Nguồn gốc COVID-19: 'Thuyết' rò rỉ từ phòng thí nghiệm ngày càng lớn mạnh

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm Thứ Tư đã kêu gọi giới tình báo “nỗ lực gấp đôi” để xác định nguồn gốc khởi phát của đại dịch COVID-19 và tìm hiểu xem liệu virus SARS-CoV-2 có bị rò rỉ từ một phòng thí nghiệm của Trung Quốc hay không. Kể từ đó, truyền thông chính thống và mạng xã hội đã tràn ngập các cuộc thảo luận về chủ đề này.
Khu chợ thực phẩm tại Vũ Hán - ổ dịch đầu tiên của thế giới. Ảnh: AFP
Khu chợ thực phẩm tại Vũ Hán - ổ dịch đầu tiên của thế giới. Ảnh: AFP

Những cơ sở ban đầu

Nguồn gốc khởi phát của virus SARS-CoV-2 đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Từ lâu, nhiều nhà khoa học đã nhận định rằng giả thuyết khả dĩ nhất là virus đã lây truyền từ động vật sang người, có thể là tại một chợ thực phẩm ở Vũ Hán, Trung Quốc vào cuối năm 2019.

Sự lây lan virus từ động vật sang người thường được xem là nguyên nhân phổ biến của các dịch bệnh, bao gồm cả dịch bệnh Ebola và một số bệnh cúm gia cầm.

Nhưng một số nhà khoa học cũng đã chỉ ra một khả năng khác: virus SARS-Cov-2 đã bị rò rỉ ra ngoài từ Viện Virus học Vũ Hán. Tại đây, các nhà chuyên gia Trung Quốc có thể đã sửa đổi cấu trúc virus corona để nghiên cứu chúng.

“Rất có thể đây là một loại virus trong môi trường tự nhiên, nhưng chúng ta cũng không nên loại trừ khả năng đây là sự cố từ một phòng thí nghiệm nào đó”, Tiến sĩ Francis Collins, Giám đốc Viện Y tế Quốc gia Mỹ, chia sẻ quan điểm với các thượng nghị sĩ trong phiên điều trần của Quốc hội nước này hôm Thứ Tư.

Tại sao lại vào lúc này?

Giả thuyết rò rỉ từ phòng thí nghiệm đang nhận được rất nhiều sự chú ý vì một số nhà khoa học đang ngày càng quả quyết về quan điểm của mình thay vì tin vào báo cáo của WHO.

Hai tuần trước, 18 nhà khoa học đã viết một lá thư gửi đến tạp chí Science, kêu gọi một cuộc điều tra mới và đưa ra nhận định rằng cả hai giải thuyết baoo gồm: virus truyền từ động vật sang người, và virus rò rỉ trong phòng thí nghiệm đều có khả năng xảy ra.

Nguồn gốc COVID-19: 'Thuyết' rò rỉ từ phòng thí nghiệm ngày càng lớn mạnh ảnh 1

Các chuyên gia WHO tới làm việc tại Viện Virus học Vũ Hán. Ảnh: AFP

Hồi năm ngoái, 3 nhà khoa học – từng bác bỏ giả thuyết rò rỉ từ phòng thí nghiệm là một thuyết âm mưu, giờ đây chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với nhật báo Wall Street Journal rằng họ cho rằng giả thuyết đó hợp lý.

Bên cạnh đó, Trung Quốc đã từ chối cho phép triển khai một cuộc điều tra độc lập và không cấp quyền cho các chuyên gia của WHO tiếp cận phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, cũng như không giải thích được một số điểm mâu thuẫn trong giả thuyết virus lây truyền từ động vật sang người.

Những thay đổi trong giả thuyết

Cho đến nay, hầu như không có nhiều thay đổi trong giả thuyết này, bởi ngay từ đầu, nguồn gốc khởi phát của virus đã không rõ ràng. Một số nhà khoa học, nhà báo và cả chính trị gia đều bảo lưu quan điểm rằng giả thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm cần phải được điều tra một cách toàn diện.

Cách đây gần 15 tháng, hai nhà nghiên cứu Trung Quốc đã có một bài viết kết luận rằng virus “có thể bắt nguồn từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán”. Nhà nghiên cứu sinh học phân tử Alina Chan cũng đã liên kết với trường Đại học Harvard và trường M.I.T, và đưa ra những kết luận tương tự như trên.

Hai nhà báo David Ignatius và Josh Rogin của tờ Washington Post cũng đã có bài viết về khả năng này vào thời điểm cách đây hơn một năm trước.

Vào đầu năm 2020, khi còn là một ứng cử viên tranh cử cho vị trí tổng thống, ông Joe Biden chưa từng đề cập đến giả thuyết virus rò rỉ phòng thí nghiệm nhưng đã khẳng định rằng Mỹ không nên "tin những lời giải thích của Trung Quốc" về nguyên nhân bùng phát đại dịch.

Tuy nhiên, những người ủng hộ giả thuyết này không chiếm phần đại đa số. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ban đầu cũng đã bác bỏ giả thuyết này hoàn toàn vô lý.

Tại sao trước đây giả thuyết này không được chú ý?

Ban đầu, những người theo đuổi giả thuyết này bị coi là những cá nhân có tư tưởng đảng phái, cố tình chính trị hoá vấn đề và phóng đại mọi chuyện trở nên trầm trọng hơn.

