Những kỷ lục thú vị về các trường đại học tại Trung Quốc

Hiện nay, du học Trung Quốc đang là lựa chọn hàng đầu của rất nhiều sinh viên trên thế giới, đặc biệt là sinh viên Việt Nam. Hãy cùng điểm danh một vài kỷ lục thú vị về các trường đại học tại cường quốc này nhé!
Những kỷ lục thú vị về các trường đại học tại Trung Quốc

1. Trường đại học "cao" nhất: Đại học Tây Tạng

Những kỷ lục thú vị về các trường đại học tại Trung Quốc - anh 1

Đại học Tây Tạng (Tibet University) cao 3019 m so với mực nước biển, là trường đại học cao nhất Trung Quốc, cũng là trường đại học cao nhất trên thế giới.

2. Trường đại học rộng nhất: Đại học Hàng không không quân Trung Quốc

Đại học Hàng không không quân Trung Quốc là trường đại học quân sự duy nhất của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc.

Những kỷ lục thú vị về các trường đại học tại Trung Quốc - anh 2

Diện tích trường lên đến 19 triệu m2, rộng nhất tại Trung Quốc.

3. Trường đại học Đông “dân” nhất: Đại học Chiết Giang

Trường Đại học Chiết Giang (Zhejiang University) nằm ở thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, miền đông nam Trung Quốc, là một trong những trường mang tính nghiên cứu và tổng hợp quy mô lớn nhất và đầy đủ các môn học nhất tại Trung Quốc hiện nay.

Những kỷ lục thú vị về các trường đại học tại Trung Quốc - anh 3

Năm 2010, trường có đến 63 779 sinh viên, nhiều nhất trong cả nước.

Năm 2011, Đại học Chiết Giang còn vinh dự được bình chọn là trường đại học có sức ảnh hưởng tổng hợp lớn nhất Trung Quốc.

4. Trường đại học có nhiều lưu học sinh nhất: Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh

Những kỷ lục thú vị về các trường đại học tại Trung Quốc - anh 4

Theo số liệu năm 2012, trường Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh (Beijing Language and Culture University) có hơn 7400 lưu học sinh, cao nhất trong cả nước.

5. Trường đại học mất cân bằng giới tính nhất: Đại học Ngoại ngữ Đại Liên và Học viện Hải quân Đại Liên

Những kỷ lục thú vị về các trường đại học tại Trung Quốc - anh 5

Theo số liệu từ năm 2000 – 2010, tỷ lệ nam nữ ở Đại học Ngoại ngữ Đại Liên (Dalian University of Foreign Languages) là 1 nam: 22,5 nữ.

Nằm trong bảng xếp hạng này còn có Học viện Hải quân Đại Liên (Dalian Naval Academy) với tỷ lệ 99,5 nam: 1 nữ (2005 – 2010)

6. Trường đại học đẹp nhất: Đại học Thanh Hoa

Trường Đại học Thanh Hoa (Tsinghua University) ở Bắc Kinh, là một trường đại học công lập mang tính nghiên cứu và tổng hợp nổi tiếng nhất Trung Quốc với ngành khoa học tự nhiên và kỹ thuật, là một trong những cơ sở bồi dưỡng nhân tài bậc cao quan trọng nhất Trung Quốc hiện nay.

Nhiều nhà lãnh đạo của Trung Quốc đều tốt nghiệp từ ngôi trường này, như Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào, Phó Chủ tịch nước Tập Cận Bình, nguyên Thủ tướng Chu Dung Cơ, Chủ tịch Quốc hội Ngô Bang Quốc, ...

Trường nhiều năm liên tục được bình chọn là trường đại học đẹp nhất Trung Quốc

Những kỷ lục thú vị về các trường đại học tại Trung Quốc - anh 6

Năm 2011, trường Đại học Thanh Hoa lọt vào top 14 trường đại học đẹp nhất thế giới do Tạp chí Forbes bình chọn.

Năm 2010 – 2011, trường còn lọt vào bảng xếp hạng 35 trường đại học tốt nhất thế giới do Tạp chí The Times Higher Education Supplement bình chọn.

7. Trường đại học có học phí đắt nhất: Học viện sân khấu Trung ương

Những kỷ lục thú vị về các trường đại học tại Trung Quốc - anh 7

Học phí tại Học viện Sân khấu Trung ương (The Central Academy Of Drama) lên đến 139 655 NDT/ kỳ (khoảng 461 triệu VNĐ), đắt nhất cả nước.

8. Trường đại học lâu đời nhất: Đại học Thiên Tân

Những kỷ lục thú vị về các trường đại học tại Trung Quốc - anh 8

Đại học Thiên Tân (Tianjin University), tiền thân là Đại học Bắc Dương, được xây dựng từ năm 1895, là trường đại học đầu tiên của Trung Quốc.

9. Trường kinh tế đầu tiên: Học viện Tài chính Đông Bắc

Những kỷ lục thú vị về các trường đại học tại Trung Quốc - anh 9

Học viện Tài chính Đông Bắc (Dongbei University of Finance and Economics) được thành lập năm 1952, là trường đại học kinh tế đầu tiên của Trung Quốc.

10. Trường đại học Hoa kiều đầu tiên: Đại học Hạ Môn

Đại học Hạ Môn (Xiamen University) do ông Trần Gia Canh, lãnh tụ Hoa kiều nổi tiếng thành lập vào năm 1921, là trường đại học đầu tiên do Hoa kiều thành lập trong lịch sử cận đại Trung Quốc.

Những kỷ lục thú vị về các trường đại học tại Trung Quốc - anh 10

Đại học Hạ Môn là một trong số ít trường đại học được xây dựng gần bờ biển, còn được bình chọn là một trong những trường đại học đẹp nhất Trung Quốc.

11. Trường đại học nhiều "mỹ nữ" nhất: Học viện Điện ảnh Bắc Kinh

Nói đến các kiều nữ trong giới sinh viên không thể không nói đến Học viện Điện ảnh Bắc Kinh (Beijing Film Academy). Bởi ngôi trường này tập trung nhiều "mỹ nữ" nhất trong cả nước.

Những kỷ lục thú vị về các trường đại học tại Trung Quốc - anh 11

Hứa Tịnh, Triệu Vy, Huỳnh Thánh Y đều là các sư tỷ muội tại Học viện Điện ảnh Bắc Kinh

Trường được nhận định là cái nôi của nền điện ảnh Trung Quốc. Bởi nơi đây đã đào tạo, bồi dưỡng không biết bao nhiêu lớp diễn viên cho nền điện ảnh nước nhà.

Những kỷ lục thú vị về các trường đại học tại Trung Quốc - anh 12

Nhiều diễn viên điện ảnh nổi tiếng như Tưởng Văn Lệ, Hứa Tịnh, Viên Lập, Triệu Vy... hay nữ diễn viên được vinh dự có mặt trong danh sách “Tứ tiểu hoa đán” Huỳnh Thánh Y đều là các “sư tỷ, sư muội” tại Học viện Điện ảnh Bắc Kinh.

12. Trường đại học tốt nhất: Đại học Bắc Kinh

Đại học Bắc Kinh (Peking University) được thành lập vào năm 1898, là trường đại học công lập mang tính tổng hợp nổi tiếng toàn quốc bởi trình độ giảng dạy ngành khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và trình độ nghiên cứu. Trường cũng là một trong những trường đại học lâu đời nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Những kỷ lục thú vị về các trường đại học tại Trung Quốc - anh 13

Liên tục trong 4 năm (2008 – 2011), trường vinh dự được bình chọn là trường đại học tốt nhất Trung Quốc.

Năm 2011 – 2012, trường còn lọt vào top 49 trường đại học tốt nhất thế giới do tạp chí The Times Higher Education Supplement bình chọn.

Xem thêm:

- Chọn trường ĐH nào ở Trung Quốc để theo học ngành Kiến trúc?

- Du học Trung Quốc: HSK 4 có cơ hội được học bổng toàn phần?

Tuấn Minh (t/h)

Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
(Ngày Nay) -  Hà Nội có 4 mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông rõ rệt. Cùng với sự thay đổi của thời tiết, mỗi mùa, Hà Nội lại có vẻ đẹp rất riêng khi khoác lên mình chiếc áo mới, được tô điểm bởi sắc màu của một loài hoa chủ đạo. Yêu tha thiết Hà Nội, mê mẩn với những loài hoa, họa sỹ Nguyễn Quang Vinh đã dành nhiều tâm sức để đưa 12 loài hoa đặc trưng cho 12 tháng trong năm vào bộ tem bưu chính “Hà Nội 12 mùa hoa”.
Hồ ấp trứng rùa tại Trạm Kiểm lâm Hòn Bảy Cạnh-Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo. Ảnh: Huỳnh Sơn-TTXVN
Côn Đảo vào mùa sinh sản của rùa biển
(Ngày Nay) -  Bình quân mỗi năm gần đây, Vườn Quốc gia Côn Đảo cứu hộ trên 1.500 tổ trứng rùa biển, tiến hành ấp nở nhân tạo và thả trên 150.000 cá thể rùa con về biển.
Ảnh minh họa
Nhiều trẻ nhỏ, người già được “giải cứu” khỏi nắng nóng trên cao tốc Pháp Vân
(Ngày Nay) -  Sáng 28/4, trên nhiều trang mạng xã hội xuất hiện thông tin về một chiếc xe 16 chỗ bị đột ngột hỏng trên cao tốc Pháp Vân (cách Hà Nội khoảng 90 km về phía tỉnh Nghệ An). Chủ Facebook Nghĩa Đào viết: “Nghỉ lễ thuê xe về quê. Số nhọ hỏng xe cách Hà Nội 90km. Cả nhà đứng đường suốt 3 tiếng từ 6h30 đến 9h30. Gọi điện cho công ty thuê xe báo điều xe khác từ Hà Nội lên. Càng chờ càng mất hút...".
Ảnh minh họa
Xây dựng Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch biển đảo tầm cỡ quốc tế
(Ngày Nay) -  Ngày 27/4, Văn phòng Chính phủ phát đi Thông báo số 189/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tổng kết Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 5/10/2004 về Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Tuyến phố đi bộ Bãi Cháy thu hút đông đảo người dân và du khách trong ngày đầu khai trương. Ảnh: Đức Hiếu - TTXVN
Quảng Ninh đưa thêm một tuyến phố đi bộ vào hoạt động
(Ngày Nay) -  Tối 27/4, tại khu phố cổ công viên Đại Dương, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) tuyến phố đi bộ kết hợp ẩm thực Bãi Cháy chính thức được khai trương. Tuyến phố này hoạt động từ 19 giờ đến 24 giờ hàng ngày.