Đầu tháng 7, chính phủ Mỹ thông báo sẽ bắt đầu triển khai hệ thống tên lửa tầm xa tại Đức từ năm 2026 để chuẩn bị cho đợt triển khai dài hạn hơn, bao gồm SM-6, tên lửa hành trình Tomahawk và một loại vũ khí siêu thanh đang phát triển.
Trong bài phát biểu nhân dịp ngày hải quân Nga tại St Petersburg, ông Putin đã cảnh báo Mỹ rằng về nguy cơ gây ra một cuộc khủng hoảng tên lửa theo kiểu Chiến tranh Lạnh.
Ông Putin khẳng định hệ thống tên lửa với khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân của Nga sẽ chỉ mất 10 phút để bắn đến các mục tiêu.
"Chúng tôi sẽ thực hiện các biện pháp tương tự để triển khai, có tính đến các hành động của Mỹ, các vệ tinh của họ ở châu Âu và các khu vực khác trên thế giới", ông Putin tuyên bố.
Các nhà ngoại giao Nga và Mỹ cho biết quan hệ ngoại giao song phương hiện thậm chí còn tệ hơn cả trong cuộc Khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962.
Ông Putin cho biết Mỹ đang gây căng thẳng và đã chuyển các hệ thống tên lửa Typhon tới Đan Mạch và Philippines, và so sánh các kế hoạch của Mỹ với quyết định của NATO khi triển khai bệ phóng Pershing II ở Tây Âu vào năm 1979.
Pershing II, được thiết kế để mang đầu đạn hạt nhân có sức công phá lớn, đã được triển khai tới Tây Đức vào năm 1983.
Trong thời điểm đó, giới lãnh đạo Liên Xô lo ngại rằng việc triển khai Pershing II là một phần trong kế hoạch tinh vi do Mỹ lãnh đạo nhằm đe dọa Liên Xô bằng cách loại bỏ giới lãnh đạo chính trị và quân sự của nước này.
Vào năm 1983, cơ quan tình báo Liên Xô KGB cho rằng một loạt các động thái của Mỹ bao gồm việc triển khai Pershing II và một cuộc tập trận lớn của NATO là dấu hiệu cho thấy phương Tây sắp tiến hành một cuộc tấn công phủ đầu vào Liên Xô.
"Tình hình này gợi nhớ đến các sự kiện của Chiến tranh Lạnh liên quan đến việc triển khai tên lửa tầm trung Pershing của Mỹ ở Châu Âu", ông Putin nói.