Nhiều địa phương dừng học trực tiếp vì số ca F0 tăng nhanh trong cộng đồng

(Ngày Nay) - Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, số ca F0 tăng nhanh trong cộng đồng, tính đến hết ngày 1/3, thêm nhiều tỉnh, thành phố điều chỉnh lịch học chuyển từ học trực tiếp sang trực tuyến.
Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19, các tỉnh, thành phố quyết định điều chỉnh lịch hình thức học cho học sinh gồm: Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Hà Giang, Hòa Bình, Ninh Bình, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bình Phước, Gia Lai, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Bà Rịa – Vũng Tàu...

Trong đó, chủ yếu là các địa phương điều chỉnh lịch học của bậc mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và các trường đóng tại khu vực có dịch COVID-19 ở cấp độ 3. Nguyên nhân bởi số ca mắc COVID-19 trong cộng đồng, trong đó có học sinh, giáo viên tăng cao.

Theo Sở GD&ĐT tỉnh Hòa Bình, tính đến sáng ngày 1/3, tổng số ca F0 trong toàn ngành giáo dục là gần 2.400 ca, trong đó 446 cán bộ, giáo viên, nhân viên và 1.900 học sinh. Với số lượng F0 khá tăng cao, số trường chuyển sang học trực tuyến là 143 trường, gồm cả các trường tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn toàn tỉnh.

Tại Đắk Lắk: Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, số ca F0 tăng nhanh trong cộng đồng, từ 1/3 tất cả học sinh khối 9 và 12 ở thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk dừng đến trường và quay lại học trực tuyến.

Sau bậc mầm non, tiểu học và các khối lớp khác của bậc THCS, THPT thì học sinh khối 9 và 12 là hai khối lớp cuối cùng được UBND TP. Buôn Ma Thuột quyết định cho học trực tuyến sau hơn 2 tháng học trực tiếp theo tinh thần thích ứng trong điều kiện bình thường mới.

Dù những học sinh này đã được tiêm ít nhất 2 mũi vaccine, đủ ý thức để thực hiện các biện pháp phòng dịch, tuy nhiên những ngày gần đây, số ca mắc COVID-19 trên địa bàn thành phố tiếp tục gia tăng, số ca F0 điều trị tại nhà chiếm trên 99% tổng ca nhiễm, Phòng GD&ĐT thành phố đã tham mưu UBND thành phố chuyển hình thức học trực tiếp và học tuyến đối với tất cả các bậc học, kể cả học sinh khối 9 và 12 từ ngày 1/3 cho đến khi có thông báo mới.

Để kiểm soát hiệu quả tình hình dịch bệnh và đảm bảo chất lượng dạy - học. UBND TP. Buôn Ma Thuột yêu cầu Phòng GD&ĐT thành phố tổng hợp báo cáo số lượng cán bộ, giáo viên và học sinh bị nhiễm COVID-19 trước 17h hàng ngày. Đồng thời chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, tham mưu điều chỉnh phương án phòng chống dịch trong các trường học phù hợp với tình hình mới.

Sở GD&ĐT Bình Phước ra văn bản khẩn điều chỉnh việc dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn từ ngày 1/3. Cụ thể, các cơ sở giáo dục mầm non ở cấp độ 2 (vùng vàng), cấp độ 3 (vùng cam) và cấp độ 4 (vùng đỏ) không đón trẻ đến trường. Giáo viên phối hợp cha mẹ trẻ để hỗ trợ chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà.

Với học sinh lớp 1 đến lớp 6, tại địa bàn thuộc cấp độ 2, trường thực hiện kết hợp dạy học trực tiếp với trực tuyến, qua truyền hình. Tại địa bàn thuộc cấp độ 3, 4, học sinh tạm dừng đến lớp, chuyển sang học online, qua truyền hình.

UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho trẻ em, học sinh tiểu học toàn tỉnh, học sinh THCS, THPT trên địa bàn TP. Hà Giang, huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, Quang Bình nghỉ học trực tiếp kể từ 28/2 đến hết 12/3. Còn các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, Bắc Mê, Hoàng Su Phì, Xín Mần căn cứ tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn có thể cho học sinh nghỉ nếu cần thiết.

Nhiều địa phương dừng học trực tiếp vì số ca F0 tăng nhanh trong cộng đồng ảnh 1

Số ca mắc COVID-19 trong trường học liên tục tăng, tình trạng này khiến nhiều địa phương phải cho học sinh nghỉ học trực tiếp chuyển sang học trực tuyến.

Tại Hà Nội, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, nhiều trường học trên địa bàn đã thông báo dừng học trực tiếp chuyển sang học trực tuyến để đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên.

Trước đó, ngày 27/2, UBND TP Hà Nội cũng đã có văn bản gửi Sở GD&ĐT, Sở Y tế, UBND các huyện, thị xã về việc cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 ở 18 huyện, thị xã chuyển trạng thái dạy học trực tiếp tại trường sang hình thức học trực tuyến để phòng, chống dịch COVID-19.

