Người Pháp mang đến 'cơ hội vàng' cho ông Tập

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Cuộc gặp của Chủ tịch Tập Cận Bình hôm thứ Năm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đánh dấu một bước nữa trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm ngăn cản Mỹ dẫn dắt phương Tây chống lại sự trỗi dậy của Bắc Kinh.
Người Pháp mang đến 'cơ hội vàng' cho ông Tập

Ngày hôm qua, ông Tập ca ngợi "động lực tăng trưởng tích cực và ổn định trong mối quan hệ Trung Quốc-Pháp" trong chuyến thăm của Tổng thống Macron tới Bắc Kinh, bao gồm cả cuộc gặp ba bên với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen.

Hai nhà lãnh đạo Pháp-Trung đã hội đàm với nhau sau cuộc gặp hôm thứ Tư giữa lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn và Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy tại California. Việc bà Thái tới California như "đổ thêm dầu vào lửa" trong mối quan hệ Trung-Mỹ, vốn đã gia tăng căng thẳng sau vụ khí cầu do thám của Trung Quốc xuất hiện trong không phận Mỹ.

Với việc nối lại quan hệ trên mặt trận ngoại giao với Mỹ khó đem lại hiệu quả, Trung Quốc rất muốn xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với các nhà lãnh đạo châu Âu. Trước chuyến thăm của Tổng thống Pháp Macron, ông Tập đã chào đón Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez tới Bắc Kinh vào tuần trước.

Cuộc xung đột ở Ukraine là một trong những chủ đề chính mà lãnh đạo Pháp và Trung Quốc trả lời trong cuộc họp báo chung sau cuộc hội đàm. Vào tháng 2, Trung Quốc đã công bố một bộ tài liệu gồm 12 điểm ủng hộ một lệnh ngừng bắn và các nước châu Âu đã yêu cầu chính quyền Bắc Kinh giúp chấm dứt xung đột.

“Trung Quốc tiếp tục kêu gọi hòa bình và một giải pháp chính trị", ông Tập tuyên bố và cho biết cả Bắc Kinh và Paris đều phản đối bất kỳ việc sử dụng vũ khí hạt nhân hoặc tấn công vào các nhà máy điện hạt nhân tại Ukraine.

Về phần mình, ông Macron nhấn mạnh rằng Pháp không chỉ tìm cách chấm dứt xung đột, mà còn tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. "Tôi biết tôi có thể tin tưởng vào ngài trong việc giúp nước Nga tỉnh táo và đưa các bên ngồi vào bàn đàm phán", nhà lãnh đạo Pháp nói với ông Tập tại cuộc gặp.

Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban châu Âu von der Leyen nói: "Trung Quốc là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và có trách nhiệm lớn trong việc sử dụng ảnh hưởng của mình trong tình hữu nghị được xây dựng hàng thập kỷ với Nga".

Các lĩnh vực như thương mại và đầu tư cũng nằm trong chương trình nghị sự ba bên. Bà von der Leyen cho biết Trung Quốc và Liên minh châu Âu đã nhất trí nối lại không chỉ diễn đàn Đối thoại kinh tế và thương mại cấp cao mà còn cả diễn đàn Đối thoại kỹ thuật số cấp cao.

“Đối với tôi, điều rất quan trọng là phải thảo luận với Chủ tịch Tập, và tất nhiên là cả với Thủ tướng Lý Cường, chúng tôi nghĩ rằng giảm thiểu rủi ro là quan trọng, chứ không phải tách rời", bà von der Leyen nói.

Trung Quốc kỳ vọng việc sử dụng hợp tác kinh tế như một bước đệm để tiến tới mối quan hệ chặt chẽ hơn với châu Âu, vốn bị thu hút bởi sức mua khổng lồ từ thị trường Trung Quốc.

Pháp và Trung Quốc hôm thứ Năm đã ký thỏa thuận tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hàng không, vũ trụ và năng lượng hạt nhân, cũng như xây dựng một trung tâm trung hòa carbon chung để thúc đẩy công nghệ xanh.

Khoảng 50 giám đốc điều hành người Pháp, bao gồm Giám đốc điều hành Airbus Guillaume Faury và Giám đốc điều hành Michelin Florent Menegaux, đã tháp tùng ông Macron tới Trung Quốc. Văn phòng Tổng thống Pháp cho biết Airbus sẽ cung cấp 160 máy bay cho công ty cổ phần Vật tư Hàng không Trung Quốc, trong khi công ty điện lực Pháp EDF đang hợp tác với Tập đoàn Đầu tư Năng lượng Trung Quốc về năng lượng gió ngoài khơi.

Trong khi đó, Trung Quốc đang tìm cách chia rẽ các nước G-7 trước thềm hội nghị thượng đỉnh được tổ chức vào tháng 5 tại Hiroshima, nơi các nhà lãnh đạo 7 nền kinh tế hàng đầu dự kiến sẽ thảo luận về phản ứng chung của họ đối với việc xây dựng quân đội của Trung Quốc.

Mỹ muốn tạo ra một mặt trận thống nhất với Nhật Bản và châu Âu để chống lại Trung Quốc về vấn đề Đài Loan và an ninh kinh tế. Nhưng mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa Trung Quốc và các quốc gia châu Âu có thể làm sụp đổ kế hoạch của Mỹ.

Những thái độ khác nhau ở châu Âu góp phần tạo nên thách thức. Đức, Pháp và Tây Ban Nha thận trọng về việc áp dụng đường lối cứng rắn quá mức đối với Trung Quốc và đang ưu tiên hợp tác kinh tế để thúc đẩy lĩnh vực sản xuất và du lịch của các nước này.

Mặt khác, các quốc gia như Litva, vốn đã rút khỏi khuôn khổ đối tác kinh tế do Trung Quốc lãnh đạo vào năm 2021, đang thúc giục một lập trường cứng rắn hơn.

Theo Nikkei Asia
Giải mã xã hội siêu cạnh tranh của Hàn Quốc
Giải mã xã hội siêu cạnh tranh của Hàn Quốc
(Ngày Nay) - Một cuộc đua cạnh tranh kéo dài từ lúc mới sinh cho đến lúc đi học, đi làm khiến nhiều người Hàn Quốc cảm thấy kiệt quệ và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần của họ.
Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
(Ngày Nay) - Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 2/5 đến 17 giờ ngày 10/5, các thí sinh sẽ chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Trong đó, thí sinh tự do sẽ đăng ký dự thi trực tiếp, không phải trực tuyến như học sinh đang học lớp 12; địa điểm đăng ký dự thi do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken.
Mỹ tìm cách tăng cường viện trợ cho Gaza
(Ngày Nay) - Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đến Jordan để thảo luận về các cách thức thúc đẩy vận chuyển hàng viện trợ đến Dải Gaza và thảo luận về tình hình căng thẳng trong khu vực thời gian qua.
Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm
Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm
(Ngày Nay) - Theo Báo cáo kinh tế-xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm của Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng qua ước đạt 6.28 tỷ USD, tăng 7.4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là vốn FDI thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
(Ngày Nay) - Căng thẳng giữa Nga và phương Tây ở Bắc Cực đã gia tăng đáng kể, khi Moskva chỉ trích những tuyên bố của Washington về Bắc Cực cũng như việc Mỹ gia tăng hoạt động quân sự. Bất đồng đó có thể lên đến đỉnh điểm khi Lầu Năm Góc dự kiến ​​công bố Chiến lược Bắc Cực mới.