Tác động với Hàn Quốc sau lệnh thiết quân luật ngắn ngủi

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Lệnh thiết quân luật ngắn ngủi nhưng đầy kịch tính của Tổng thống Yoon Suk Yeol đã để lại những hệ lụy sâu sắc về chính trị, kinh tế và uy tín quốc tế của Hàn Quốc.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol.

Ngày 03/12, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol ban bố thiết quân luật và rút lại chỉ vài giờ sau đó đã để lại những hệ lụy sâu sắc về chính trị, kinh tế và uy tín quốc tế của nước này.

Ngay sau tuyên bố được ban hành, 190 trong tổng số 300 nghị sĩ, bao gồm 18 thành viên Đảng Quyền lực nhân dân (PPP), đã bỏ phiếu ngăn chặn, buộc ông Yoon phải huỷ bỏ nhất trí yêu cầu huỷ bỏ thiết quân luật. Bên ngoài tòa nhà Quốc hội, người biểu tình reo hò ăn mừng “Chúng ta đã thắng!”. Dự kiến các cuộc biểu tình sẽ tiếp tục nổ ra, bên cạnh đó, Liên đoàn Lao động Hàn Quốc tuyên bố sẽ đình công cho đến khi ông Yoon từ chức.

Thị trường tài chính cũng bị ảnh hưởng mạnh, chỉ số chứng khoán giảm 2% trong khi đồng won vẫn ổn định quanh mức 1418 won/usd sau khi chạm mức thấp nhất trong hai năm qua. Bộ trưởng Tài chính Choi Sam-mok cam kết bơm thanh khoản không giới hạn để ổn định thị trường.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hoan nghênh việc ông Yoon rút lại quyết định, đồng thời kêu gọi giải quyết bất đồng chính trị trong hoà bình.

Một liên minh các nghị sĩ đối lập cho biết họ sẽ trình dự luật luận tội ông Yoon trong ngày 4/12, dự kiến được bỏ phiếu trong vòng 72 giờ. “Quốc hội cần tập trung đình chỉ ngay lập tức công việc của tổng thống để sớm thông qua dự luật luận tội,” nghị sĩ Hwang Un-ha tuyên bố.

Đảng Dân chủ đối lập chính yêu cầu Tổng thống Yoon từ chức, cáo buộc ông phạm tội phản quốc. “Ngay cả khi thiết quân luật bị hủy bỏ, ông ấy vẫn không thể trốn tránh trách nhiệm. Điều này cho thấy ông không còn đủ năng lực lãnh đạo đất nước,” nghị sĩ Park Chan-dae tuyên bố.

Theo luật Hàn Quốc, Quốc hội có thể luận tội tổng thống nếu hơn hai phần ba nghị sĩ đồng ý. Sau đó, Tòa án Hiến pháp sẽ quyết định với ít nhất sáu trên chín thẩm phán ủng hộ. Nếu bị bãi nhiệm, Thủ tướng Han Duck-soo sẽ tạm quyền cho đến khi bầu cử mới được tổ chức.

Cuộc khủng hoảng lần này là một trong những thách thức lớn nhất đối với nền dân chủ của Hàn Quốc kể từ thập niên 1980.

Các chuyên gia nhận định động thái này có thể đánh dấu một bước ngoặt trong nhiệm kỳ của Tổng thống Yoon. Mason Richey, Giáo sư tại Đại học Ngoại ngữ Hankuk ở Seoul, cho rằng: "Đối với một vị tổng thống tập trung quá nhiều vào danh tiếng quốc tế của Hàn Quốc, điều này khiến Hàn Quốc trông rất bất ổn". Ông cảnh báo rằng sự kiện này sẽ có tác động tiêu cực đến thị trường tài chính, tiền tệ và vị thế ngoại giao của Hàn Quốc.

Báo cáo của Viện Dân chủ thuộc Đại học Gothenburg chỉ ra một xu hướng đáng lo ngại: nền dân chủ tại Hàn Quốc đã thụt lùi kể từ khi Tổng thống Yoon nhậm chức. Những bằng chứng cụ thể cho sự suy giảm này bao gồm việc Hàn Quốc tụt hạng từ vị trí 47 xuống vị trí 62 trong bảng xếp hạng tự do báo chí toàn cầu do Tổ chức Phóng viên không biên giới công bố.

Ông Yoon đã phản ứng lại những lời chỉ trích bằng cách tuyên bố chúng là tin giả, thậm chí còn sử dụng ngôn ngữ gay gắt, tuyên bố các thế lực "ủng hộ Triều Tiên" hoặc "chống nhà nước" đứng sau những lời chỉ trích ông.

Về mặt chính trị nội bộ, tình hình càng trở nên phức tạp hơn. Đảng Quyền lực Nhân dân (PPP) của Tổng thống Yoon đã thất bại nặng nề trong cuộc tổng tuyển cử tháng 4 năm nay, chỉ giành được một phần nhỏ ghế tại Quốc hội. Thậm chí, ngay trong nội bộ đảng, Ông Yoon cũng bắt đầu mất lòng các đồng minh chính trị, điển hình như việc Han Dong-hoon – người bạn tâm giao trước đây và hiện là lãnh đạo đảng Quyền lực Nhân dân – đã kêu gọi ông hủy bỏ lệnh thiết quân luật.

Theo Reuters
Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
(Ngày Nay) - Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 do UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức những ngày qua, đã trở thành tâm điểm trên bình diện văn hóa quốc gia, với chuỗi các hoạt động ấn tượng, nhiều màu sắc, mang đến một cách nhìn, cách tiếp cận mới về lịch sử thông qua ngôn ngữ của thơ văn, âm nhạc và công nghệ.
Bác sĩ Chuyên khoa II Võ Trương Quý, Phó Trưởng Khoa Nội A, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi.
Khu vực phía Nam: Trẻ mắc sởi phải nhập viện tăng mạnh
(Ngày Nay) - Liên tục trong những ngày qua, các bệnh viện tuyến cuối tại Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận nhiều ca trẻ nhập viện do mắc sởi. Bệnh đang lây lan nhanh chóng trong cộng đồng, trong đó nhiều trẻ chưa được tiêm vaccine phòng bệnh hoặc tiêm chưa đủ mũi.
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
(Ngày Nay) - Phát tích từ vùng núi Ba Vì, trấn Sơn Tây xưa, Thủ đô Hà Nội ngày nay, tín ngưỡng thờ Tản Viên Sơn Thánh, vị thánh đứng đầu trong "Tứ bất tử" thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, tinh thần đoàn kết cùng ước vọng chinh phục thiên nhiên ngàn đời của người Việt.
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
(Ngày Nay) - Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong nhng ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.