Sở GD&ĐT Hà Nội cũng đã đề nghị các trưởng phòng GD&ĐT huyện, thị xã; hiệu trưởng các trường THPT; giám đốc các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên báo cáo UBND quận, huyện, thị xã xin ý kiến chỉ đạo và thông báo đến các trường trên địa bàn các xã, phường, thị trấn nếu có mức độ dịch ở cấp độ 3 thì cho học sinh tạm dừng đến trường, chuyển sang phương án dạy, học trực tuyến từ 28/2.

Một số địa phương khác như Bắc Ninh, Quảng Ngãi và Bà Rịa – Vũng Tàu… yêu cầu các phòng GD&ĐT linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học. Các trường có thể tạm dừng triển khai dạy học trực tiếp, chuyển sang hình thức dạy học trực tuyến để đảm bảo hiệu quả phòng dịch. Trong những ngày triển khai dạy học online, đơn vị đảm bảo tiến độ chương trình theo kế hoạch dạy học, chất lượng giờ dạy.

Hiện có từ 400 đến 500 bệnh nhân đang chạy thận định kỳ tại Khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Chợ Rẫy.
Người trẻ bị suy thận mạn do uống thuốc không rõ nguồn gốc
(Ngày Nay) - Theo nhận định của các chuyên gia y tế, đáng lo ngại nhất hiện nay trong điều trị suy thận mạn là số lượng bệnh nhân phải chạy thận gia tăng và ngày càng trẻ hóa. Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng này là người bệnh tự ý sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc, thường được quảng cáo tràn lan trên mạng, truyền miệng trong dân gian khiến tình trạng bệnh càng trầm trọng hơn.
Lăng Văn Sơn thuộc làng Thượng Hội, xã Tân Hội, huyện Đan Phượng (Hà Nội) (Ảnh: Báo Tin Tức).
Công viên văn hóa Lăng Văn Sơn: Di sản được đánh thức, bản sắc được gìn giữ
(Ngày Nay) - Sự hiện diện của công viên văn hóa Lăng Văn Sơn trong lòng đô thị hiện đại không chỉ tạo nên bản sắc độc đáo mà còn góp phần làm sống lại tinh thần vùng đất Tổng Gối anh hùng. Đây sẽ là nơi để Đan Phượng kể câu chuyện của mình với bạn bè gần xa - một vùng đất không chỉ có tốc độ phát triển mạnh mẽ mà còn sở hữu chiều sâu văn hóa đặc biệt, xứng đáng là trung tâm mới hiện đại và giàu bản sắc phía Tây Thủ đô.
Bộ ba trilogy album "Love Yourself" của BTS.
K-pop tại Mỹ: Khủng hoảng doanh số hay bước chuyển mô hình?
(Ngày Nay) - Thị trường K-pop tại Mỹ, điểm đến được mệnh danh là “mỏ vàng” của làn sóng Hallyu, đang trải qua những tín hiệu không mấy khả quan về doanh số album. Tuy nhiên, giới chuyên môn cho rằng đây chỉ là bước chuyển mình tất yếu khi thói quen tiêu dùng thay đổi, và đặc biệt, sự trở lại đầy đủ của BTS trong năm 2025 có thể trở thành cú hích lớn đưa K-pop bước vào chu kỳ tăng trưởng mới.
Tổng số nhiệm vụ cần phân định trong lĩnh vực y tế lần này là 35 nhiệm vụ. Ảnh: VGP
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực y tế
(Ngày Nay) - Việc giao quyền sâu rộng cho địa phương không phải là sự buông lỏng quản lý, mà là thiết lập lại trật tự phân công, để các cấp có điều kiện thực hiện đầy đủ vai trò, nhiệm vụ của mình, từ đó phục vụ người dân tốt hơn, kịp thời hơn.
Phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương hai cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN.
Tăng tính tự chủ, sáng tạo của địa phương trong quản lý giáo dục - đào tạo
(Ngày Nay) - Chính phủ đã ban hành Nghị định số 142/2025/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương hai cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Nghị định số 143/2025/NĐ-CP quy định phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Khách tham quan triển lãm “Ngôn ngữ nghệ thuật Điềm Phùng Thị - sự tiếp biến và sáng tạo”.
Triển lãm Ngôn ngữ nghệ thuật Điềm Phùng Thị
(Ngày Nay) - Ngày 15/6, Bảo tàng Mỹ thuật Huế tổ chức khai mạc Triển lãm và trình diễn áo dài với chủ đề "Ngôn ngữ nghệ thuật Điềm Phùng Thị - sự tiếp biến và sáng tạo", nhân kỷ niệm 105 năm Ngày sinh của bà (1920-2025).
Tiết mục văn nghệ do các nghệ sỹ Việt Nam trình diễn.
Văn hóa - nghệ thuật kết nối tình hữu nghị giữa nhân dân TP HCM và bạn bè quốc tế
(Ngày Nay) - Ngày 15/6, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Thành phố Hồ Chí Minh (HUFO) tổ chức chương trình giao lưu văn nghệ “Giao lưu hữu nghị năm 2025”, nhằm tăng cường sự hiểu biết và mối quan hệ hữu nghị, hợp tác, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa - văn nghệ giữa nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và nhân dân các nước đang sinh sống, học tập và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh.