1 Nữ tướng nào sau đây là một trong 5 thành viên của “Tây Sơn ngũ phụng thư”?
icon
Huỳnh Thị Cúc
icon
Bùi Thị Nhạn
icon
Cả 2 người trên
Giải thích Tây Sơn ngũ phụng thư là danh hiệu người đời dùng để nói về 5 người phụ nữ, đồng thời cũng là nữ tướng nổi bật của nhà Tây Sơn, bao gồm Bùi Thị Xuân, Bùi Thị Nhạn, Huỳnh Thị Cúc, Nguyễn Thị Dung, Trần Thị Lan.
2 Trong nhóm Tây Sơn ngũ phụng thư, ai từng đánh hổ cứu chồng?
icon
Bùi Thị Nhạn
icon
Bùi Thị Xuân
icon
C. Trần Thị Lan
Giải thích Trong Tây Sơn ngũ phụng thư thì nữ tướng Bùi Thị Xuân chính là người đã từng có công đánh hổ cứu chồng. Theo sách Võ Nhân Bình Định, trong một lần vào rừng đi săn, Bùi Thị Xuân trông thấy một chàng thanh niên đang đánh nhau với hổ dữ, chàng bị thương, máu chảy đầm đìa, không hề suy nghĩ, cô gái trẻ họ Bùi lập tức xông vào giúp sức chàng thanh niên đánh bại hổ dữ. Sau cuộc chiến sinh tử này, giữa hai người phát sinh tình cảm, về sau trở thành vợ chồng.
3 Chồng của nữ tướng Bùi Thị Xuân là ai?
icon
Võ Văn Dũng
icon
Võ Đình Tú
icon
Trần Quang Diệu
Giải thích Chồng của nữ tướng Bùi Thị Xuân chính là Trần Quang Diệu – một trong thất hổ tướng của nhà Tây Sơn. Trần Quang Diệu quê ở Quảng Nam nhưng về sau gia đình chuyển vào Bình Định sinh sống. Tại đây, ông được võ sư gốc hoa Diệp Đình Tòng nhận làm đệ tử, truyền dạy võ công cho. Sau này, Trần Quang Diệu xuống núi, gia nhập nghĩa quân Tây Sơn, trở thành danh tướng đánh đông dẹp bắc, lập nên rất nhiều chiến công, được phong làm Thái phó. Hai vợ chồng Bùi Thị Xuân – Trần Quang Diệu đã đi suốt hành trình hơn 30 năm của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, cho đến khi cả nhà bị Nguyễn Ánh giết hại năm 1802.
4 Ngoài võ nghệ, nữ tướng Bùi Thị Xuân còn có biệt tài nào sau đây?
icon
Văn thơ
icon
May vá
icon
Thuần voi
Giải thích Ngoài võ công hơn người, nữ tướng Bùi Thị Xuân còn có biệt tài thuần dưỡng voi. Cho đến nay, gò Xuân Hòa – nơi bà thường luyện voi đánh trận ở Bình Định vẫn được biết đến cái tên “gò tập voi”. Nhờ tài thuần dưỡng voi, Bùi Thị Xuân đã xây dựng được đội quân voi chiến lên tới hàng trăm con, bản thân bà trở thành nữ Đô đốc duy nhất của nhà Tây Sơn. Trong thời đi theo nhà Tây Sơn, binh đoàn voi của bà đã lập được rất nhiều chiến công trên chiến trường, khiến quân Nguyễn, quân Xiêm, quân Thanh bao phen kinh hồn bạt vía.
5 Viên tướng nào của đội quân xâm lược Xiêm đã bị Bùi Thị Xuân chém bay đầu?
icon
Chiêu Tăng
icon
Chiêu Sương
icon
Lục Côn
Giải thích Theo lời cầu cứu của Nguyễn Ánh, năm 1785 vua Xiêm cử các viên tướng như Chiêu Tăng, Chiêu Sương, Lục Côn mang 5 vạn quân sang xâm lược nước ta ở miền Tây Nam Bộ. Nghe tin kẻ thù kéo đến, Nguyễn Huệ nhanh chóng dẫn quân vào Nam đánh giặc. Trong trận đánh nổi tiếng ở Rạch Gầm – Xoài Mút vào đêm 19 rạng sáng 20 tháng 1 năm 1785, nữ tướng Bùi Thị Xuân đã chém bay đầu viên tướng Xiêm là Lục Côn. Tương truyền, khi đối mặt với vẻ đẹp kiều diễm cùng đường kiếm đẹp mắt của Bùi nữ tướng, viên tướng Xiêm trong thoáng chốc đã sững sờ, bị bà đoạt thủ cấp.
6 Trong Tây Sơn ngũ phụng thư, ai về sau được phong làm chính cung hoàng hậu của vua Quang Trung?
icon
Trần Thị Lan
icon
Nguyễn Thị Dung
icon
Bùi Thị Nhạn
Giải thích Bùi Thị Nhạn quê ở huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định ngày nay, bà là em gái của Bùi Đắc Tuyên, đồng thời cũng là cô ruột của Bùi Thị Xuân. Giỏi võ nghệ, có tài chỉ huy chiến trận nên đương thời bà được liệt vào nhóm Tây Sơn ngũ phụng thư. Sau khi vợ cả qua đời, Nguyễn Huệ đã cưới Bùi Thị Nhạn làm vợ, sau khi lên ngôi, vua Quang Trung đã phong bà làm Chính cung hoàng hậu. Vua Quang Trung qua đời, con trai bà là Nguyễn Quang Toản lên ngôi vua (Cảnh Thịnh). Khi nhà Tây Sơn sụp đổ năm 1802, để không rơi vào tay quân Nguyễn, bà đã tự sát.
(Ngày Nay) - Sau khi nhiều thành viên đảng Dân chủ gọi ông Elon Musk là "Tổng thống Musk", Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã nói với các nhà hoạt động bảo thủ rằng ông không “nhượng lại chức tổng thống” cho tỷ phú công nghệ này.
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
(Ngày Nay) - Dịp Giáng sinh năm nay và Tết Dương lịch 2025, miền Bắc vẫn duy trì trạng thái trời rét, ngày có nắng; trong khi miền Trung khả năng có mưa lớn; khu vực Nam Bộ ít mưa, ngày trời nắng.
(Ngày Nay) - Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
(Ngày Nay) - Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
(Ngày Nay) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
(Ngày Nay) - Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.