Nỗi ám ảnh 'mật xanh mật vàng' trên những chuyến xe dù ngày Tết

'Ngồi lâu trên xe mà không có chỗ dựa lưng, tôi đành lấy khẩu trang bịt mũi rồi lấy đôi dép chồng lên nhau làm gối để nằm. Chiếc xe cũ với bộ giảm xóc kêu ken két, mỗi khi qua ổ gà là phát ra tiếng...
Nỗi ám ảnh 'mật xanh mật vàng' trên những chuyến xe dù ngày Tết

Để trải nghiệm nỗi vất vả của công nhân, người lao động nghèo từ TPHCM muốn về quê ăn tết, phóng viên Tiền Phong đã leo lên những chiếc xe dù cùng họ trải qua quãng đường hơn 1.000km về Thanh Hóa.

Nỗi ám ảnh 'mật xanh mật vàng' trên những chuyến xe dù ngày Tết ảnh 1

Khách bị cho nằm dưới sàn lối đi của chiếc xe ghế ngồi.

Chạy lòng vòng, rượt đuổi giành khách

20h tối 1/2, tôi đứng tại chân cầu vượt ngã tư Bà Hom, quận Bình Tân, TPHCM, có lẽ do trúng ngày 23 âm lịch nên có khá ít xe khách chạy, vì vậy gần 2 tiếng sau tôi mới đón được chiếc xe khách giường nằm đi Phan Rang.

Ngày thường giá vé chưa đến 200 nghìn đồng nhưng nay đã tăng lên 300 nghìn, tôi thắc mắc thì phụ xe nói ngày tết nên tăng giá 60%.

Chiếc xe chạy chậm theo hướng quốc lộ 1A để đón khách. Cứ thấy có người để valy đồ trên lề đường là tài xế liền đá đèn, bấm còi ra hiệu.

Tuy nhiên, chạy đến ngã ba 621, quận 9, tài xế không cho xe chạy thẳng ra Bắc mà đánh lái quay đầu ngược lại.

Lúc này nhiều hành khách lớn tiếng phản đối nhưng xe vẫn chạy, phụ xe quát lớn bảo chạy quay lại đón vài người khách đặt vé trước.

Một hành khách vừa lên xe không chịu trả tiền vì thấy xe quay đầu và đòi xuống xe để đón xe khác nhưng phụ xe liền đứng dậy quát nạt, chửi tục và không cho xuống.

Đến cầu vượt Sóng Thần, giáp ranh thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương và quận Thủ Đức, TPHCM, tài xế cho xe chạy vòng xuống dưới gầm cầu rồi quay đầu ra Bắc mà không đón được khách nào nữa.

Một lúc sau, chiếc xe khách mang biển số 79B-014… chạy cùng tuyến bám đuôi để bắt khách nên tài xế đạp vượt trước. Hai chiếc xe rượt đuổi như làm xiếc trên đường suốt nhiều tiếng đồng hồ.

Đến khoảng 3h sáng 2/2, hai chiếc xe chạy đến địa bàn tỉnh Bình Thuận thì xe trước (79B-014…) bất ngờ phanh gấp, tấp vào lề mà không bật xi nhan khiến tài xế phía sau đang rượt đuổi cuống cuồng đạp phanh tránh va chạm.

Khi hai chiếc xe dừng hẳn trên đường, tài xế và phụ xe sau liền nhảy xuống, hai bên tranh nhau một số thùng hàng của khách gửi về Khánh Hòa nên xảy ra cãi lộn.

Nghe tiếng cãi nhau lớn, thêm một phụ xe của xe phía sau nhảy xuống thì phụ xe của xe 79B-014… liền rút một thanh tuýp sắt to bằng cổ tay, dài khoảng 60cm từ trên xe xuống kéo lê trên mặt đường để dọa đánh.

Thấy căng thẳng, nhiều hành khách trên xe vội chạy xuống can ngăn, hai bên chửi nhau hơn 10 phút rồi cho xe chạy tiếp.

Do về đêm đường vắng nên tài xế hai xe liên tục thực hiện các màn rượt đuổi, tạt đầu. Hành khách trên xe nhiều phen hú vía, giật mình khi xe phanh gấp, ôm cua với tốc độ cao.
Suốt quãng đường dài từ TPHCM ra đến Ninh Thuận, xe không hề dừng nghỉ chân, đến gần 6h sáng 2/2, cả hai xe về đến thành phố Phan Rang.

Đúng nghĩa “hành xác”

Chiều 3/2, phóng viên Tiền Phong trở lại ngã năm Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận để đón xe ra Bắc. Chỉ trong vòng 15 phút, có cả chục chiếc xe khách từ ghế ngồi đến giường nằm cao cấp tấp vào chèo kéo.

Mặc dù đoạn đường về Thanh Hóa chỉ còn khoảng 2/3 nhưng các xe vẫn mạnh tay “chặt chém” với giá gần 2 triệu đồng một người cho chặng đường Phan Rang - Thanh Hóa.
Khoảng 15h chiều, một chiếc xe ghế ngồi cũ kỹ tấp vào, mặc dù tôi đã lắc đầu từ chối nhưng phụ xe vẫn đứng chèo kéo, giảm giá còn 600 nghìn đồng và khẳng định lên xe có ghế ngồi tử tế.

Thấy tôi lưỡng lự, phụ xe liền xách valy của tôi lên xe. Vừa bước lên xe là mùi khó chịu từ khói thuốc lá, mùi giày tất pha trộn với mùi nôn ói của những người trên xe khiến tôi suýt ói tại chỗ.

Khách vừa lên xe, tài xế đóng sập cửa, tôi tìm mãi cũng không còn một ghế nào trống nên quay lại hỏi thì phụ xe đáp “Ngồi xuống sàn đi, lát có người xuống sẽ có ghế”.

Sau đó phụ xe lục trên giá để đồ lấy hai tấm bìa các-tông đưa cho tôi bảo trải ra mà nằm.

Hai tấm bìa được trải dưới sàn lối đi của chiếc xe vừa nằm xuống tôi phải bật dậy vì hai bên là hai hàng ghế với những đôi chân đi tất ngồi lâu trên xe mà không có “lối thoát” bốc mùi kinh tởm.

Nhưng ngồi lâu trên xe mà không có chỗ dựa lưng, tôi đành lấy khẩu trang bịt mũi rồi lấy đôi dép chồng lên nhau làm gối để nằm.

Chiếc xe cũ với bộ giảm xóc kêu ken két, mỗi khi qua ổ gà là phát ra tiếng động lớn, đầu tôi liên tục bị nhấc lên rồi giáng xuống nền.

Nỗi ám ảnh 'mật xanh mật vàng' trên những chuyến xe dù ngày Tết ảnh 2

Chiếc xe ghế ngồi chở phóng viên (X)

Trải qua một ngày dài trên xe nên nhìn ai cũng bơ phờ, xơ xác, đầu bù tóc rối. Cô gái ngoài 20 tuổi ngồi ở ghế ngay trên đầu tôi cứ dăm phút lại chộp lấy bịch bóng để ói.

Mỗi lần như thế tôi lại thót tim vì nhỡ nếu cô không kịp lấy bịch thì không biết có phun vào mặt mình không. Cô gái này tên Trang, công nhân tại khu chế xuất Linh Trung, quận Thủ Đức, TPHCM.
Trang cho biết chiếc xe này xuất phát từ 7h30 sáng, xe đã dừng ăn cơm một lần nhưng cô nhịn không ăn.

“Sáng giờ em mới ăn một ổ bánh mỳ trước khi lên xe. Đi vừa say xe cơm lại đắt, những 50 nghìn một đĩa mà không ra gì nên em không ăn”, Trang nói.

Thấy bạn mình than mệt, Nhung (làm chung với Trang) nói: “Sáng giờ em mới uống hai chai nước suối, chưa ăn gì vào bụng vì cứ ăn, lên xe là ói ra mật xanh mật vàng”.

Nhung cho biết, bạn mình đón xe từ 11h đêm 2/2, xe chạy từ Bình Dương qua Đồng Nai bắt khách đến 3h sáng nay (3/2) xe mới chạy.

Chiếc xe chở chúng tôi đến tỉnh Khánh Hòa, tài xế tấp vào cây xăng tiếp nhiên liệu, nhiều người đói quá vội xuống mua ổ bánh mỳ giá 10 nghìn đồng với vài miếng thịt mỡ, trứng chiên nguội ngắt lót dạ để tiếp tục cuộc hành trình hành xác thêm một đêm, một ngày để về quê cùng gia đình.

Nhưng ngồi lâu trên xe mà không có chỗ dựa lưng, tôi đành lấy khẩu trang bịt mũi rồi lấy đôi dép chồng lên nhau làm gối để nằm. Chiếc xe cũ với bộ giảm xóc kêu ken két, mỗi khi qua ổ gà là phát ra tiếng động lớn, đầu tôi liên tục bị nhấc lên rồi giáng xuống nền.

Theo Tiền Phong

Bình luận
Phóng sự ảnh: Các màn trình diễn bùng nổ của Anh trai "Say Hi" tại đêm trại FPTU Camp lần thứ 5
Phóng sự ảnh: Các màn trình diễn bùng nổ của Anh trai "Say Hi" tại đêm trại FPTU Camp lần thứ 5
(Ngày Nay) - Chiều ngày 30/3/2025, từ 4 giờ chiều, đêm trại FPTU Camp #5 tại Trường Đại học FPT Hà Nội chính thức khởi động, mang đến những màn trình diễn đầy lửa làm bùng nổ không gian. Phỏng vấn nhanh các bạn sinh viên, được biết từ 9 giờ sáng, đã có hàng ngàn học sinh, sinh viên trên địa bàn Hà Nội có mặt, háo hức tham quan các gian trại và tìm kiếm vị trí gần sân khấu nhất có thể để chiêm ngưỡng thần tượng của mình. 
Em Xinh “Say Hi”: Hành trình tìm kiếm thế hệ nữ idol “Real Aura”
Em Xinh “Say Hi”: Hành trình tìm kiếm thế hệ nữ idol “Real Aura”
(Ngày Nay) - Sau thành công vang dội của Anh Trai “Say Hi”, VieON - Vie Channel, thuộc DatVietVAC Group Holdings với 30 năm sáng tạo, tiếp tục hành trình khai phá tài năng trẻ qua Em Xinh “Say Hi” - chương trình âm nhạc thực tế tìm kiếm thế hệ nữ idol mới của VPOP. Đây là những cô gái sở hữu Real Aura - khí chất tỏa sáng tự nhiên, cháy hết mình trong âm nhạc, không ngừng vượt qua giới hạn và biến hóa trong nghệ thuật, nhưng vẫn giữ vững giá trị cốt lõi của người con gái Việt. 
Học sinh lớp 12 "chạy đua" với kỳ thi đánh giá năng lực
Học sinh lớp 12 "chạy đua" với kỳ thi đánh giá năng lực
(Ngày Nay) - Thời điểm này cùng với ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông, nhiều sĩ tử lớp 12 ở Nghệ An đang nỗ lực ôn tập để chuẩn bị cho các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy. Tuy nhiên, để giành được một suất dự thi kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy đối với các em cũng không hề dễ dàng.
Từ di sản đến thị trường: Bước chuyển mình của âm nhạc Caribe
Từ di sản đến thị trường: Bước chuyển mình của âm nhạc Caribe
(Ngày Nay) - Caribe nổi tiếng với di sản âm nhạc giàu bản sắc và sôi động. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một khoảng cách lớn giữa việc tôn vinh di sản này và khả năng thương mại hóa hiệu quả trong ngành công nghiệp âm nhạc toàn cầu. Nhận ra sự thiếu kết nối này, ông Farley Joseph – với 15 năm kinh nghiệm trong giáo dục âm nhạc – đã khởi xướng một sứ mệnh nhằm thu hẹp khoảng cách đó.
Khám phá di sản văn hóa Sasak 600 năm tuổi ở đảo Lombok
Khám phá di sản văn hóa Sasak 600 năm tuổi ở đảo Lombok
(Ngày Nay) - Nép mình giữa những ngọn đồi xanh mướt trên hòn đảo Lombok xinh đẹp và kỳ bí của đất nước vạn đảo Indonesia, ngôi làng Karang Bayan ở Lingsar, Tây Lombok, tỉnh Tây Nusa Tenggara, vẫn giữ được vẻ tĩnh lặng qua hàng thế kỷ.
Tác động tích cực của việc học bán trú tại Síp
Tác động tích cực của việc học bán trú tại Síp
(Ngày Nay) - Kết quả đánh giá về sáng kiến trường học cả ngày (bán trú) tại cấp trung học cơ sở đa văn hóa ở Síp cho thấy rằng việc kéo dài thời gian học với các hoạt động được thiết kế phù hợp không chỉ cải thiện thành tích học tập mà còn nâng cao phúc lợi của học sinh.