Nguy cơ “bong bóng” giá tài sản đã được chặn đứng?

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Hậu COVID-19, nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước nguy cơ hứng chịu “bong bóng” giá tài sản. Chính phủ buộc phải vào cuộc để “điều tiết” lại thị trường.
Nguy cơ “bong bóng” giá tài sản đã được chặn đứng? - Ảnh minh hoạ
Nguy cơ “bong bóng” giá tài sản đã được chặn đứng? - Ảnh minh hoạ

Từ năm 2021, kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng vượt bật. Thị trường chứng khoán được xem là kênh phản ánh rõ nét diễn biến của nền kinh tế khi các cổ phiếu ngành Bất động sản, chứng khoán, thép… đều tăng100% thậm chí 200%. Thanh khoản trên thị trường cũng tăng mạnh, đồng pha với sự đi lên của thị trường chứng khoán.

Những thành công đáng kể của nền kinh tế đã góp phần làm giá cổ phiếu tăng, dẫn đến chi phí đầu tư, chi phí tiêu dùng tăng, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế tăng và doanh thu trong lĩnh vực tài chính tăng tốc đến bất ngờ.

Tuy nhiên, sự chuyển dịch của dòng tiền ồ ạt đổ vào một số lĩnh vực như Bất động sản, chứng khoán… đã dẫn đến nguy cơ “bong bóng” giá tài sản. Giai đoạn cuối năm 2021, giá bất động sản tăng mạnh, hàng loạt công ty huy động trái phiếu “3 không”: Không có tài sản đảm bảo, không xếp hạng tín nhiệm và không bảo lãnh thanh toán. Đặc biệt, lĩnh vực chứng khoán liên tục xuất hiện một số nhóm cổ phiếu tăng quá mức, không phản ánh đúng nội tại của công ty. Theo một số chuyên gia, hiện tượng tăng giá phi mã của một số nhóm ngành đã gây nên những rủi ro nhất định với tài chính.

Từ năm 2022, giá cổ phiếu của nhiều công ty bắt đầu đột ngột giảm, có những nhóm cổ phiếu giảm đến hơn 80% giá trị kéo theo chỉ số VNINDEX giảm hơn 40% từ khi lập đỉnh. Đồng thời, nhiều doanh nghiệp đã chứng kiến những đợt suy giảm biên lợi nhuận thấp nhất trong lịch sử, vốn hoá “bốc hơi” hàng trăm nghìn tỷ đồng trong một thời gian ngắn, nổi bật ở nhóm ngành bất động sản.

Theo Tổng cục Thống kê, tính đến hết năm 2022, số doanh nghiệp bất động sản giải thể nhiều hơn so với thời kỳ bùng phát Covid-19 với gần 1.200 doanh nghiệp; trong khi đó, số doanh nghiệp giải thể năm 2021, 2020 lần lượt là 861, 978. Riêng quý 1/2023, đã có 1.816 doanh nghiệp ngừng kinh doanh có thời hạn và 341 doanh nghiệp giải thể.

Các nhà phân tích cho rằng, giai đoạn hiện tại đã được Chính phủ kiểm soát bằng các biện pháp chủ động. Động thái kìm hãm mức tăng giá tài sản, lập lại hàng rào pháp lý, ngân hàng tăng lãi suất… là cần thiết để tạo ra sự ổn định tài chính, giảm thiểu những khó khăn về kinh tế khi thị trường chứng kiến những đợt tăng giá tài sản quá nhanh. Tuy nhiên, sẽ kéo theo sự khủng hoảng của nhiều doanh nghiệp, thậm chính dẫn đến phá sản bởi thiếu tính thanh khoản.

