Nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc khủng hoảng chính trị tại Kyrgyzstan

Do sức ép biểu tình, Ủy ban bầu cử Kyrgyzstan đã phải tuyên bố hủy kết quả cuộc bầu cử Quốc hội hôm 4/10 vừa qua.
Biểu tình tại Kyrgyzstan. (Ảnh: AP)
Biểu tình tại Kyrgyzstan. (Ảnh: AP)

Theo Hãng thông tấn Quốc gia Kyrgyzstan "Kabar" có dẫn nguồn từ Phó Chủ tịch Ủy ban Bầu cử Trung ương của nước cộng hòa Abdyzhapar Bekmatov, Uỷ ban bầu cử Trung ương có thể công bố cuộc bầu cử quốc hội mới trong vòng hai tuần. Theo ông, các thời hạn bầu cử giảm đi một phần ba là do tình hình. Tức là, nếu trước đó Ủy ban bầu cử Trung ương được cho là sẽ tổ chức bầu cử trong vòng 90 ngày thì bây giờ là đến 60 ngày.

Trước đó, hôm 06/10, Ủy ban Bầu cử Trung ương Kyrgyzstan đã hủy bỏ kết quả của cuộc bầu cử quốc hội ngày 04/10. Điều này xảy ra dưới áp lực của những người biểu tình và theo đề nghị của Tổng thống nước Cộng hòa, Sooronbai Jeenbekov. Ủy ban Bầu cử Trung ương thừa nhận rằng, thời gian vận động tranh cử đã kéo theo nhiều vi phạm của những người tham gia cuộc đua.

Nỗ lực xoa dịu bất ổn trên chính trường Kyrgyzstan

Ngày 05/10, tại thủ đô Bishkek đã diễn ra các cuộc biểu tình phản đối kết quả bầu cử với cáo buộc vi phạm và yêu cầu tiến hành bỏ phiếu lần hai. Ngay hôm sau, 06/10, Tổng thống Kyrgyzstan Sooronbai Jeenbekov đã đề nghị Uỷ ban bầu cử Trung ương điều tra các vi phạm liên quan đến cuộc bầu cử Quốc hội và nếu cần thiết, hủy bỏ kết quả.

Ngay sau đó, Ủy ban Bầu cử Trung ương đã tuyên bố kết quả bầu cử không hợp lệ. Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, thống đốc của bốn khu vực, Thị trưởng Bishkek và một số quan chức khác đã từ chức. Trong phiên họp khẩn cùng ngày, Quốc hội Kyrgyzstan bổ nhiệm ông Sadyr Zaparov, người sáng lập đảng đối lập Mekenchil, làm quyền Thủ tướng sau khi ông được người biểu tình xông vào tù phóng thích. Phó Chủ tịch Quốc hội Kyrgyzstan Myktybek Abdyldayev cũng đã được bầu làm tân Chủ tịch Quốc hội thay thế ông Jumabekov.

Tất cả những động thái này tưởng như có thể xoa dịu những người biểu tình. Nhưng trên thực tế, hôm qua (7/10) là ngày thứ 3 liên tiếp sau bầu cử, các cuộc mít tinh, phản đối vẫn diễn ra ở quốc gia Trung Á này. Hội đồng điều phối thứ 2 đã được một nhóm các đảng đối lập thành lập ra để điều hành đất nước. Họ yêu cầu giải tán Quốc hội của nước cộng hòa và tuyên bố rằng, họ sẽ không công nhận thủ tướng mới Sadyr Japarov, được bổ nhiệm bởi Hội đồng lập pháp của đất nước hôm 6/10.

Trước đó, Hội đồng điều phối đầu tiên đã được thành lập bởi các nhà lãnh đạo của các đảng đối lập khác vào ngày 6/10.

Cũng trong hôm qua, một nhóm khác khoảng 200 người đã tổ chức mít tinh ở trung tâm thủ đô Bishkek, phản đối việc chỉ định thủ tướng mới. Họ tỏ ra quá mệt mỏi với “những gương mặt giống nhau trong chính trị, chỉ thay thế nhau trong một vòng tròn” và cho rằng “cần phải nhường chỗ cho những người mới!"

Theo giới quan sát, sự việc ở Kyrgystan là một cuộc đảo chính, tuy nhiên hiện các hành động phản đối vẫn diễn ra do những người biểu tình không có một nhà lãnh đạo chính trị nào có thể bày tỏ quan điểm chung. Các đảng phái đối lập chưa có được sự thống nhất, có tới ít nhất hai Hội đồng điều phối được thành lập, trên thực tế có thể nhiều hơn, đất nước gần như rơi vào tình trạng “vô chính phủ”. Hiện chưa có quốc hội mới, chưa có chính phủ được tổ chức…

Nguyên nhân sâu xa nhất đằng sau những cuộc biểu tình

Giám đốc Viện Các nước SNG, Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Duma Quốc gia Nga về các vấn đề SNG, Hội nhập Á-Âu và Quan hệ với đồng bào Konstantin Zatulin cho rằng, các sự kiện ở Kyrgyzstan có nguyên nhân nội bộ: “Đất nước sống sót khó khăn sau đại dịch, mức sống của người dân thấp, một phần ba thu ngân sách giảm trong thời gian áp dụng các biện pháp cách ly. Tất cả những điều này được đặt lên một bức tranh nội bộ cực kỳ phức tạp, về những mâu thuẫn gia tộc và giữa các gia tộc nổi tiếng và nổ ra dưới hình thức bùng phát bạo lực”.

