Ông bố may mắn sinh con sau 5 năm bị teo tinh hoàn

Do biến chứng bệnh quai bị, anh Thanh (Bắc Giang) không có tinh trùng, bác sĩ phải mò mẫm dưới kinh hiển vi để tìm tinh trùng cho anh.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Gặp gỡ với các cặp vợ chồng hiếm muộn do Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội ngày 18/8, anh Thanh 31 tuổi cho biết vừa đón con gái đầu lòng nặng 3,5 kg. Anh lập gia đình năm 2013 khi 26 tuổi, vợ anh 18 tuổi. Vậy mà mất 5 năm họ mới được lên chức bố mẹ.

Năm 14 tuổi, anh mắc bệnh quai bị sau đó bị teo một bên tinh hoàn. Song anh không hề biết đó là nguyên nhân khiến anh lấy vợ mà mãi không có con. Năm 2016, hai vợ chồng đến Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội khám. Kết quả kiểm tra mẫu tinh dịch cho thấy anh không có tinh trùng. Các bác sĩ tìm mọi cách để tìm kiếm tinh trùng cho anh.

Đầu tiên, bác sĩ chọc hút tinh trùng từ mào tinh nhưng thất bại. Hai lần tìm tinh trùng từ phẫu thuật mô tinh hoàn cũng thất bại. Cuối cùng bác sĩ phẫu thuật mở tinh hoàn, sau đó dùng kính hiển vi chuyên dụng tách các ống sinh tinh để tìm tinh trùng (gọi là kỹ thuật Micro TESE). Kết quả tạo được 14 phôi. Một số phôi lần lượt được đưa vào tử cung người vợ. Sau bao nỗ lực, cuối cùng vợ anh Thanh cũng mang thai. Hai vợ chồng anh hiện còn 8 phôi lưu trữ tại bệnh viện.

Bác sĩ Đinh Hữu Việt, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cho biết, Micro ESE là kỹ thuật phẫu thuật vi phẫu tìm tinh trùng diện rộng, trích tinh trùng hiệu quả và an toàn cho trường hợp vô tinh do teo tinh hoàn. Kết quả thụ tinh trong ống nhiệm từ kỹ thuật này cho kết quả có con tương đương với thụ tinh trong ống nghiệm từ tinh trùng trong tinh dịch. Kỹ thuật đã mở rộng hướng điều trị vô sinh, giúp các cặp vợ chồng bị vô tinh có thể có con của chính mình, điều mà trước đây không thể thực hiện được.

Bác sĩ Nguyễn Bá Hưng, Trưởng Khoa Nam học, Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội cho biết, với kỹ thuật trên bác sĩ mở từng lớp, nhặt từng con tinh trùng sau đó tiêm trực tiếp bào tương noãn để tăng cơ hội có con. Số tinh trùng mà những bệnh nhân như anh Thanh có được là rất hiếm, tìm được 1-2 con đều rất khó khăn.

Kỹ thuật này được áp dụng trên thế giới từ năm 1999. Tỷ lệ tìm thấy tinh trùng cao 55%, tổn thương mô tinh hoàn ít và cũng ít biến chứng. Tỷ lệ có tạo phôi từ tinh trùng micro là 67%.

Theo Vnexpress
TIN LIÊN QUAN
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.