Những đồng bào lơ ngơ trên phố: Đồng bào ly nông, đi về đâu?

Khi tình trạng ly nông xuất hiện ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thì các đối tượng “lao động di cư” này đối mặt với rất nhiều thách thức. Họ có thể trở thành đối tượng dễ bị lợi dụng.
Những đồng bào lơ ngơ trên phố: Đồng bào ly nông, đi về đâu?

Như thông tin đã gửi đến độc giả trong bài Những đồng bào lơ ngơ trên phố: Chuyện của Chống, Chống chỉ là một trường hợp di cư hiếm được người tốt giúp đỡ. Còn rất nhiều những người dân tộc thiểu số khác chọn con đường ly nông nhưng may mắn lại không "mỉm cười" với họ.

Lao động di cư là một nhóm đối tượng không mới và rất đông ở nước ta. Cho đến hiện tại, những chính sách dành cho nhóm đối tượng này - đặc biệt là với chế độ “hộ khẩu” vốn là đặc sản của Việt Nam, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên - vẫn còn đang gây nhiều tranh cãi.

Nhưng những người ở đồng bằng di cư thì chẳng qua là đến một môi trường sống khác: văn hóa, tập quán, và đặc biệt là ngôn ngữ gần như đồng nhất khi một người Kinh di chuyển giữa các tỉnh. Vốn kiến thức xã hội của họ cũng không quá hụt hẫng khi đi từ nhà quê ra thành phố. Dẫu sao, cũng là những người nói tiếng Việt.

Nhưng khi tình trạng ly nông xuất hiện ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thì các đối tượng “lao động di cư” này đối mặt với rất nhiều thách thức. Ngôn ngữ bập bõm, vốn kiến thức xã hội ít ỏi, họ có thể trở thành đối tượng dễ bị lợi dụng.

Những đồng bào lơ ngơ trên phố: Đồng bào ly nông, đi về đâu? ảnh 1

Từ lâu những đồng bào dân tộc thiểu số vùng biên đã được biết đến là một “lực lượng nguồn” của các nhóm tội phạm hoạt động tại nơi này. Ảnh minh họa

Từ lâu những đồng bào dân tộc thiểu số vùng biên đã được biết đến là một “lực lượng nguồn” của các nhóm tội phạm hoạt động tại nơi này. Buôn ma túy, đào vàng, thổ phỉ… Khi nhu cầu ly hương tăng lên, tỷ lệ người dân tộc thiểu số tham gia vào các hoạt động này dường như vì thế tăng theo: Trong giai đoạn 3 năm từ 2012 đến 2014, số người dân tộc thiểu số phạm tội mua bán, vận chuyển và tàng trữ chất ma túy chiếm tới 16,8% tổng số bị can phạm tội ma túy, tăng 43,7% so với những năm trước đó.

Những “cơ hội việc làm” mà đồng bào dân tộc thiểu số được mời gọi khi bước chân ra khỏi bản hoàn toàn có thể là việc sẽ bị bán sang bên kia biên giới. Trong những năm qua, tình hình buôn bán người qua biên giới Trung Quốc ở các tỉnh miền núi phía Bắc vẫn đang diễn biến phức tạp và không có dấu hiệu suy giảm.

Sẽ ít người quên được câu chuyện của Vừ Già Pó. Đó là một người Mông ở xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Năm 2012, Vừ Già Pó được một người đàn ông cùng họ “ưu tiên” giới thiệu sang Trung Quốc làm việc mới mức lương hấp dẫn - lên tới 200 nghìn đồng/ngày. Ở nơi đó, Pó bị nhốt như một tù nhân, phải lao động cực nhọc, phá rừng, vác gỗ, mà không được trả lương như hứa hẹn. Những cai thầu Trung Quốc còn đánh đập người lao động Việt Nam rất dã man. Cuối cùng, Pó phải bỏ trốn.

Cuộc ly hương tưởng chừng như chỉ từ Việt Nam sang Trung Quốc của Vừ Già Pó cuối cùng cũng đã kéo dài tới… 12 nước. Chàng trai người Mông trong cuộc trốn chạy đã đi mải miết vượt qua cả dãy Himalaya. Cứ đi theo hướng mặt trời lặn, uống nước vũng, vặt hoa ăn quả, cuối cùng Pó bị giữ lại trên đất Pakistan, và chỉ được truyền thông Việt Nam phát hiện nhờ một sự vô tình.

Hãy quay trở lại với Lý A Chống - chàng trai 23 tuổi người Mông đứng ở bến xe Mỹ Đình. Hành trình đi từ Mù Căng Chải xuống Hà Nội của Chống có thể kéo dài vô tận như Vừ Già Pó: Cậu hoàn toàn không biết mình đang đứng ở đâu ngoài “bên cạnh một chiếc xe màu vàng” và không một đồng dính túi.

Chống đã ở Hà Nội được nửa năm – nhưng cậu vẫn không biết một con đường nào ở thành phố này. Xe khách dừng ngay ở trước cổng trạm trộn bê tông mà Chống đang làm việc. Vợ xuống thăm, không biết vì lý do gì nhà xe lại trả khách về Mỹ Đình. Thế là được một phen loay hoay. Hai vợ chồng bị “chặt chém” 40 nghìn đồng cho quãng đường 6 km còn lại, cứ tiếc mãi.

Những đồng bào lơ ngơ trên phố: Đồng bào ly nông, đi về đâu? ảnh 2

Những người không may mắn hơn thì có thể kết thúc ở đâu đó bên kia biên giới, trong những nhà chứa, những trại lao động khổ sai như một món hàng. (Ảnh minh họa)

Đến bất kỳ một vùng đồng bào dân tộc thiểu số nào hôm nay, bạn cũng sẽ nghe được những câu chuyện ly hương. Nông nghiệp đang không nuôi sống được họ: Khí hậu ngày một trở lên khắc nghiệt, không có khả năng ứng dụng công nghệ mới vào nông nghiệp để tăng năng suất (làm sao đồng bào làm được điều đó khi mà nông dân ở đồng bằng còn đang chưa làm nổi?). Cho dù nhu cầu của đồng bào chỉ dừng lại ở nồi cơm trắng với hũ rau cải muối, thì ruộng bậc thang giờ cũng không nuôi nổi họ nữa. Những mùa Đông khiến trâu bò chết, nương thảo quả cũng chết trắng, đẩy họ rời bản đi kiếm ăn.

Những người “may mắn” nhất thì tìm được cơ hội ở một tỉnh lỵ gần đó, như là một đồng bào người Mông ở Sapa, bây giờ vạ vật ở khắp các góc phố của thị trấn du lịch này, hành ghề ăn xin hay lùa trẻ con đi chân đất tím tái ra đeo bám khách du lịch bán đồ lưu niệm.

Những người không may mắn hơn thì có thể kết thúc ở đâu đó bên kia biên giới, trong những nhà chứa, những trại lao động khổ sai như một món hàng. Hoặc trở thành tội phạm mà thậm chí còn không hiểu được rằng mình đã làm sai điều gì. Những bị cáo người Mông ra tòa nhận án tử hình vì ma túy, có khi không nói được câu bào chữa bằng tiếng Kinh.

Ở một công trường nào đó tại một tỉnh phía Bắc, bạn có thể bắt gặp một lao động người dân tộc thiểu số. Họ có thể nói được chút tiếng Kinh. Nhưng đừng hỏi họ một câu thừa, rằng họ có hợp đồng lao động hay không. Vì bạn có thể thất vọng.

Đức Hoàng

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.