Nhìn lại giá trị văn hóa của Sông Hồng trước siêu dự án nghìn tỷ

Siêu dự án nghìn tỷ trên Sông Hồng đang vấp phải nhiều ý kiến của dư luận và các chuyên gia. Nhiều chuyên gia cho rằng, Sông Hồng có giá trị rất to lớn, các nhà đầu tư cần xem xét lại.
Nhìn lại giá trị văn hóa của Sông Hồng trước siêu dự án nghìn tỷ

Trong cuộc trao đổi với PV, một số chuyên gia đã chia sẻ như trên trước thông tin về siêu dự án nhiều nghìn tỷ trên sông Hồng mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) vừa trình lên Chính phủ.

"Sông Hồng là long mạch của đất nước"

Tiến sĩ Đào Trọng Tứ - Phó Chủ tịch Hội Tưới tiêu Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Phát triển bền vững Tài nguyên Nước và Thích nghi Biến đổi Khí hậu (CEWAREC) cho rằng, dự án này không chỉ tác động đến môi trường, ảnh hưởng cuộc sống người dân mà còn động đến long mạch, huyết mạch của đất nước.

"Quá nhiều dự án thủy điện đã phải dừng lại rồi, đây không chỉ là một dòng sông lớn nó còn là dòng sông huyết mạch, long mạch của đất nước.... nếu động đến thì có nhiều mặt ảnh hưởng lắm" - TS Tứ chia sẻ.

Nhìn lại giá trị văn hóa của Sông Hồng trước siêu dự án nghìn tỷ ảnh 1

Siêu dự án sông Hồng bị đánh giá tác động ảnh hưởng đến môi trường - (Ảnh: Internet).

Cũng theo TS Tứ sông Hồng không đơn thuần chứa giá trị về môi trường, nông nghiệp mà còn là giá trị văn hóa hình thành nên cả 1 nền văn hóa.

Theo TS Tứ, việc nói rằng làm dự án như vậy mà không ảnh hưởng đến môi trường, đến đời sống người dân thì là điều không có lý.

"Người ta có nhiều lý lẽ lắm nhưng tôi nhìn đi nhìn lại thấy rằng cái được có lẽ quá nhỏ so với ảnh hưởng môi trường, cuộc sống nhân dân" - ông Tứ nói.

TS Tứ cho rằng phía thượng nguồn của dòng sông đã bị phía Trung Quốc xây dựng nhiều thủy điện. Nếu Việt Nam tiếp tục xây dựng các dự án thủy điện trên sông Hồng chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến dòng chảy ở phía hạ du.

Theo ông Tứ, tài nguyên nước đứng trước thách thức lớn do ảnh hưởng từ phát triển thủy điện. Việt Nam có hai hệ thống sông lớn là sông Cửu Long và sông Hồng.

Sông Cửu Long đang gặp khó khăn về nguồn nước do ảnh hưởng từ các thủy điện trên sông Mekong và lâu nay có nhiều ý kiến phản đối mạnh mẽ đối với các thủy điện của các nước ở thượng nguồn.

"Đó là bài học lớn để cân nhắc xây dựng thủy điện trên sông Hồng. Nếu xây dựng thủy điện sẽ băm nát dòng sông” - ông Tứ cảnh báo.

"Có dòng sông lớn chảy thông thoáng ấy mà lại chặn thì chắc chắn ảnh hưởng đến sức khỏe người dân", TS Tứ nói và cho rằng dự án này khó có thể triển khai được.

"Đừng vì lợi ích trước mắt của doanh nghiệp mà ảnh hưởng nhân dân"

Đó là những lời đau đáu của một chuyên gia văn hóa, lịch sử khi bàn về siêu dự án thủy điện trên sông Hồng trong cuộc trao đổi với PV Người đưa tin chiều 6/5.

Vị chuyên gia nhấn mạnh: "Sông Hồng là dòng sông lớn mang giá trị lịch sử hình thành nên căn cốt, cái nôi của nền văn minh sông Hồng, cội nguồn của ta".

"Tôi không biết cơ sở nào mà Bộ KH&ĐT lại đưa ra dự án này. Tôi cho rằng đây là 1 dự án không phải lớn nhưng khi động vào sông Hồng thì thành lớn nên cần có sự cẩn trọng nhất định" - vị chuyên gia chia sẻ.

Cũng theo vị chuyên gia, chúng ta đã có quá nhiều bài học kinh nghiệm về các dự án thủy điện và 1 số dự án, công trình khác vì vậy cần nghiên cứu kỹ tác động.

"Đừng chỉ biết khai thác lợi ích kinh tế trước mắt cho doanh nghiệp mà không có đầu tư nghiên cứu, đánh giá những tác động về môi trường. Môi trường ở đây không chỉ là môi trường sinh thái mà còn là môi trường văn hóa" - vị chuyên gia chia sẻ.