Các quan chức y tế trên toàn cầu dường như không muốn đối đầu với giới chức Trung Quốc – những người đã khẳng định virus này lan truyền từ động vật sang người.

Ở Mỹ, Thượng nghị sĩ Tom Cotton là người ủng hộ giả thuyết này sớm nhất và cũng thường xuyên công khai chỉ trích Trung Quốc. Tuy nhiên, khi đó rất ít người tin ông Cotton, bất kể những lập luận xác đáng.

Thời điểm đó, một số hãng truyền thông đã đưa tin chỉ trích quan điểm của ông Cotton. Nhà báo Matthew Yglesias từng có bài viết cho rằng những lập luận của Thượng nghị sĩ Cotton còn nhiều lỗ hổng.

Một vài trang báo khi đó cũng đã trích dẫn sai tuyên bố của ông Cotton rằng ông khẳng định Trung quốc đã cố tình phát tán virus như một vũ khí sinh học, trong khi ông phát biểu rằng điều đó “rất khó xảy ra”.

Một số nhà khoa học và những người khác sau đó cũng cho rằng nếu ông Cotton khẳng định điều gì đó mà tờ Fox News và cựu Tổng thống Donald Trump đều đồng tình - thì quan điểm đó hoàn toàn sai.

Và kết quả là các nhà khoa học ủng hộ giả thuyết virus bắt nguồn từ phòng thí nghiệm đều không nhận được sự chú ý từ dư luận. Trong khi đó, những người cho rằng giả thuyết này là bất hợp lý lại nhận được sự ủng hộ rộng rãi.

Những bất đồng quan điểm về giả thuyết này trong suốt thời gian qua càng minh chứng cho một điều rằng: thế giới là một nơi phức tạp, nơi mà hầu như không ai luôn đúng hoặc luôn sai.

Tại sao việc điều tra nguồn gốc COVID-19 lại quan trọng?

Việc điều tra nguồn gốc của virus SARS–Cov–2 không ảnh hưởng nhiều đến cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19 trên toàn cầu. Để kiểm kiểm soát và ngăn chặn đà lây lan của dịch bệnh, những giải pháp, chiến lược tốt nhất vẫn là hạn chế đi lại, giữ khoảng cách khi tiếp xúc, áp dụng những biện pháp giãn cách xã hội phù hợp, và đặc biệt là đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng vaccine trên quy mô toàn cầu.

Việc điều tra nguồn gốc khởi phát của virus SARS–CoV–2 có ba vai trò vô cùng quan trọng.

Đầu tiên, nếu phát hiện virus thực sự bắt nguồn từ phòng thí nghiệm, các nước sẽ có thể tìm ra những phương pháp điều trị hiệu quả hơn, và việc phát triển các vaccine ngừa COVID-19 sẽ có thể được đẩy nhanh hơn nhằm giải quyết được tình trạng thiếu hụt nguồn cung vaccine ở nhiều nước hiện nay.

Thứ hai, một vụ rò rỉ khiến hàng triệu người trên toàn cầu thiệt mạng có thể dẫn đến sự thay đổi sâu rộng, toàn diện trong các biện pháp phòng ngừa, bảo đảm an toàn của các phòng thí nghiệm.

Thứ ba, xác nhận về giả thuyết virus bị rò rỉ từ một phòng thí nghiệm sẽ có tác động mạnh mẽ đến quan điểm của các quốc gia trên thế giới về Trung Quốc – đồng thời gây áp lực, yêu cầu nước này chịu trách nhiệm trước cộng đồng quốc tế.

Hiện tại, vẫn chưa có bất kỳ kết luận rõ ràng được đưa ra. Tuy nhiên, cả hai giả thuyết rằng virus lây truyền từ động vật sang người, và virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm đều hoàn toàn hợp lý.

Và sự thật sẽ khó có thể được tìm ra, nếu như Trung Quốc vẫn không phối hợp hay tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu quốc tế mà tiếp tục cản trở cuộc điều tra.

Theo NY Times
Kiên quyết đấu tranh chống thổi giá, lợi ích nhóm
Kiên quyết đấu tranh chống thổi giá, lợi ích nhóm
(Ngày Nay) - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các bộ, ngành phải chủ động xây dựng các kịch bản quản lý, điều hành giá các dịch vụ, hàng hóa thiết yếu, phù hợp với kịch bản điều hành chung, không để bị động.
Không tùy tiện tăng giá gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch
Không tùy tiện tăng giá gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 24/4, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã gửi văn bản, đề nghị Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường đảm bảo an toàn trong hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ và cao điểm du lịch Hè 2024.
Cận cảnh chao đèn họa tiết hoa mẫu đơn cánh kép.
Họa tiết hoa mẫu đơn: Ngoại lệ của Louis Comfort Tiffany
(Ngày Nay) - Những chùm hoa mẫu đơn lớn nhiều màu sắc với hương thơm ngào ngạt luôn chiếm vị trí đắc địa trong khu vườn. Dù là hoa cánh đơn hay cánh kép, Louis Comfort Tiffany cũng không thể cưỡng lại vẻ đẹp kiều diễm ấy.
Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington DC.,. : CNN.
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật viện trợ cho Ukraine
(Ngày Nay) - Với 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác.