môi trường giáo dục hòa nhập và công bằng cho tất cả mọi người.