Chuyên gia này cũng cho rằng sông Hồng có rất nhiều năng lượng nhưng để khai thác được thì cần sự đầu tư, nghiên cứu. "Tôi cho rằng đây là đề xuất vội vàng" - vị chuyên gia kết luận.

Như đã biết, Bộ KH&ĐT vừa đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét thông qua đề xuất đầu tư dự án giao thông thủy xuyên Á trên sông Hồng kết hợp với Thủy điện theo hình thức BOO (xây dựng - sở hữu - vận hành) của công ty thuộc Tập đoàn kinh tế Xuân Thành (Ninh Bình).

Siêu dự án có vốn đầu tư dự kiến là 24.510 tỷ đồng (trong đó, 30% tổng mức đầu tư do nhà đầu tư góp; phần còn lại huy động vốn vay thương mại) do Công ty TNHH Xuân Thiện thuộc Tập đoàn kinh tế Xuân Thành đề xuất.

Dự án có mục tiêu kép là nâng cấp tuyến vận tải đường thủy dọc sông Hồng trên cơ sở kết nối 2 tuyến vận tải thủy lớn là Hải Phòng - Việt Trì và Hà Nội - Lạch Giang; đồng thời cung cấp lượng điện năng lên tới 0,91 tỷ kWh/năm.

Chủ đầu tư dự kiến sẽ xây dựng 6 đập dâng nước và âu tàu, nạo vét hơn 288 km luồng sông Hồng đoạn từ Việt Trì lên Lào Cai đạt tiêu chuẩn sông cấp 3; kết hợp xây dựng 6 nhà máy thủy điện nhỏ (cấp 2), kiểu tuabin trục ngang cột nước thấp với tổng công suất thiết kế khoảng 228 MW; xây dựng 7 cảng dọc tuyến từ Hà Nội lên tới Lào Cai.

Với nguồn thu chính là phí luồng tuyến (đoạn Việt Trì - Yên Bái thu 10.000 - 15.000 đồng/tấn; đoạn Yên Bái thu 40.000 - 45.000 đồng/tấn); giá bán điện khởi đầu là 1.900 đồng/kWh và có lộ trình tăng giá lên tới 3.560 đồng/kWh)… nhà đầu tư kỳ vọng hoàn vốn dự án trong vòng 25 năm.

Dự án giao thông thủy xuyên Á trên sông Hồng (đoạn Việt Trì - Lào Cai) kết hợp với thủy điện thuộc địa phận các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, TP Hà Nội. Dự án thuộc công trình đường thủy cấp III, quy mô đầu tư luồng tàu kỹ thuật cấp III, đội tàu vận tải tự hành 400 tấn, sà lan 600 tấn; 5 cảng hàng hóa.

Đây là công trình đầu mối giao thông - thủy điện - thủy lợi, với 3 công trình Mậu A, Lâm Giang, Bảo Châu gồm đập dâng nước (đập trụ đỡ bê tông cót thép có cửa van thoát lũ); âu tầu bê tông cốt thép 1 cấp, 1 - 2 tuyến, cửa âu 2 cánh chữ nhân; Nhà máy thủy điện lòng sông (công suất 36 MW - 155 triệu kWh).

Để thực hiện dự án này, chủ đầu tư là công ty Xuân Thành đã xin hàng loạt ưu đãi như hỗ trợ giá bán điện; có lộ trình tăng giá điện để hỗ trợ bù giá thu phí vận tải thủy; miễn thuế sử dụng đất, thuế tài nguyên nước, thuế dịch vụ môi trường rừng, thuế thu nhập doanh nghiệp đến khi hoàn vốn… Ngoài ra, việc thu phí với phương tiện được thay đổi 3 năm/lần.

Đề cập đến siêu dự án 1 tỷ USD, tại phiên họp báo Chính phủ diễn ra chiều 5/5, ông Nguyễn Xuân Tự - Vụ trưởng Vụ Giám sát và Thẩm định Đầu tư, Bộ KH&ĐT cho biết, dự án này mới ở bước sơ khai, dưới dạng đề xuất, thí điểm ban đầu.

Theo đại diện Bộ KH&ĐT, nhận thức được tầm ảnh hưởng về môi trường cũng như các vấn đề khác của dự án, Bộ KH&ĐT đã xin ý kiến các bộ ngành, địa phương liên quan và "nhận được sự đồng thuận cao của các bộ ngành, địa phương".

Nhất Nam

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).
Tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh: THX/TTXVN
WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ thứ hai
(Ngày Nay) - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố việc cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine LC16m8 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vaccine kịp thời tại các cộng đồng đang bùng phát dịch đậu mùa khỉ.