Từ từ hẵng...ĐẺ

[Ngày Nay] - Trẻ con hư không chỉ lỗi tại chúng! Lỗi một phần tại người đẻ ra chúng mãi không chịu thành bố mẹ!
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nhất là những người cưới xong là đẻ. Tôi sợ nhất nhóm người này. Những người lên một kế hoạch cưới hoành tráng nhưng chẳng có kế hoạch nào cho chuyện làm cha, làm mẹ. Tôi sợ là bởi nhiều cô gái mắm môi mắm lợi đẻ con ra chỉ để trói chân chồng hoặc vui lòng ông bà nội. Tôi sợ là bởi nhiều anh chồng coi chuyện làm cho vợ mang bầu chỉ để chứng minh rằng máy móc mình còn ngon lành. Tôi sợ là bởi nhiều người coi chuyện đẻ ra một đứa con như lấy chồng là phải đẻ, lấy vợ là phải đẻ mà chẳng mảy may nghĩ đến việc nuôi đứa trẻ ấy thế nào, dạy đứa trẻ đó ra sao? Vịn vào câu: Trời sinh voi, trời sinh cỏ, mà đẻ! Thậm chí đẻ dày, đẻ nhiều. Thậm chí đẻ mãi không có con trai thì cứ thế đẻ tiếp.

Lại có người viện lý do thời đại này vô sinh nhiều nên đẻ được là phải đẻ ngay. Mà đẻ. Thậm chí nhiều người còn xúi nhau dính bầu rồi hẵng cưới. Rồi lại bảo: Đẻ sau 30 tuổi con sẽ kém thông minh. Thậm chí, ai mà cưới 1 năm- 3 năm vẫn chưa đẻ là bị gán ngay tội: Tịt đẻ! Đẻ con gái đầu lòng xong mà mãi không đẻ đứa thứ 2 sẽ bị gán tội nhà vô phúc. Ai mà chỉ có 1 đứa con là luôn bị coi có vấn đề. Cứ luẩn quẩn loanh quanh điệp khúc: Bao giờ cưới? Bao giờ đẻ? Bao giờ đẻ đứa thứ hai?

Từ từ hẵng đẻ! Từ từ! Hãy đẻ con khi bạn đủ sẵn sàng làm cha mẹ. Về không chỉ kinh tế mà còn cả tinh thần. Kinh tế đủ để nuôi lớn một đứa trẻ mà không phải giật gấu vá vai. Kinh tế đủ để chi phí cho con cái không phải là một gánh nặng khiến bạn muốn tung hê tất thảy. Kinh tế đủ để cho một đứa trẻ mình sinh ra nhận được sự đầy đủ về vật chất. Đừng lãng mạn kiểu có cơm ăn cơm có cháo ăn cháo.

Từ từ hẵng đẻ! Kinh tế có thể gom góp, cày cuốc nhưng tinh thần nếu chưa sẵn sàng, chưa chuẩn bị đầy đủ thì thật đáng sợ. Nhiều người có con rồi mà lòng vẫn vấn vương cuộc đời độc thân. Mà thành giận lây. Cho rằng vì đẻ con ra mà đời mình mất đi tự do, cơ thể mình tan hoang. Có người đặt sự hy sinh của bản thân lớn hơn niềm hạnh phúc của việc có con. Cứ ẩn ức trong lòng rằng vì sinh con mà bụng thành một thúng. Cứ chì chiết rằng vì có con mà không bỏ quách đi được gã chồng vô tích sự. Con cái thành gánh nặng, thành lý do, thành trở ngại để có thể hạnh phúc.

Làm cha, làm mẹ vốn không phải chuyện cứ đẻ con ra là thành cha, thành mẹ! Mà nó cần, rất cần, một tâm thế sẵn sàng cho việc chịu trách nhiệm cả cuộc đời còn lại của mình cho đứa trẻ đó. Là khi lôi trái tim mình ra khỏi ngực, cho nó trong hình hài một đứa trẻ. Thế nên, cứ từ từ hẵng đẻ là thế! Mong là thế! Cưới nhau rồi, hãy cứ dùng thử hôn nhân đôi ba năm đi rồi hẵng đẻ. Để đứa trẻ đó được ra đời với ước muốn nó giống bố từ mẹ, nó giống mẹ từ bố. Để mỗi đứa trẻ ra đời là kết tinh yêu thương chứ đừng là quả đắng chẹn họng. Để đừng phải nói: Lấy chồng lãi nhất đứa con! Để đừng phải thở hắt ra khi nghĩ về năm tháng thanh xuân đã vùi trong bỉm sữa.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?