Các chính sách pháp lý siết chặt nhằm tránh nguy cơ lạm phát, khủng hoảng kinh tế lây lan là một trong những nguyên nhân khiến dòng tiền bị kẹt dẫn đến mất thanh khoản, khả năng trả lãi Ngân hàng, lãi trái phiếu… của các nhóm ngành vốn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn đi vay như Bất động sản hay Xây dựng…

Gần đây, có những thông tin chính sách được tháo gỡ, động thái hạ lãi suất của Ngân hàng nhưng nhiều chuyên gia nhận định, thị trường tài chính sẽ khó có đột biến trong năm 2023. Các doanh nghiệp sẽ tiếp tục đi ngang và chịu sự tác động trước áp lực chí phí đầu vào, lãi vay…

Ông Dương Đình Trung- Chủ tịch Hội đồng quản trị Hưng Thịnh cho biết, giai đoạn 2021-2023 là một trong những khoảng thời gian thách thức nhất. Doanh nghiệp và mọi thành phần trong nền kinh tế đều chịu tác dộng liên tiếp từ Covid-19, biến động trên thế giới về chính trị, suy thoái, lạm phát và những ảnh hưởng liên đới về tâm lý ở thị trường trong nước. “Ban lãnh đạo doanh nghiệp đã thực hiện nhiều biện pháp tái cấu trúc mạnh mẽ, linh hoạt áp dụng những giải pháp chưa từng có”- Ông nói.

Mới đây, VietNamReport công bố top 10 công ty Bất động sản năm 2023. Đáng chú ý, những “ông lớn” trong ngành như Hưng Thịnh hay Novaland không còn xuất hiện. Đồng thời nhận định, gỡ nút thắt dòng tiền để phá băng thanh khoản sẽ là câu chuyện “sống còn”của ngành Bất động sản năm 2023.

Tình anh em Cuba - Việt Nam trường tồn theo theo thời gian
Tình anh em Cuba - Việt Nam trường tồn theo theo thời gian
(Ngày Nay) - Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Chính quyền nhân dân Cuba Esteban Lazo Hernández tới Việt Nam là sự khẳng định ý chí của La Habana trong việc làm sâu sắc hơn nữa sự hợp tác song phương trên cơ sở mối quan hệ lịch sử anh em gắn kết nhân dân hai nước.
Đề xuất thành lập Khu Kinh tế Ninh Cơ
Đề xuất thành lập Khu Kinh tế Ninh Cơ
(Ngày Nay) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa trình Thủ tướng Chính phủ Báo cáo thẩm định về việc thành lập Khu kinh tế Ninh Cơ tại tỉnh Nam Định, mở ra tiềm năng phát triển kinh tế biển bền vững, đa ngành và toàn diện cho khu vực phía Nam của tỉnh.
Hello Kitty thu về 4 tỷ USD/năm
Hello Kitty thu về 4 tỷ USD/năm
(Ngày Nay) - Theo tờ Economist, Sanrio, công ty Nhật Bản sở hữu Hello Kitty, kiếm được gần 4 tỷ USD doanh thu từ Hello Kitty mỗi năm. Nhân vật này ước tính đã mang lại cho người tạo ra mình 80 tỷ USD trong 50 năm qua.
Một đảo ở Bắc Cực biến mất
Một đảo ở Bắc Cực biến mất
(Ngày Nay) - Ngày 31/10, Hiệp hội địa lý LB Nga thông báo hòn đảo Mesyatsev đã biến mất khỏi quần đảo Franz Josef của Nga ở Bắc Cực.
Lan tỏa nghệ thuật hát bội trong cộng đồng
Lan tỏa nghệ thuật hát bội trong cộng đồng
(Ngày Nay) - Là thế hệ thứ 3 trong gia đình có 5 thế hệ theo nghề hát bội, Nghệ nhân Ưu tú Vũ Linh Tâm (tên thật là Nguyễn Văn Tốt, 66 tuổi) đã có hơn 50 năm gắn bó với ánh đèn sân khấu và nghệ thuật hát bội.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất (PSUV), Phó Tổng thống thường trực Cộng hòa Bolivar Venezuela Delcy Rodríguez Gómez. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Tổng thống Venezuela chuyển thông điệp cảm ơn đến lãnh đạo Việt Nam
(Ngày Nay) - Các cuộc tiếp xúc cấp cao gần đây giữa lãnh đạo Venezuela và Việt Nam tiếp tục là minh chứng rõ nét cho mối quan hệ ngày càng mật thiết giữa hai đảng, nhà nước, chính phủ và nhân dân hai nước anh em. Mối quan hệ hữu nghị này đã được thử thách qua thời gian và giờ đây đã trở thành di sản chung của hai dân tộc.