Ông Zatulin lưu ý rằng, trong các cuộc bầu cử ở Kyrgyzstan, tất cả các đảng đều đã mua chuộc cử tri. Theo ý kiến của ông, khả năng xảy ra các cuộc biểu tình ở nước cộng hòa là rất cao, bất kể ai thắng phiếu.

Nhà khoa học chính trị, chuyên gia khu vực Arkady Dubnov cũng cho rằng, tình trạng hỗn loạn chính trị nội bộ ở Kyrgystan gắn liền với hậu quả của cuộc chiến chống đại dịch Covid-19. Đất nước rất nghèo, không có cơ hội nhận các khoản đầu tư mới và trả nợ. Bishkek đang chìm trong hố sâu nợ nần, phần lớn là nợ Trung Quốc. Đất nước đang ở trong tình trạng rất khó khăn, đặc biệt là sau khi đối đầu với đại dịch.

Nguyên nhân thứ hai, đó là mâu thuẫn gia tộc. Đất nước Kyrgyzstan về cơ bản bị chia cắt bởi một dãy núi thành hai phần: nam và bắc. Trong chính quyền có đại diện của miền nam và miền bắc. Tổng thống đương nhiệm được coi là đại diện của các thị tộc phía Nam. Mà theo kết quả bầu cử Quốc hội hôm 4/10, nếu được công nhận, thì hai đảng thân chính quyền Birimdik và Mekenim nhận được đa số phiếu bầu và sẽ chiếm phần lớn các ghế trong quốc hội. Họ đại diện cho thị tộc phía nam. Điều này khiến cho những đảng phái không vượt qua ngưỡng 7% phiếu bầu để lọt vào quốc hội tức giận và họ kêu gọi mọi người xuống đường.

Mặt khác, theo chuyên gia, việc hai đảng kia giành được nhiều phiếu còn có nguyên nhân dùng các nguồn lực hành chính, tham nhũng để vận động trước bầu cử và mua phiếu của các cử tri.

Nguyên nhân thứ ba, dư luận cho rằng, ở quốc gia Trung Á này đang đòi hỏi sự thay đổi trong giới tinh hoa, thay các chính trị gia lớn tuổi bằng những người trẻ.

Ở góc nhìn khác, người đứng đầu Câu lạc bộ Phân tích Á-Âu Nikita Mendkovich cho biết, nguyên nhân dẫn đến các cuộc biểu tình ở Kyrgyzstan có sự phối trộn của cả yếu tố bên trong và bên ngoài. Các yếu tố bên trong, theo ông, đó là tham nhũng, không hài lòng với chính sách nhân sự của tổng thống đương nhiệm, các vấn đề với Covid-19.

Về yếu tố bên ngoài, chuyên gia Mendkovich cho rằng, “không còn nghi ngờ gì nữa, những người chơi bên bên ngoài đã làm hết sức mình để diễn biến tình hình như vậy. Đặc biệt, các nhà ngoại giao Mỹ đã gặp các nhà lãnh đạo đối lập trong giai đoạn trước bầu cử, thúc giục họ đoàn kết và không đầu hàng". Ông nêu quan điểm rằng, Mỹ quan tâm đến việc loại bỏ Tổng thống đương nhiệm Sooronbai Jeenbekov, người được coi là quá thân Nga.

Diễn biến mới nhất cho đến tối hôm qua là một số đại biểu trong Quốc hội Kyrgyzstan đã khởi động quy trình luận tội Tổng thống, mặc dù đây là việc phức tạp, mất nhiều thời gian và đòi hỏi sự bỏ phiếu tán thành của 2/3 số nghị sỹ./.

Theo VOV
Hồ ấp trứng rùa tại Trạm Kiểm lâm Hòn Bảy Cạnh-Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo. Ảnh: Huỳnh Sơn-TTXVN
Côn Đảo vào mùa sinh sản của rùa biển
(Ngày Nay) -  Bình quân mỗi năm gần đây, Vườn Quốc gia Côn Đảo cứu hộ trên 1.500 tổ trứng rùa biển, tiến hành ấp nở nhân tạo và thả trên 150.000 cá thể rùa con về biển.
Ảnh minh họa
Nhiều trẻ nhỏ, người già được “giải cứu” khỏi nắng nóng trên cao tốc Pháp Vân
(Ngày Nay) -  Sáng 28/4, trên nhiều trang mạng xã hội xuất hiện thông tin về một chiếc xe 16 chỗ bị đột ngột hỏng trên cao tốc Pháp Vân (cách Hà Nội khoảng 90 km về phía tỉnh Nghệ An). Chủ Facebook Nghĩa Đào viết: “Nghỉ lễ thuê xe về quê. Số nhọ hỏng xe cách Hà Nội 90km. Cả nhà đứng đường suốt 3 tiếng từ 6h30 đến 9h30. Gọi điện cho công ty thuê xe báo điều xe khác từ Hà Nội lên. Càng chờ càng mất hút...".
Ảnh minh họa
Xây dựng Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch biển đảo tầm cỡ quốc tế
(Ngày Nay) -  Ngày 27/4, Văn phòng Chính phủ phát đi Thông báo số 189/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tổng kết Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 5/10/2004 về Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
(Ngày Nay) - Từ ngày 27/4, ngày đầu tiên của dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, khách du lịch sẽ không được mang các sản phẩm nhựa dùng một lần ra các xã đảo của huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), cụ thể gồm 5 xã đảo: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen.