Nước mắt mẹ già bất hạnh bị nghịch tử chém "thừa sống thiếu chết"

Trước ngày xử con trai về tội trộm cắp, bà Gái đã nhờ hàng xóm viết lá đơn tăng án tù cho chính đứa con trai của mình, rồi ký vào “nhờ pháp luật dạy dỗ đứa con hư hỏng, bất hiếu”. Nhưng chính lá đơn đó sau này suýt cướp đi mạng sống của bà.
Nước mắt mẹ già bất hạnh bị nghịch tử chém "thừa sống thiếu chết"
Nước mắt mẹ già bất hạnh bị nghịch tử chém "thừa sống thiếu chết" - anh 1

Bà Hoàng Thị Gái: “Cả đời tôi đã bất hạnh nhưng về già lại thêm khổ vì đứa con bất hiếu”.

Cả cuộc đời sống lam lũ, cực khổ nhưng khi về già, bà Hoàng Thị Gái lại bị chính đứa con trai hành hạ, đánh đập. Khi con bị bắt về tội trộm cắp, bà nhờ người viết đơn rồi ký tên mong các cơ quan pháp luật tăng án tù “giúp cải tạo đứa con hư hỏng, bất hiếu”. Nhưng cũng vì lá đơn này mà bà suýt bị cướp đi mạng sống ngay khi “nghịch tử” vừa được trả tự do.

Chuỗi ngày bất hạnh

Mấy ngày nay, việc Vũ Văn Hồng (SN 1967, ở thôn Tương Chúc, xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì) bị TAND TP Hà Nội tuyên phạt 15 năm tù giam về tội giết người mà bị hại không ai khác chính là mẹ y khiến người dân ở đây xôn xao, bàn tán.

Ngay từ đầu ngõ, hỏi vào nhà bà Hoàng Thị Gái, 78 tuổi, ông chủ quán nước đã vội vã: “Ở đây người ta gọi là bà Sề, hỏi bà Gái không ai biết đâu. Khổ thân, ở cái tuổi xưa nay hiếm mà ngày ngày vẫn phải còng lưng nhặt nhạnh giấy báo, sắt vụn rơi rớt ngoài đường để bán lấy tiền mưu sinh. Có đứa con trai mong cậy nhờ khi tuổi già thì suốt ngày chửi bới, hành hạ, đánh đập”.

Nước mắt mẹ già bất hạnh bị nghịch tử chém "thừa sống thiếu chết" - anh 2

Bị cáo Vũ Văn Hồng đã phải nhận bản án 15 năm tù vì hành vi bất chấp đạo hiếu của mình.

Nhà bà Gái nằm sâu trong ngõ và được xây 3 tầng kiên cố. Gia đình đứa cháu trai (con của Hồng) ở tầng trên, còn tầng 1 là nơi tá túc của bà. Nệm trải dưới nền gạch hoa ở góc phải căn phòng đã ố màu.

“Sống cùng nhà với đứa cháu nhưng tui ăn riêng, ngủ riêng. Nói thật, đói không sợ, rét không sợ nhưng tôi sợ thiếu thốn tình cảm lắm. Đấy, anh xem, hàng ngày tôi cho bơ gạo vào cái nồi gang đó, sang nhà hàng xóm nấu nhờ, về ăn được bao nhiêu thì ăn. Ăn xong tôi đi lên chùa tụng kinh, đi nhặt giấy báo, sắt vụn bán lấy đôi đồng mua gạo. Từ sau khi bị thằng Hồng chém lên đầu suýt chết, sức khỏe của tôi cũng giảm sút lắm rồi”, vừa nói, bà vừa với tay lấy cái khăn lau nước mắt.

Cuộc đời bà Gái là những chuỗi ngày bất hạnh. Bố mẹ mất sớm vì nạn đói, khi lớn lên, bà lấy chồng nhưng hạnh phúc cũng ngắn chẳng tày gang. Khi con vừa được 4 tuổi, chồng bà bỏ đi cùng người khác. Bà Gái ở vậy nuôi Hồng khôn lớn trong cảnh túng thiếu, rồi sau này cưới vợ cho Hồng bà mới yên tâm. Mặc dù lấy được người vợ hiền lành, chịu thương chịu khó nhưng Hồng không bao giờ trân trọng. Suốt ngày Hồng kiếm cớ hành hạ, đánh đập. “Có hôm nó kéo tóc vợ xềnh xệch từ tầng trên xuống tầng dưới rồi đánh đập túi bụi”, bà Gái nhớ lại.

Trước khi cầm dao chém bà Gái “thừa sống, thiếu chết”, Hồng từng bị xử phạt hành chính vì tội gây rối trật tự công cộng và 1 năm tù về tội trộm cắp.

Rượu vào là chửi mẹ, đánh vợ con

Bà Gái kể, Hồng là người cục cằn, hay gây sự nên không được nhiều người trong khu phố ưa nói chuyện. Công việc bao nhiêu năm nay của Hồng là làm nghề rửa xe nên thu nhập chẳng được bao nhiêu. Đã vậy, được đồng nào, Hồng lại nướng vào rượu bia hết.

“Khoảng mười năm trước, không hiểu sao nó đổ đốn nghiện ngập và chìm sâu trong “ma men”. Cứ mỗi lần uống rượu là Hồng về nhà đánh đập vợ con, đập phá đồ đạc và chỉ cần vợ lên tiếng là Hồng nắm tóc rồi đánh túi bụi vào mặt, vào người không thương tiếc rồi đuổi vợ ra khỏi nhà. Con trai Hồng cũng từng bị bố đánh cho thừa sống, thiếu chết. Không chịu được thói vũ phu của chồng, chị vợ chuyển ra ngoài ở, dù vẫn qua lại thăm hỏi và đưa tiền về cho chồng. Còn bà Gái chuyển lên chùa ở tạm một thời gian, nhưng hễ say, đứa con bất hiếu cũng “mò” lên chửi bới mẹ mình. Chỉ trong vòng mấy năm, bà Gái đã phải “di cư” mấy chùa khác nhau.

Suốt ngày rượu bia lại không kiếm được tiền nên Hồng sinh tật trộm cắp. Cách đây 3 năm, vì trộm cắp tài sản của hàng xóm, Hồng bị bắt và TAND huyện Thanh Trì tuyên phạt 12 tháng tù giam. Trước ngày xử, bà Gái đã nhờ hàng xóm viết lá đơn tăng án tù cho chính đứa con trai của mình, rồi ký vào “nhờ pháp luật dạy dỗ đứa con hư hỏng, bất hiếu”. Nhưng chính lá đơn đó sau này suýt cướp đi mạng sống của bà.

Sau khi ra tù, nghĩ việc mình bị đi tù là do mẹ đẻ làm đơn nên Hồng uất ức và nảy sinh ý định giết bà. Buổi tối, sau khi ăn cơm xong, Hồng vào chỗ ngủ của mẹ nằm ở đó. Bị bà Gái mắng, Hồng đã hùng hổ đi lấy dao chém vào cổ mẹ. Nghe tiếng kêu cứu của bà gái, cháu dâu đã vội chạy xuống can thiệp. Bà Gái được điều trị kịp thời, tổn hại sức khỏe là 16%. Vừa qua, Vũ Văn Hồng bị TAND TP Hà Nội tuyên phạt 15 năm tù vì tội “Giết người”.

Ngày tòa xử con trai, bà Gái xin vắng mặt vì “tôi giận nó quá”. Bà nhờ người viết tờ giấy ủy quyền rồi để cho chị Duyên, vợ của Hồng thay mặt bà dự tòa với tư cách là bị hại. “Hôm trước có người hỏi tôi có làm đơn giảm án cho con trai không, tôi bảo cứ chiếu theo pháp luật mà xử. Cả đời tôi chăm sóc con nhưng chưa được nó bưng cho bát cơm, nói lời tử tế với mẹ. Mọi thứ bất hạnh nó dành cho tôi thì giờ ở trong tù nó phải tự ngẫm về mình”, bà Gái lau nước mắt nói.

Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2023.
Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024
(Ngày Nay) - Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024 bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao phong phú, đa dạng, như: Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống thi leo cột chinh phục tình yêu, đánh yến, trình diễn thổi khèn Mông, múa nhảy lửa, múa trống đồng; điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng...
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.
Đèn Maple Leaf của Tiffany Studios. Ảnh: The Lamps of Louis Comfort Tiffany
Họa tiết lá phong: Khi nghệ thuật hòa quyện cùng thiên nhiên trên đèn kính màu Tiffany
(Ngày Nay) - Cuốn hút như những chiếc lá phong mùa thu, đèn Maple Leaf của Tiffany Studios là một kiệt tác nghệ thuật kết hợp tinh tế giữa vẻ đẹp tự nhiên và sự sáng tạo của con người. Từng đường nét, từng sắc thái màu sắc đều được trau chuốt tỉ mỉ, mang đến một bức tranh đầy ấn tượng.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đoàn Minh Huấn khởi trống khai mạc lễ hội.
Ninh Bình: Khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 16/4, tại Khu di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia Đền Thánh Nguyễn (xã Gia Thắng và Gia Tiến, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), UBND huyện Gia Viễn khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024. Đây là lễ hội gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp và truyền thuyết về Thiền sư Nguyễn Minh Không.